Đau lòng trước sự vô cảm ở Trung Quốc, một người Mỹ cứu giúp 4.000 trẻ mồ côi

17/10/20, 10:28 Cuộc sống
Cute newborn baby wearing Santa Claus hat is sleeping in the xmas gift box. Merry Christmas and Happy New Year.

Ba mươi năm trước, Tim Baker chuyển nhà từ Hoa Kỳ đến sống tại Trung Quốc, 30 năm sau, ông trở thành “người cha ngoại quốc” của 4.000 trẻ mồ côi, trong đó có đến 95% là trẻ em khuyết tật.

Đau lòng trước sự vô cảm ở Trung Quốc, một người Mỹ cứu giúp bốn nghìn trẻ mồ côi (ảnh 1)
Một người Mỹ đã cứu giúp 4.000 trẻ mồ côi ở Trung Quốc. (Ảnh: Adobe Stock)

Vào tháng 6/2018, một bé gái 8 tuổi bị bại não ở Nam Kinh đã bị cha và ông nội mình đẩy xuống sông. Chiếc cặp mà em đang mang cũng được nhét thêm hai viên gạch. Theo người dân thì đứa trẻ này “không có ích gì để nuôi” và tốt hơn hết là nên vứt bỏ đi.

Trong xã hội Trung Quốc, dưới sự thống trị của Đảng cộng sản và chủ nghĩa thực dụng như ngày nay, cùng với ảnh hưởng của “Chính sách một con”, một số “vấn đề” sẽ “liên lụy” đến gia đình, và những đứa trẻ mà bị cho là “không có ích gì để nuôi”, nếu không bị vứt bỏ thì cũng là đối diện với kết cục “chết một cách bất thường”.

Nhưng trong mắt Tim Baker, những đứa trẻ này là bảo vật chưa được khám phá.

Giống như mười mấy năm trước, một đứa trẻ bị bỏng nặng đã bị ném xuống cánh đồng ngô ở ngoại ô Thiên Tân. Dưới trời mưa tầm tã, hơn 40 người dân trong làng cầm ô đứng thành vòng tròn bàn tán về đứa trẻ này nhưng không ai sẵn sàng ra giúp đỡ nó.

Nếu không có người nông dân tốt bụng và Tim Baker, cuộc đời của đứa trẻ có lẽ đã kết thúc vào buổi chiều hôm đó, tan biến trong tiếng thở dài não nề của mọi người.

Sau đó, trong ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ, bác sĩ đã cắt cụt cánh tay trái, bàn chân trái, tất cả các ngón chân của bàn chân phải và tất cả các ngón tay của bàn tay phải của bé. Và đứa bé được bác sĩ đánh giá là có ít hơn 10% cơ hội sống sót nay đã là một cậu bé 16 tuổi.

Hiện tại cậu bé đã được một cặp vợ chồng người Mỹ nhận nuôi và đặt tên là Levi. Levi rất cừ và chơi bóng đá rất giỏi. Cậu bé còn biết bơi, leo núi, trượt nước và đạp xe. Cậu cũng là thành viên của một đội bóng rổ của trường …

Trong bức ảnh, Levi cười không khác gì những đứa trẻ Mỹ đang đứng bên cạnh cậu, cuộc sống của cậu bé cũng tuyệt vời như của chúng, và tương lai của chúng cũng có khả năng vô hạn.

“Nếu ngày đó Levi chết, sẽ là loại chuyện gì chứ?” Tim Baker không dám nghĩ tới. Nhưng trong thâm tâm anh biết rằng vẫn còn có nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi như Levi đang đợi anh cứu giúp.

Phần đời còn lại của chúng tôi sẽ dành cho Trung Quốc

Tim Baker, từng là phó tổng giám đốc của một siêu thị, với mức lương cao, có nhà, có xe, vợ anh có thể ở nhà và toàn tâm chăm sóc hai cô con gái xinh xắn.

Nhưng vào trước ngày sinh nhật thứ ba mươi của mình, anh đã có một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mình. Anh từ bỏ mọi thứ ở Mỹ và chuyển gia đình sang Trung Quốc để làm giáo viên tiếng Anh. Bởi vì anh mong muốn rằng trong cuộc đời hữu hạn này, anh có thể giúp được nhiều người hơn nữa.

Năm 1988, anh đưa cả nhà đến Trung Quốc và trở thành “Giáo viên Baker” mà trẻ em rất yêu thích tại một trường học ở Phủ Thuận.

Sau một năm ở Phủ Thuận, Tim Baker và gia đình chuyển đến Bắc Kinh và trở thành giáo viên tiếng Anh tại đại học hàng không vũ trụ Bắc Kinh. Đồng thời, anh và vợ trở thành tình nguyện viên trong trại trẻ mồ côi ở địa phương.

Tim Baker và vợ đã cảm thấy sốc khi ngày đầu tiên bước chân vào cô nhi viện

Trong một phòng, hơn 30 chiếc cũi cho trẻ em được xếp dày đặc. Những bức tường trống trơn, chỉ có vài bức tranh giáo dục mầm non được dán cạnh nhau ở một góc. Trẻ em khuyết tật mặc áo ba lỗ và quần dài nằm hoặc đứng trên giường và chơi với hàng rào.

Trong phòng có mùi rất hôi, người dì chăm sóc bọn trẻ đã mở toang cửa sổ để tăng cường thông gió. Phân của một vài đứa trẻ trong phòng dính đầy vào chăn nệm, thu hút rất nhiều ruồi, mà bọn trẻ thì nằm trên giường ngủ say sưa như vậy, những con ruồi đó một lúc thì đậu trên giường, một lúc lại đậu trên mặt và người của bọn trẻ.

Cảnh tượng trước mặt khiến Tim Baker sợ hãi và bất lực. Anh và vợ chạy ra khỏi nhà, sau khi đã bình tĩnh trở lại thì họ quay vào bên trong. Họ nhẹ nhàng bế các em nhỏ, trò chuyện với các em, thay quần áo, tắm rửa cho các em và chơi với các em. Trong mắt họ, những đứa trẻ này giống như báu vật mà chưa ai khám phá ra, chúng thật xinh đẹp và dễ thương.

Một năm sau, vợ của Tim Baker đã đi tàu hơn 50 giờ và nhận nuôi một bé gái khuyết tật 5 tháng tuổi từ Viện mồ côi Quý Dương, bé tên là Esther. Esther hiện 26 tuổi và đang làm giáo sư tại Mỹ. Cuộc sống của cô cũng giống như bao người bình thường khác, không có gì khác biệt.

Năm 1995, bạn của Tim Baker là Philip qua đời vì đau tim và chết trên chuyến tàu trở về Bắc Kinh sau khi đến Trường Xuân để thăm con. Nghe tin buồn của bạn, hai vợ chồng cảm thấy nhân gian thật vô thường, đời người ngắn ngủi, nên nhanh chóng làm những chuyện mà mình muốn làm.

Họ lấy danh nghĩa của người bạn và thành lập một quỹ, gọi là Qũy Philip, để gây quỹ ủng hộ cho trẻ em khuyết tật. Họ nghỉ việc và đến thuê một ngôi nhà lớn ở Lang Phường, Bắc Kinh, dự định nhận nuôi và chăm sóc bọn trẻ toàn thời gian.

Mái ấm cho trẻ mồ côi khuyết tật

Thời gian đầu ở cô nhi viện, khắp nơi đều cần dùng tiền. Tim Baker không chỉ sử dụng số tiền tiết kiệm của mình trong nhiều năm, mà anh còn “lùng sục” rất nhiều khoản quyên góp từ người thân và bạn bè.

Tim Baker hôn một đứa trẻ sinh ra bị sứt môi và hở hàm ếch , ảnh chụp ở Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc, ngày 29/5/2012

Vào ngày đầu tiên sau khi ngôi nhà được cải thiện lại, họ đã nhận lại 6 đứa trẻ từ Viện mồ côi Thiên Tân, và cùng với 4 đứa con của mình, họ tạo thành một gia đình lớn gồm 10 đứa trẻ.

Ngoài việc chăm sóc bọn trẻ, điều Tim Baker thường làm nhất là lái chiếc xe Jinbei 11 chỗ và đi khắp các trại trẻ mồ côi xung quanh để “nhặt” các em nhỏ về.

Anh cam kết, sẵn sàng nhận bất kỳ trẻ em nào ở các trại trẻ mồ côi, viện phúc lợi khó khăn để mang về chăm sóc miễn phí, trẻ nào không muốn nhận thì cũng chịu mọi chi phí của các cháu.

Với sự hỗ trợ của một số nhà hảo tâm, Tim Baker đã thuê 4 tòa nhà giá rẻ để làm trại trẻ mồ côi.

Gây quỹ, sửa sang, đào tạo người chăm sóc, chăm sóc bọn trẻ… Hai vợ chồng đều vô cùng bận rộn.

Mặc dù nhân lực có hạn nhưng tất cả trẻ em ở đây đều ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, không ai có thể hình dung được bộ dạng xập xệ của những đứa trẻ trong cô nhi viện. Đây là yêu cầu mạnh mẽ của vợ Tim Baker, vì lý do này, cô thường xuyên xảy ra “chiến tranh” với các dì trong viện về việc “họ có nên tiết kiệm” hay không.

Dần dần, đã có hơn 60 trẻ em trong cô nhi viện, và số chiếc xe Jinbei được bổ sung cho việc đưa đón các em đã tăng lên mấy chiếc. Trong viện cũng có cả trường tiểu học và phòng khám bệnh. Bọn trẻ có thể được chăm sóc tốt ở đây.

Nhưng Tim Baker muốn tìm một nơi rộng hơn, để xây dựng một nơi ở thật rộng rãi và lâu dài dành riêng cho lũ trẻ, để chúng có thể chơi ngoài trời và tạo cho chúng một nơi vui chơi và rèn luyện lớn hơn.

Bất ngờ lại từ trên trời rơi xuống

Năm 2002, chính quyền thị trấn Đại Vương Cổ Trang ở Thiên Tân đã cho Tim Baker quyền sử dụng một mảnh đất rộng 33 mẫu với giá 1 nhân dân tệ. Mảnh đất nằm ở ngã ba Bắc Kinh và Thiên Tân này đã tạo điều kiện rất lớn cho họ đưa bọn trẻ đi khám bệnh.

Để gây quỹ xây nhà, anh đã mang câu chuyện của hơn 60 trẻ mồ côi trở về Mỹ, đi thuyết trình và tham gia các chương trình truyền hình trên khắp nước Mỹ để giới thiệu câu chuyện của những đứa trẻ này đến tất cả khán giả Mỹ. Lần này, anh đã quyên góp được 268.000 USD, đủ để xây ít nhất hai ngôi nhà.

Điều bất ngờ lớn hơn vẫn còn ở sau. Một công ty thiết kế kiến trúc ở Bắc Kinh sẵn sàng hoàn thành miễn phí toàn bộ thiết kế. Toàn bộ xi măng, mái ngói, sơn, mạch, cùng công tắc đều được những người có thiện chí sẵn sàng quyên góp miễn phí, còn có người bán gạch và ngói với giá sỉ cho họ …

Những tấm lòng vàng này cuối cùng đã biến thành bốn tòa nhà nhỏ hai tầng với tường bên ngoài màu xanh xám, mái hiên nhà sàn và mái ngói tráng men màu vàng, rất đậm nét Trung Hoa.

Năm 2006, làng trẻ em được hoàn thành. Tim Baker đặt tên là “Mục Dương Địa” (Shepherd’s Field Children Village), có nghĩa là “Làng trẻ em trên cánh đồng của người chăn cừu”. Anh cảm thấy nó rất thú vị vì trước đây mảnh đất này từng là nơi dân làng nuôi cừu trước khi khởi công xây dựng.

Đây là nhà và cũng là nơi khởi đầu của mọi hy vọng. Tim Baker không bao giờ muốn gọi nơi này bằng hai từ “trại trẻ mồ côi” hay “viện phúc lợi”. Theo quan điểm của anh, đây chỉ là một gia đình nuôi dạy các trẻ mồ côi, anh hy vọng rằng những đứa trẻ có thể lớn lên hạnh phúc ở đây như thể chúng đang ở trong một ngôi nhà tràn đầy sức sống vậy.

Trong một bài diễn thuyết anh nói rằng: “Mỗi đứa trẻ bước vào đều có vẻ mặt bị bỏ rơi. Nhưng chỉ vài ngày sau, bạn có thể thấy là mắt chúng sáng rực lên”.

“Papa Tim” ở Làng trẻ em

Tim Baker còn nhận nuôi một cậu con trai khác tên là Philip. Cậu bé mắc chứng “sứt môi” bẩm sinh, khi Tim Baker nhìn thấy cậu trong trại trẻ mồ côi hợp tác xã, cậu bé đang trong tình trạng thoi thóp. Họ mang Philip trở về làng trẻ em và dùng ống nhỏ mắt để đút cho Philip ăn một chút thức ăn.

Tim Baker chơi với bọn trẻ tại Trung tâm Mục Dương Địa ở Thiên Tân, miền bắc Trung Quốc, ngày 29/5/2012

Vài ngày sau, Philip bắt đầu từ từ lấy lại sức sống, có thể cười, cử động và nói bập bẹ.
Sáu tháng sau, họ chữa khỏi hàm trên cho Philip. Philip cũng trở thành người con thứ bảy của Tim Baker và vợ.

Trong số hơn 80 trẻ em ở Làng trẻ em, hơn 95% bị khuyết tật ở các mức độ khác nhau. Chúng không chỉ cần được chăm sóc tỉ mỉ hơn mà còn phải phẫu thuật hoặc uống thuốc thường xuyên, đây là một khoản chi phí khổng lồ và cũng là trọng tâm gây quỹ hàng năm của Tim Baker. Nhưng đối với mỗi đứa trẻ, anh luôn luôn tỏ thái độ “không từ chối” và “không buông bỏ”.

Dương Dương, 6 tuổi, mắc bệnh não úng thủy. Khi mới đến, bé không thể đứng dậy và cũng không thể ăn được.

Sau khi được phẫu thuật, với sự chăm sóc hết mực của mọi người, Dương Dương đã học cách đứng dậy, leo trèo, ăn uống và làm trò đùa. Mỗi lần Tim Baker nói với Dương Dương rằng “bố yêu con”, em ấy sẽ đảo mắt và nghiêng đầu và nói với anh ấy rằng “Bố Tim, con không yêu bố.” Sau đó cả hai cùng cười vang lên.

Đúng vậy, tất cả họ đều gọi anh ấy là “pa pa Tim”.

Ở làng trẻ em, phòng ngủ của bọn trẻ rất sạch sẽ, ngăn nắp và mỗi phòng đều được trang bị hệ thống sưởi và máy lạnh.

Những người dì được huấn luyện đặc biệt chính là những người “mẹ” cho mỗi đứa trẻ. Có 67 dì trông nom hơn 80 đứa trẻ. Một số trẻ em còn nhỏ hoặc không thể cử động được thì có các cô y tá chăm sóc suốt ngày đêm.

Tất cả các dì được chia thành hai nhóm: “ca ngày” và “ca đêm”, ban ngày thì các dì cho các cháu ăn và chăm sóc các cháu, buổi tối thì tắm và giặt quần áo và ghi chép lại tình huống giấc ngủ của các cháu.

Mỗi lần có đứa trẻ được nhận nuôi, các dì đều lén lau nước mắt, vừa mừng vừa tủi.

Làng trẻ em trau dồi khả năng làm việc độc lập và hòa nhập xã hội cho bọn trẻ

Làng trẻ em đã cho những đứa trẻ mồ côi, tàn tật bị bỏ rơi này một mái ấm. Nhưng Tim Baker muốn cho chúng còn nhiều hơn thế.

Làng trẻ em có trường học riêng và giáo viên sẽ căn cứ theo tình hình của trẻ để điều chỉnh nội dung chương trình học sao cho phù hợp. Họ dạy các em chữ Hán, tiếng Anh, toán học thông thường, còn dạy các em cách nấu ăn, cách đi xe buýt, cách đi mua sắm trong siêu thị …

Mọi đứa trẻ dù ở đâu cũng có thể tự làm được, không cần ai phải can thiệp vào. Trừ những em có thể chất kém, tất cả các em khác đều đến căng tin dùng bữa, tự rửa bát, sau đó cho vào tủ khử trùng.

Như vậy vẫn chưa đủ. Tim Baker cũng bắt đầu lên kế hoạch xây dựng một trung tâm giáo dục hướng nghiệp ở làng trẻ em để trau dồi khả năng làm việc độc lập và hòa nhập xã hội cho bọn trẻ.

Bởi theo quy định của pháp luật, trẻ mồ côi đã đủ 14 tuổi không được nhận nuôi nữa. Trong tình huống như vậy, thì những đứa trẻ khỏe mạnh sẽ bước vào xã hội với sự giúp đỡ của một trại trẻ mồ côi. Còn những trẻ em tàn tật thì chỉ có thể dành phần đời còn lại của mình trong các cơ sở phúc lợi xã hội.

“Tôi muốn mang đến cho những đứa trẻ kiểu này một sự lựa chọn mới. Dạy chúng kỹ năng sinh tồn và cách tự chăm sóc bản thân”.

Trong khu vườn của Làng trẻ em, có một bức tường đầy dấu tay, nó được gọi là “Bàn tay hy vọng”, trên đó ghi lại tên và dấu tay của từng đứa trẻ đã được nhận nuôi, giống như một tấm bia kỷ niệm dành cho những đứa trẻ mồ côi, và cũng là nơi ghi lại thời khắc chúng có một cuộc đời mới.

“Tôi muốn những đứa trẻ này nhớ chúng đến từ đâu, ngay cả khi sau này chúng sống ở nước ngoài với gia đình mới và nói các ngôn ngữ khác nhau.”

Những bức ảnh do các gia đình nhận nuôi gửi về cũng lần lượt được dán ở đại sảnh, tạo thành một “bức tường ảnh” đặc biệt. Và mỗi đứa trẻ trong ảnh cũng đều cười rất rạng rỡ.

Từ năm 1996 đến nay, Làng trẻ em đã phẫu thuật cho hơn 3.000 trẻ em khuyết tật và tìm gia đình nhận nuôi vĩnh viễn cho hơn 900 trẻ em.

Điều này cũng khiến cho Tim Baker cảm thấy rất tự hào. Anh nói anh muốn ở lại Trung Quốc mãi mãi và ở bên các con đến cuối đời.

Có người từng hỏi Tim Baker, tại sao đối với con nuôi lại tốt như vậy? Anh nói rằng anh yêu những đứa con nuôi còn hơn con đẻ của mình vì chúng đã đến với cuộc đời anh một cách đặc biệt như vậy.

“Những đứa trẻ đó đã cho tôi nhiều hơn những gì tôi đã cho chúng. Vì chúng đã thay đổi tôi, chúng làm tan nát trái tim tôi, và để tôi thấy thế gian này đầy bi thương và thống khổ.”


Mỗi đứa trẻ đến với Làng trẻ em đều có một quá khứ đau lòng khác nhau, nhưng ở đây, nụ cười của các em đều rực rỡ như nhau, và tương lai của các em cũng sẽ rực rỡ và tươi sáng như chính nụ cười ấy.

Vấn đề không phải là từ những đứa trẻ này, mà là do cha mẹ và những người thân đã không ngừng ruồng bỏ chúng.

Hy vọng rằng lòng tốt và tình yêu thương của Tim Baker có thể chữa lành bệnh tật trên thân thể của các em, cũng như chữa lành sự thờ ơ và định kiến của mọi người đối với các em, đồng thời cũng mang lại một chút cảm giác ấm áp cho một xã hội Trung Quốc đầy tính sói lang này.

Minh Huy

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La