Biểu tình yêu cầu dân chủ ở Hồng Kông mỏi mòn tìm hồi kết

12/11/14, 16:34 Thế giới

Giáo sư môn luật Trung Quốc tự do là ông Trương Thiên Phàm vào tháng trước (10/2014) đã viết một bài văn thúc giục sinh viên Hồng Kông thu dọn tư trang và rời khỏi các khu phố.

Một người biểu tình đeo khẩu trang bảo vệ đứng ở hàng đầu đối mặt với cảnh sát tại Mong Kok, Hồng Kông, ngày 5/11/2014. (Ảnh: Benjamin Chasteen/ Báo Đại Kỷ Nguyên)

Tiêu đề của bài văn là “Dân chủ khôn ngoan là nên rời đi khi bạn đang thắng thế. Nếu những sinh viên Bắc Kinh năm 1989 có thể rời đi trong những giây phút cuối cùng, sẽ không có cớ để đàn áp bạo lực sau đó”, ông viết.

Theo quan điểm của Trương, các sinh viên đã đạt được mục đích khi xuống đường, bày tỏ quan điểm, và chiếm giữ các con phố trong một tuần v.v.. Việc tiếp tục chiếm đóng sẽ mang lại lại rủi ro, biến hành động đơn thuần này thành “những hành vi bất hợp pháp”, ông cảnh báo.

Tuy nhiên, một tháng sau đó, các sinh viên vẫn ở đó – và không có bất kỳ dấu hiệu nào về việc rời đi. Không ai dám dự đoán kết thúc của chiến dịch này, và cả hai bên dường như đã trở nên bế tắc.

Số lượng người trên phố ít đi, nhưng thời tiết lại lạnh thêm. Những lãnh đạo sinh viên phát ngôn cho chiến dịch đã không còn đưa ra những yêu sách như trước. Điều này cho thấy họ có vẻ như đã vui vẻ chấp nhận những nhượng bộ nhỏ hơn từ chính phủ.

Không có “kết quả tốt”

Người biểu tình đứng ở hàng đầu trong một cuộc đối mặt với cảnh sát tại Mong Kok, Hồng Kông, ngày 5/11/2014. (Ảnh Benjamin Chasteen/Báo Đại Kỷ Nguyên)

Tiêu đề bài viết của Trương Thiên Phàm bằng tiếng Trung là “Kiến hảo tự thu”, nghĩa là “nếu bạn thấy kết quả tốt thì hãy rút lui”.

Một người biểu tình thích đọc sách, nhà thiết kế quảng cáo tại một tạp chí thời trang Jones Tam đọc kỹ bài viết được đưa cho mình và chỉ trích một cách nặng nề rằng, những người biểu tình vẫn chưa thấy được cái gọi là “kết quả tốt”.

“Tôi nghĩ rằng ‘thấy kết quả tốt và rời đi’ là một ý hay, nhưng chính phủ Hồng Kông không cho chúng tôi thấy bất kỳ kết quả tốt nào, nên chúng tôi không biết phải rời đi ra sao”, cô Tam chia sẻ trong khi nhắc lại cụm từ trong bài viết.

Cô đã tới huyện Admiralty, khu vực có các văn phòng chính phủ đang bị chiếm đóng gần như suốt tháng vừa qua, và dành hàng tiếng đồng hồ sau giờ làm việc ở đó để bày tỏ sự ủng hộ của mình.

Chúng tôi đã đối thoại với chính phủ, nhưng không đạt được sự hài lòng thật sự. Cả hai bên chỉ nhắc lại quan điểm của mình – không có sự bàn luận sâu hơn”, cô nói đến cuộc trao đổi được truyền hình công khai ngày 21/10.

Cô nhấn mạnh rằng, chính phủ Hồng Kông đang trong tình thế “khó xử” bởi họ không có thực quyền. “Họ chỉ nghe lệnh từ chính quyền trung ương”.

Bế tắc

Bộ tóc giả đội trên bức hình của ông Tập Cận Bình trong lễ hội Halloween tổ chức ở quận Trung Tâm, Hồng Kông ngày 3/11/2014. Người biểu tình đã sử dụng hình ảnh Tập Cận Bình như một lá chắn — cảnh sát sẽ không dám tháo dỡ nó bởi họ sợ việc làm này sẽ bị ghi hình và sử dụng để chống lại bản thân họ. (Ảnh Benjamin Chasteen/ Báo Đại Kỷ Nguyên)

Bế tắc đơn giản chỉ là: sinh viên yêu cầu “thật sự được phổ thông đầu phiếu”, nghĩa là họ có quyền lựa chọn lãnh đạo từ những ứng cử viên do chính người dân bầu lên, chứ không phải là một nhóm nhỏ những quan chức thân Bắc Kinh như hiện nay.

Họ cũng yêu cầu bãi bỏ cái gọi là “khu vực bầu cử chức năng”, bao gồm các nghiệp đoàn và các nhóm lợi ích kinh tế được phân quyền cho bầu cử các thành viên của Hội đồng lập pháp và đề cử ứng viên cho vị trí trưởng đặc khu.

Cuối cùng dường như chỉ có duy nhất 2 cách để những sinh viên rời bỏ các con phố: một là sử dụng các biện pháp đàn áp vũ lực để buộc họ phải rời đi. Hai là, thay vào đó, đáp ứng những yêu cầu chính của họ – thực hiện các cuộc bầu cử tự do.

Một người biểu tình đeo khẩu trang bảo vệ đứng ở hàng đầu đối mặt với cảnh sát tại Mong Kok, Hồng Kông, ngày 5/11/2014. (Ảnh: Benjamin Chasteen/ Báo Đại Kỷ Nguyên)

“Chính quyền trung ương sẽ không bỏ cuộc. Họ đã tuyên bố điều này rất rõ ràng. Nhưng họ cũng sẽ không sử dụng những phương thức bạo lực để đàn áp chiến dịch. Đây là một tình huống khó xử”, nguyên chủ tịch Liên Đoàn các Đảng Dân chủ Xã hội là Andre To trả lời trong một cuộc phỏng vấn.

“Đây không chỉ là một tình huống khó xử đối với người biểu tình mà còn là đối với chính phủ. Mục đích của hai bên đang mâu thuẫn nhau: nếu bạn nhượng bộ bạn có thể giải quyết bằng những phương thức hòa bình, hoặc bạn có thể dùng những phương thức bạo lực để giải tán đám đông. Tôi thấy khả năng người dân giải tán là không có. Tôi nghĩ tình trạng này sẽ kéo dài hàng tháng trời”, Andre To nhận định.

Những chính trị gia thân chính phủ nói rằng không bao giờ chính quyền Bắc Kinh từ bỏ quyền lực của mình cho những ứng viên có quyền phủ quyết mà họ không ưng thuận về mặt chính trị.

“Không có khả năng các bên có thể đi đến thỏa thuận nhằm xử lý tình huống này một cách hòa bình”, Tằng Ngọc Thành, một nhân vật nổi tiếng ủng hộ chính phủ ôn hòa và là chủ tịch Hội Đồng lập phát trả lời phỏng vấn với tờ Straits Times.

“Chính quyền trung ương sẽ không bỏ cuộc. Họ đã tuyên bố điều này rất rõ ràng. Nhưng họ cũng sẽ không sử dụng những phương thứ bạo lực để đàn áp chiến dịch. Đây là một tình huống khó xử”.

Andre To, nguyên chủ tịch Liên Đoàn các Đảng Dân chủ Xã hội

‘Chúng tôi sẽ trở lại ngay lập tức’

Cảnh sát và người biểu tình đối mặt tại Mong Kok, Hồng Kông, 1 tiếng trước khi cuộc xung đột lớn nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát vào ngày 5/11/2014. (Ảnh: Benjamin Chasteen/ Báo Đại Kỷ Nguyên)

Bosco Wu, 16 tuổi, một học sinh cấp 2 vừa hút thuốc lá vừa trả lời rằng, cậu và những người tham gia biểu tình tại Mong Kok sẽ không rời đi trừ phi họ đạt được sự nhượng bộ từ chính phủ.

“Chúng tôi đã xuống phố cả thập kỷ nay”, cậu nói ám chỉ những cuộc diễu hành và biểu tình đã từng được tổ chức trong khoảng thời gian đó. “Nhưng chính phủ không làm gì cả. Chúng tôi muốn họ phải thay đổi ngay bây giờ – sự thay đổi tuy nhỏ, nhưng chúng tôi cần phải làm một điều gì đó”.

Wu cũng như nhiều người khác, đã điều chỉnh cuộc sống để phù hợp cho việc biểu tình lâu dài. Cậu tình nguyện hỗ trợ tại một lều cung ứng ở MongKok, nhóm làm việc giữa hai khu vực biểu tình, là đổ đầy bình nước và đưa thực phẩm tới cho những người biểu tình.

Nếu như có việc đàn áp bằng bạo lực, cậu thừa nhận rằng, “vâng, chúng tôi sẽ rời đi. Nhưng chúng tôi sẽ trở lại ngay”.

Hàng ngàn người đã giương ô và vẫy điện thoại tại Admiralty, Hồng Kông, ngày 28/10/2014, yêu cầu một chế độ dân chủ hơn. Hiện chưa thể thấy được kết cục nào rõ ràng cho chiến dịch đã kéo dài hơn một tháng nay. (Ảnh Benjamin Chasteen/ Báo Đại Kỷ Nguyên)

Lịch trình cụ thể

Trong khi nhóm sinh viên quyết không chịu nhượng bộ với yêu cầu ban đầu của mình. Song có khả năng, một tỷ lệ đủ lớn người biểu tình có thể chấp nhận lựa chọn thứ hai: một lời hứa hẹn từ chính phủ về lịch trình xây dựng quy trình bầu cử dân chủ hơn.

“Tôi nghĩ có khá nhiều người sẽ không xuống phố nữa nếu chính phủ đưa ra lời hứa chắc chắn và cung cấp một lộ trình cụ thể”, theo Kist Chan, 25 tuổi, người biểu tình có kiến thức sâu sắc về các vấn đề hiến pháp và kiên định đối với chiến dịch. Anh đã tới Mong Kok và ngủ ở đây gần một tháng.

Chấp nhận một lộ trình cụ thể là sự nhượng bộ so với yêu cầu ban đầu. Tuy nhiên các sinh viên đã rút lại những yêu cầu ban đầu, bao gồm việc buộc trưởng đặc khu Lương Chấn Anh phải từ chức và việc bãi bỏ Quyết định ngày 31/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân đặt ra khung tuyển chọn khiến nhiều người dân bất bình.

Những quả táo thối

Hình ảnh ông Tập Cận Bình trên các hàng rào do người biểu tình dựng nên để tránh bị cảnh sát thu dọn, vì nếu có động vào thì nhiều phóng viên sẽ chụp và quay lại được. (Ảnh: Benjamin Chasteen/Epoch Times)

“Anh muốn tôi chọn một quả táo để ăn nhưng lại đưa tôi những quả thối để chọn”, Chan nói, mô tả cảm giác của bản thân về quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “Có những quả táo ngon mà tôi có thể ăn. Tại sao tôi lại phải ăn một quả táo thối?”

“Nếu họ có thể đưa  một kế hoạch cho thấy rằng, cuối cùng rồi họ sẽ để cho chúng tôi có quyền lựa chọn lãnh đạo của mình, thì mọi thứ sẽ ổn. Ngay cả khi nếu họ lừa chúng tôi. Bây giờ họ còn không thèm lừa chúng tôi nữa”, anh nói với ý mỉa mai.

Một khả năng khác, đương nhiên sẽ là ông Tập Cận Bình trực tiếp giải quyết khủng hoảng này.

Một quyết định tối thượng?

Người biểu tình đối mặt với cảnh sát sau vụ đụng độ trước đó tại Hồng Kông, ngày 6/11/2014. (Ảnh: Benjamin Chasteen/ Báo Đại Kỷ Nguyên)

Kết cục như vậy có thể xảy ra sau khi chính phủ Hồng Kông nộp cho chính quyền Bắc Kinh một bản báo cáo khác, phản ánh chính xác sự bức xúc và ý kiến của dư luận, do Trưởng Thư ký Lâm trịnh Nguyệt Nga hứa hẹn sẽ thực hiện.

Trong viễn cảnh lạc quan này, ông Tập Cận Bình và các lãnh đạo cao cấp của đảng có thể sử dụng báo cáo này như một cái cớ để bãi bỏ quyết định ban đầu của Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội do ông Trương Đức Giang, một nhân vật được cho là đồng minh của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính phủ Trung Quốc – đối thủ chính trị của ông Tập, đứng đầu.

Dù chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã càn quét và thanh trừng nhiều đối thủ quyền lực bao gồm Chu Vĩnh Khanh, trùm an ninh và Từ Tài Hậu, quan chức quyền lực thứ hai trong quân đội, ông vẫn chưa thể thu gom hoàn toàn quyền lực từ các cơ quan của Đảng và chính phủ.

Những phân tích này đã xuất hiện trên báo chí Hồng Kông và các tờ báo chính trị nước ngoài. Có vẻ như, đây là quan điểm được chấp thuận tại Hồng Kông. Một số đồng minh của Giang Trạch Dân, bao gồm Trương Đức Giang, vẫn có thể tiếp tục những chính sách có hại cho lợi ích của ông Tập. Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh được biết là có liên hệ với mạng lưới chính trị rộng rãi liên quan tới Giang Trạch Dân.

Quan điểm của Tập Cận Bình đối với vấn đề Hồng Kông không cứng rắn như phe cánh của Giang. Thủ tướng Lý Khắc Cường được cho là đã nói lên quan điểm của ông Tập vào tháng trước khi ông phát biểu rằng “người dân Hồng Kông có sự khôn ngoan” để giải quyết cuộc khủng hoảng.

Sau khi bãi bỏ và chỉnh sửa quyết định của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, ông Tập có thể trình bày một cách giải thích khác, không tuyệt đối như trước về việc lựa chọn ứng viên cho vị trí trưởng đặc khu. Sau đó ông có thể sa thải vị trưởng đặc khu đương nhiệm bị ghét bỏ Lương Chấn Anh nhờ những giao dịch kinh doanh mờ ám của Lương bị phơi bày từ đầu tháng 10 – đó sẽ là một dấu hiệu cho những người biểu tình.

Kết quả chắc chắn sẽ vẫn còn một mức độ kiểm soát và quyền phủ quyết của các ứng cử viên Bắc Kinh, nhưng những cử chỉ hòa giải có thể đủ để xoa dịu cuộc khủng hoảng mà không gây đổ máu. Kịch bản này, dù bây giờ có vẻ khá xa, tất nhiên sẽ yêu cầu người biểu tình của Hồng Kông đứng tại nơi họ thuộc về – ngoài trời trên những con đường.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó