Tiến sĩ y khoa: Canada “dâng hiến” công dân như chuột lang trong thử nghiệm vắc-xin của Trung Quốc

22/05/20, 16:29 Thế giới

Tiến sĩ y khoa cùng người dân Canada mới đây đã bày tỏ lo ngại sau khi chính phủ nước này thông báo, đã cấp phép thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đối với loại vắc-xin phòng virus Vũ Hán cùng với một công ty sinh học của chính quyền Trung Quốc. 

Tiến sĩ Kulvinder Gill, tiến sĩ y khoa ở khu vực Toronto, và là chủ tịch của hiệp hội Concerned Ontario Doctors. (Ảnh qua Brampton Guardian)

Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada (NRC) đã công bố một sáng kiến ​​hợp tác với công ty Trung Quốc là CanSino Biologics Inc. về thử nghiệm lâm sàng vắc-xin AD5-nCoV. Theo tin nhận được, CanSino Biologics Inc. đã phát triển vắc-xin này cùng quân đội Trung Quốc.

Bộ Y tế Canada đã phê duyệt các thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người, và thử nghiệm sẽ được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Vaccine Canada (CCfV), thuộc đại học Dalhousie. Công ty này đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người cho vắc-xin AD5-nCoV ở Trung Quốc.

Tiến sĩ Kulvinder Gill, một tiến sĩ y khoa ở khu vực Toronto, và là chủ tịch của hiệp hội Concerned Ontario Doctors, nói rằng cô cảm thấy lo lắng về việc người Canada trở thành đối tượng (thí nghiệm) của một loại vắc-xin được phát triển ở Trung Quốc.

“Canada thực sự là quốc gia duy nhất trên thế giới “dâng hiến” công dân như những con chuột lang trong các thử nghiệm phi đạo đức nhằm nhanh chóng phát triển vắc-xin cho virus SARS-CoV-2 của Trung Quốc [virus Vũ Hán] – hợp tác với quân đội cộng sản Trung Quốc bất chấp bóng đen nghi ngờ đang phủ trùm lên chính quyền này”, bà Gill nói.

Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ cần khoảng 600 người tham gia. Giám đốc CCfV, và là giáo sư nhi khoa, nhà vi trùng học và miễn dịch học tại Đại học Dalhousie, ông Scott Halperin cho biết họ đã bắt đầu thiết lập các thử nghiệm ở Trung Quốc. Chủng vắc-xin Ad5-nCoV, sử dụng một loại virus khác đã được “biến đổi” để nó không thể lây nhiễm ở người. 

Triển khai thí nghiệm vắc-xin vội vàng bất thường

Ông Halperin cho biết họ có thể có thể chuyển sang nghiên cứu Giai đoạn 3 ngay khi họ có tín hiệu khả quan từ Giai đoạn 2, có thể sớm nhất là “cuối mùa hè, đầu mùa thu”.

Ông này cũng cho biết, Giai đoạn 3 được thiết kế “nếu vắc-xin có hiệu quả”. Xem xét liệu những người tham gia đã nhận vắc-xin tiếp xúc với virus có được bảo vệ khỏi lây nhiễm hay không.

Tiến sĩ Gill cho biết quá trình phát triển vắc-xin không nên được tiến hành quá vội vàng. Về vấn đề này, Bà Gill còn trích dẫn ý kiến ​​từ Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID) rằng:

“Tôi phải cảnh báo rằng có thể xảy ra hậu quả tiêu cực khi một số loại vắc-xin nào đó có thể tăng nguy cơ lây nhiễm”.

Bà Gill cũng cho biết quá trình phát triển vắc-xin thông thường phải mất nhiều năm.

“Thử nghiệm lâm sàng trên người với vắc-xin của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành ở một tốc độ đáng báo động”, bà Gill nói. “Chu kỳ phát triển vắc-xin điển hình là khoảng 10 đến 15 năm. Chu kỳ phát triển vắc-xin ngắn nhất trong lịch sử là bốn năm, và đó là cho vắc-xin quai bị”.

Người dân Canada không muốn dính líu tới chính quyền Trung Quốc

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Gill lưu ý rằng Trung Quốc có một thành tích tồi tệ khi nói về vắc-xin. Bà đề cập đến một số vụ bê bối vắc-xin nghiêm trọng ở Trung Quốc trong những năm gần đây, bao gồm cả năm 2018 khi hàng trăm nghìn trẻ em bị tiêm vắc-xin kém chất lượng.

Người dân Canada không muốn dính líu tới chính quyền Trung Quốc. (Ảnh qua Twitter)

“Hầu hết đồng nghiệp và những người Canada khác mà tôi đã nói chuyện nói rằng, họ không muốn đụng tới loại vắc-xin mà có bất kỳ mối liên hệ nào với Đảng Cộng sản Trung Quốc, bởi họ đã mất lòng tin đối với việc xử lý dịch bệnh của chính quyền này”, bà nói.

Theo Epoch Times, chính quyền Trung Quốc đã che giấu thông tin về việc virus lây nhiễm từ người sang người trong ít nhất vài ngày, và đã cảnh cáo những người tố cố gắng cảnh báo người khác về virus Vũ Hán.

NRC cũng đã phải chịu các cuộc tấn công mạng dữ dội của nhóm tin tặc do Trung Quốc hậu thuẫn vào năm 2014, gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la.

Tiến sĩ Kulvinder Gill tin rằng quy trình hợp pháp sẽ bao gồm việc thông báo cho người tham gia về sự dính líu của ĐCSTQ tới vắc-xin. Tuy nhiên, bà cho rằng tốt hơn hết là chặn đứng hoàn toàn mối quan hệ hợp tác này.

“Đó là nền tảng cơ bản để chính phủ chúng ta từ bỏ nỗ lực nguy hiểm này, và thay vào đó là gây quỹ thử nghiệm vắc-xin với các quốc gia đồng minh, những người hiểu tầm quan trọng của tín nhiệm, đạo đức và minh bạch”.

Epoch Times đã tiếp cận với NRC và Bộ Y tế Canada nhưng không có bình luận nào được ghi nhận.

Người phát ngôn của CCfV cho biết: “Chúng tôi vẫn đang chờ phê duyệt cuối cùng và sẽ liên lạc sớm để cung cấp cho bạn thông tin nghiên cứu chi tiết”.

Trước đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 16/5 thông báo, CCfV đã chính thức được Bộ Y tế bật đèn xanh để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đối vắc-xin chống virus Vũ Hán. Nếu các thử nghiệm thành công, Canada có thể bắt tay vào sản xuất và phân phối vắc-xin ở trong nước.

Ngày 12/5 vừa qua, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada thông báo phối hợp với Công ty sinh học CanSino của Trung Quốc thúc đẩy quy trình sinh học và phát triển lâm sàng đối với sản phẩm vắc-xin Ad5-CoV tại Canada.

Đầu năm 2020, Trung Quốc cũng đã cấp phép cho CanSino thử nghiệm Ad5-CoV, và đây là vắc-xin phòng virus Vũ Hán đầu tiên chuẩn bị đưa vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 ở người.

Lương Phong (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi