VN tăng lên 1.551 ca Covid-19; AP cáo buộc TQ tung tin thất thiệt về virus nCoV để phủi trách nhiệm

27/01/21, 09:29 Việt Nam

Hai ca mới mắc Covid-19 vừa được ghi nhận tại TP.HCM đã nâng tổng số ca bệnh tại Việt Nam lên 1.551 ca; hãng tin AP của Mỹ và các chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Úc cáo buộc truyền thông Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch gieo rắc thông tin sai lệch nhằm phủi trách nhiệm của mình về đại dịch.

Phun thuốc khử khuẩn phòng chống đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở Hà Nội. (Ảnh qua TTXVN)

Bộ Y tế trong ngày 26/1 đã công bố thêm 2 ca mới mắc viêm phổi Vũ Hán (Covid-19), đều là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại TP.HCM. Cụ thể:

Bệnh nhân 1.550 (BN 1550): Nữ, 49 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ ở TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 

Bệnh nhân đã từ Mỹ quá cảnh qua Hồng Kông, sau đó nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) ngày 22/1 trên chuyến bay CX799. 

Kết quả xét nghiệm ngày 23/1 tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho thấy bệnh nhân dương tính với virus Vũ Hán. 

Bệnh nhân 1.551 (BN 1551): Nam, 58 tuổi, quốc tịch Mỹ, là chuyên gia, từ Dubai nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất ngày 9/1 trên chuyến bay EK392. 

Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 10/1 âm tính nhưng đến lại dương tính ở lần xét nghiệm thứ 2 (kết quả công bố hôm 24/1)

Hiện cả 2 bệnh nhân đều đang được cách ly, điều trị tại BV dã chiến Củ Chi.

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán tại Việt Nam đã lên tới 1.551 ca. Trong đó có 35 ca đã tử vong.

Đáng lưu ý, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị hiện có 2 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh (Hà Nội). Ngoài ra, một bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng có dấu hiệu nặng lên đã được các chuyên gia đầu ngành hội chẩn điều trị, theo Tuổi Trẻ.

Tính đến tối 26/1, rong số 1.430 ca được điều trị khỏi cả nước vẫn còn 21.994 đang phải cách ly, theo dõi để phòng dịch.

Truyền thông Trung Quốc tung tin thất thiệt về virus nCoV để phủi trách nhiệm?

Nguồn tin ngày 26/1 từ báo Thanh Niên cho biết, truyền thông nhà nước Trung Quốc đang lan truyền thuyết âm mưu cho rằng một phòng thí nghiệm ở Mỹ tạo ra virus SARS-CoV-2 gây Covid-19, cũng như khuếch tán thông tin vắc xin của liên doanh Mỹ-Đức Pfizer-BioNTech không an toàn, làm chết người cao tuổi.

Theo đó, hãng tin AP, hãng thông tấn của Hoa Kỳ cũng là cơ quan báo chí lớn nhất trên thế giới và các chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược Úc đã cáo buộc truyền thông nhà nước Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch gieo rắc thông tin sai lệch gồm 2 hướng nhằm phủi trách nhiệm về đại dịch Covid-19, đồng thời gây mất niềm tin của công chúng đối vắc xin do phương Tây sản xuất, cùng lúc ca ngợi vắc xin do Trung Quốc sản xuất.

Phun dung dịch khử trùng bên trong một nhà hát ở TP. Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). (Ảnh qua AFP)

Cụ thể, trong tuần qua, hashtag “American’s Ft. Detrick” trở nên thịnh hành trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Hãng tin AP nói hashtag này được cho là do truyền thông nhà nước Trung Quốc khởi xướng nhằm lan truyền thuyết âm mưu vô căn cứ cho rằng virus SARS-CoV-2 gây Covid-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm trong căn cứ Fort Detrick ở bang Maryland (một tiểu bang vùng Trung Đại Tây Dương của Hoa Kỳ), chứ không phải ở TP. Vũ Hán, Trung Quốc.

Thậm chí, bà Hoa Xuân Oánh là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn kêu gọi WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) tiến hành điều tra thông tin này.

“Nếu nước Mỹ tôn trọng sự thật thì hãy mở cửa Fort Detrick và công khai thêm thông tin về 200 phòng thí nghiệm sinh học bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ, đồng thời cho phép nhóm chuyên gia của WHO đến Mỹ để điều tra nguồn gốc Covid-19”, bà Hoa Xuân Oánh nói.

Được biết, Fort Detrick từng là nơi tiến hành chương trình vũ khí sinh học của Mỹ từ năm 1943 – 1969 và kể từ đó chính thức ngừng hoạt động. 

Kể từ tháng 5/2020, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bắt đầu kêu gọi nhà chức trách xem xét khả năng Covid-19 có nguồn gốc bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Cùng lúc, loan tin rằng vắc xin Pfizer-BioNTech không an toàn cho người cao tuổi sau khi 23 công dân Na Uy tử vong vì tiêm vắc xin này. 

Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Brazil lại cho rằng vắc xin của hãng dược Trung Quốc Sinovac chỉ đạt hiệu quả 50%, trong khi thử nghiệm ban đầu là 78%.

Thuyết âm mưu trên được tung ra giữa lúc một nhóm chuyên gia quốc tế của WHO đã đến TP. Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) vào ngày 14/1 để bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của virus gây đại dịch Covid-19,  sau hơn 1 năm kể từ khi những ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại thành phố này. Những chuyên gia này được đưa đến một khách sạn để hoàn tất quy định cách ly 2 tuần.

Điều đáng nói là trong những tuần gần đây, chính phủ Trung Quốc đã bị chỉ trích vì không hợp tác với nhóm chuyên gia của WHO, không những vậy, Bắc Kinh còn cho rằng virus không phải xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán.

Dù vậy, WHO hôm 22/1 lại nói rằng còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào về câu hỏi liệu đại dịch Covid-19 có bắt đầu ở Trung Quốc hay không.

Trong khi đó, các quan chức dưới thời chính phủ tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cáo buộc virus có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Theo trang worldometer, đến nay thế giới đã ghi nhận 100,8 triệu ca bệnh và 2,16 triệu ca tử vong do Covid-19.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?