Cô Cường ‘Ẩm thực mẹ làm’: Tuổi 32 làm mẹ đơn thân, một mình nuôi con thành người

25/05/21, 16:59 Cuộc sống

Nửa đời người sống cùng làng quê, cô Cường chưa bao giờ mong muốn mình được nổi tiếng, cô chia sẻ rằng cái cô cần là được ở gần con trai, hỗ trợ công việc, đam mê của con; nhìn thấy con trai thành đạt hơn mỗi ngày cô đã vui lắm rồi. 

Cô Cường có quá khứ nhiều vất vả, nhất là khi làm mẹ đơn thân phải chịu nhiều điều tiếng. (Ảnh qua Yan)

Kênh YouTube Ẩm thực mẹ làm ngày càng phát triển mạnh bởi chất mộc mạc, nét chân quê đặc trưng. Bắt đầu được thành lập từ đầu tháng 3/2019, hiện kênh đang sở hữu 934.000 lượt đăng ký theo dõi. Năm vừa qua, kênh còn đại diện Việt Nam thi YouTube FanFest 2020 và mới đây, video gói bánh chưng ngày Tết của kênh còn được Fanpage YouTube “khoe” với toàn thế giới.

Nhận được rất nhiều sự cảm mến của mọi người trong cũng như ngoài nước, kênh ẩm thực của mẹ con cô Cường phát triển vô cùng nhanh và liên tục gặt hái được nhiều thành công. Nhân vật chính trong các video là Cô Cường, người quay và làm các bước hậu kỳ chính là con trai cô, 2 mẹ con cùng nhau tạo nên các video đặc sắc tại quê nhà ở thị trấn Hương Sơn (tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam).

Nội dung video gần gũi, về khung cảnh làng quê, các món ăn quê hương, chàng trai trẻ Đồng Văn Hùng khéo léo thêm thắt chi tiết đàn gà, mấy chú chó nhỏ vô cùng tinh tế. Những câu chuyện xung quanh kênh Ẩm thực mẹ làm đã nhiều lần được anh Hùng nhắc tới nhưng lần này, câu chuyện do chính người mẹ đứng ra kể, là câu chuyện về cuộc đời đầy khó khăn của cô Cường.  

Động lực sống của cô là đứa con trai ngoan ngoãn, có hiếu. (Ảnh qua Phụ nữ và Gia đình)

Biết cô Dương Thị Cường qua những video “triệu view” nổi tiếng trên youtube do con trai sản xuất, nhưng có lẽ ít ai biết về câu chuyện của người phụ nữ mạnh mẽ, cá tính giống như tên của chính mình.

Cô kể ở tuổi quá 30, thời đó trong vùng nông thôn gọi là tuổi ế chồng, chẳng có ai cưới, thường người ta sẽ chọn cách sống một mình cả đời. Năm 32 tuổi, cô có bầu. Khi mới hay tin, mẹ của cô cương quyết phản đối, nhưng rồi nghe cô nói ngọt nhạt rằng bây giờ cô cũng hơn 30 tuổi rồi, sau này nếu mẹ có nằm xuống, cô Cường có người bên cạnh nương thân.

“Tôi có con ở tuổi 32 – tuổi mà thời ấy và ở nông thôn, là tuổi ế chồng, là khi nếu chẳng có ai cưới thì người ta thường chọn cách sống một mình thui thủi cả đời. Tôi cũng chẳng có bóng đàn ông nào xuất hiện thực sự bên đời mình, nhưng tôi có Hùng – có con trai, có niềm hạnh phúc nhất đời của mình đồng hành.  

Ít ai biết về câu chuyện cuộc đời nhiều nốt trầm buồn của cô. (Ảnh qua Webtretho)

Bà ngoại Hùng hồi ấy, biết tôi có chửa cũng phản đối ghê lắm. Thôi thì tôi cũng chỉ biết ngọt nhạt xin với cụ, rằng thôi bây giờ con cũng hơn 30 rồi, con xin mẹ, con chỉ đẻ 1 lần này thôi, sau này mẹ nằm xuống, con có người để nương dựa”, cô Cường chia sẻ.

Do thương con gái, bà nhà cũng đành xuôi, thế rồi anh Hùng ra đời. Ngày sinh con trai, trong túi cô Cường còn đúng 30 nghìn. Cô Cường dùng 10 nghìn thuê bà mụ đỡ, còn 20 nghìn đem đi mua cái còng giò to và bắp cải về để ăn dần bồi bổ có sữa cho con. Sau hết đồ ăn, cô lại đi khắp nơi kiếm rau má, rau bọ mẩy về luộc ăn qua bữa. 

Chọn cuộc sống làm mẹ đơn thân, cô phải đối diện với muôn vàn khó khăn, vất vả. Người dân trong thôn dị nghị bàn tán nhiều lắm, nhưng cô Cường đành im lặng, động lực của cô chính là đứa con trai bé bỏng, ngoan ngoãn đang lớn lên từng ngày.

Cứ thế, cô Cường vừa làm cha, vừa làm mẹ và cũng là một người bạn của con. Năm tháng trôi qua nhanh, cậu bé ngày nào còn đỏ hỏn đã bắt đầu đi học. Hằng ngày, ngoài giờ đi học, Hùng sẽ phụ mẹ một số công việc. “Hai mẹ con thân nhau lắm, có bao chuyện lớn nhỏ Hùng cũng tâm sự với mẹ”, cô Cường hạnh phúc nói.

Học hết lớp 12, cậu con trai quyết định xa nhà tới Bắc Ninh lập nghiệp, mẹ của cô Cường cũng qua đời vì tuổi già. Còn lại một mình cô sớm tối thui thủi ngoài đồng áng, cả căn nhà cũng chỉ còn một mình, ăn cơm cũng một mình. Cô coi lũ chó, đàn gà, bầy lợn làm bạn.  

Một mình cô Cường sớm tối thui thủi ngoài đồng áng, cả căn nhà cũng chỉ còn một mình, ăn cơm cũng một mình. Cô coi lũ chó, đàn gà, bầy lợn làm bạn. (Ảnh qua Webtretho)

Thương mẹ, Hùng đã quyết định về quê sống với mẹ. Nếu có việc ở Hà Nội, anh chạy lên rồi lại chạy về. Từ khi có kênh ”Ẩm Thực Mẹ Làm” với những video về cuộc sống, bữa ăn hàng ngày, cuộc sống hai mẹ con anh Hùng đã bước sang một trang mới.

Cô Cường chia sẻ rằng, cả nửa đời người sống cùng làng quê, cô chưa bao giờ mong muốn mình được nổi tiếng, cái cô cần chỉ là được ở gần con trai, hỗ trợ công việc và đam mê của con. Nhìn thấy con trai thành đạt hơn mỗi ngày, cô vui lắm. 

“Câu chuyện này của tôi mong rằng sẽ truyền cảm hứng và động lực đến nhiều phụ nữ khác, đặc biệt là những người sống ở nông thôn. Luôn vươn lên và kiên trì, sự chăm chỉ của mình sẽ được đền đáp xứng đáng!”, cô Cường tâm sự.  

Đằng sau những video nhẹ nhàng gắn liền với hình ảnh người phụ nữ dân dã, an nhiên là một người mẹ rất can đảm, mạnh mẽ chọn lựa cuộc sống hạnh phúc cho riêng mình.

Những người con tha hương khi nhìn hình ảnh của cô Cường cũng đã nhớ đến cha mẹ cũng hằng ngày thui thủi một mình, nhà cửa vắng bóng các con. (Ảnh qua Webtretho)

Ngay cả trong thời buổi hiện nay, khi xã hội đã có ý nghĩ thoáng hơn, việc kiếm tiền cũng không còn là rào cản quá lớn thì việc làm mẹ đơn thân cũng là một chuyện vô cùng khó khăn mà không phải ai cũng can đảm dám chọn. Bao nỗi vất vả một mình người mẹ phải gánh vác, hàng nghìn nỗi bận tâm khiến người ta thà chịu cô đơn chứ nhất định không muốn có con. 

Còn cô Cường, cô đã quyết định sinh và một mình nuôi con khôn lớn, có lẽ đối với cô đây chính là lựa chọn đúng đắn nhất trong cuộc đời. Dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, chỉ cần nhìn thấy con ngày một khôn lớn cùng nụ cười luôn nở trên môi là mọi sự đều hóa nhẹ nhàng. 

“Ẩm thực mẹ làm” dù nội dung đơn giản nhưng đã đem đến cho người xem cảm giác vô cùng thân thương. Những người con tha hương khi nhìn hình ảnh của cô Cường sẽ nhớ ngay đến hình ảnh của cha mẹ mình ở quê, cũng hằng ngày thui thủi một mình, nhớ về những món ăn gia đình đong đầy tình cảm của người mẹ. 

Đây cũng là động lực để những người con xa quê nôn nao sớm được về nhà, được quây quần trong bữa cơm ngon, được nói với ba mẹ đủ thứ chuyện trên đời. Dù con có thành công hay thất bại, ở nhà còn ba mẹ là còn chốn để về.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi