Mối Liên Hệ Giữa Stress Và Bệnh Đau Lưng Dưới
Bạn có nhận thấy những cơn đau bộc phát ở lưng nhiều hơn khi bạn bị căng thẳng (stress) ? Cho dù đó là do vấn đề công việc hay một cuộc tranh cãi ở nhà, có thể nói rằng chúng ta “mang một khối lượng cảm xúc” trên lưng. Theo chiều ngược lại, khi chúng ta cảm thấy đau, nó cũng khiến ta thấy bị stress.
Bạn có nhận thấy những cơn đau bộc phát ở lưng nhiều hơn khi bạn bị căng thẳng (stress) ? Cho dù đó là do vấn đề công việc hay một cuộc tranh cãi ở nhà, có thể nói rằng chúng ta “mang một khối lượng cảm xúc” trên lưng. Theo chiều ngược lại, khi chúng ta cảm thấy đau, nó cũng khiến ta thấy bị stress.
Những phát hiện của viện Y tế Quốc Gia (Hoa Kỳ) cho thấy có đến 80% dân số nói chung sẽ mắc phải một giai đoạn nào đó của bênh đau lưng dưới trong cuộc đời. Chỉ đứng sau những căn bệnh về đường hô hấp, chúng là lý do phổ biến nhất cho người Mỹ tìm đến điều trị y tế. Đây cũng là lý do thường xuyên nhất mà người Mỹ đến gặp chuyên gia châm cứu được cấp phép.
Nhiều người ở đất nước này (Mỹ) giờ đây biết rằng châm cứu rất có hiệu quả với tất cả các chứng đau bao gồm cả chứng đau lưng dưới. Nhưng bạn có biết rằng nó rất tốt trong việc làm thư giãn và thật tuyệt vời để giảm stress? Có rất nhiều những nghiên cứu xác nhận châm cứu có hiệu quả cao, thoải mái, ít có tác động xấu đến sức khỏe.
Những bệnh nhân của tôi thường có những trải nghiệm chẳng hạn như thuyên giảm nhanh chóng đến diệu kỳ! Tôi không thể đảm bảo điều kỳ diệu đó… nhưng tôi luôn luôn hướng tới điều đó.
Cảm xúc và đau lưng
Những cảm xúc căng thẳng làm tắc nghẽn sự lưu thông của khí, huyết, và dịch trong cơ thể. Trong lý thuyết và thực hành châm cứu, chúng ta biết rằng điều quan trọng là khai thông khí huyết.
Trong bài viết trước, Tôi trích dẫn một câu nói của người Trung Quốc “khí tắc nghẽn gây đau nhức, khí thông suốt đau nhức chẳng còn” . Chứng đau lưng dưới của bạn là một dấu hiệu cho thấy khí huyết bị tắc nghẽn.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tình trạng trì trệ khí cùng với ứ máu gây đau là một phần của những đánh giá chẩn đoán. Điều đó nghĩa là Khí (Qi), hay năng lượng, không lưu thông tự do và vì Khí dẫn động máu, nên máu cũng sẽ bị tương tự.
Nói theo sinh lý học, những đáp ứng thần kinh-nội tiết ở vùng dưới gây nên sự giải phóng adrenalin từ tuyến thượng thận. Stress dẫn đến quá tải tuyến thượng thận cuối cùng gây nên thiếu hụt năng lượng ở thận.
Lưng dưới là cửa ngõ của thận theo y học cổ truyền Trung Hoa. Theo Giải Phẫu học thì đây là điểm tương ứng của các thận trên cơ thể người. Điều này phần nào giải thích tại sao chứng đau lưng dưới thường là triệu chứng của Stress kéo dài
Trên thực tế, những thầy thuốc trung y biết rằng bất cứ chứng bệnh kéo dài nào cuối cùng cũng đều dẫn tới thận. Giảm căng thẳng là điều quan trong vì nhiều lí do mà bạn có thể chưa nhận thức được.
Khi chữa bệnh đau lưng dưới, những chuyên gia châm cứu không tiếp cận theo một khuôn mẫu nào. Những chuyên gia có kinh nghiệm nhận thấy có nhiều chứng bệnh đau lưng dưới khác nhau. Có thể là trạng thái thiếu hụt hoặc vượt quá mức bình thường, và thường là kết hợp cả hai.
Đó là nguyên nhân các chuyên gia điều trị cho mỗi người một khác, với những triệu chứng dựa trên kết quả kiểm tra.
Phần quan trọng nhất của chuẩn đoán trong Trung Y là đặt câu hỏi để xác định cơn đau là rõ rệt hay không, liên tục hay đứt đoạn, và thời gian cơn đau bộc phát lần đầu tiên, nó trở nên tốt hơn hay xấu đi vào những ngày tiếp theo. Chuyên gia châm cứu cũng sẽ hỏi về những vấn đề sức khỏe khác của bạn, kiểm tra nhịp tim và lưỡi, và chuẩn đoán bằng tay (chạm nhẹ vào cơ thể bằng ngón tay)
Một trường hợp kỳ diệu
Gần đây, Sally, một phụ nữ sinh trong những năm giữa của thập niên 50 tới phòng khám của tôi cho biết về chứng đau lưng dưới và đau gối tồi tệ của mình, vốn có liên quan tới năng lượng của thận theo Trung Y. Chúng khiến bà căng thẳng trong mấy năm và do tình trạng kinh tế khiến bà phải làm việc trong ngành bán lẻ.
Công việc yêu cầu bà phải đứng trong thời gian lâu và khiến bà thường xuyên bị đau. Xét nghiệm, kiểm tra, thuốc giảm đau và các buổi vật lý trị liệu không giúp giảm cơn đau mà thực sự còn gây căng thẳng hơn nữa.
Mặc dù Sally bắt đầu đeo băng thun gối và cố gắng nghỉ giải lao thường xuyên hơn, nhưng điều đó ảnh hưởng tới công việc, và cơn đau luôn ở trong tâm trí bà, bà khá chán nản. Bà nhận thấy mình thức dậy bốn năm lần trong đêm vì đau và không thể chìm vào giấc ngủ vì những suy nghĩ về tình trạng khó khăn của mình.
Lần đầu tiên đến, sau khi hoàn tất kiểm tra và đánh giá toàn diện, tôi nhẹ nhàng điều trị cho bà bằng châm cứu và tuina (một kiểu massage của y học Trung Hoa). Tôi chỉ cho bà cách kéo căng đơn giản cho lưng và khuyên bà sử dụng đệm nóng hai ngày một lần.
Ngày tiếp theo, Sally gọi cho tôi và nói rằng đó là một phép màu! Bà cảm thấy tốt lên sau chỉ một tiếng rưỡi đồng hồ với tôi. Bà gọi cho tôi trong vài ngày tiếp theo với những phản hồi tích cực. Tôi rất vui vẻ và ngạc nhiên vì những phản hồi nhanh chóng từ sự điều trị.
Bà đã có thể tiếp nhận ba phương pháp điều trị bổ sung trong tháng sau đó, và không cần đến băng thun gối. Chứng đau lưng 90% biến mất. Sally cũng nhận thấy bà suy nghĩ tích cực hơn, ít đau đầu và cổ thoải mái hơn. Bà cũng bớt căng thẳng và cảm thấy tuyệt vời hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.
Quả là quá tuyệt vời khi tôi nhận được điều kỳ diệu.
Nhiều người cảm thấy căng thẳng hơn trong những kỳ nghỉ, và thời tiết lạnh làm khí huyết bị tắc nghẽn, cơ bắp bị căng. Sẽ cần thời gian cho những giấc ngủ bổ sung, ăn ngon miệng, tập thể dục và một vài điều khác nhằm giảm stress và bổ sung cho cơ thể. Khoảng thời gian yên tĩnh cho bản thân, thiền, yoga hay khí công và châm cứu hoàn toàn có thể giúp bạn có khoảng thời gian hạnh phúc, bớt đau và stress hơn.
Cindy E. Levitz, chuyên gia châm cứu được chứng nhận, có văn bằng của Y Học Phương Đông, NCCAOM (một tổ chứng phi lợi nhuận nhằm phát triển, thúc đẩy, và tổ chức các cuộc thi, cấp giấy chứng nhận cho châm cứu). Cô hành nghề tư nhân từ năm 1996. Chuyên về : Chữa Đau và Stress, Vấn Đề Sức Khỏe Phụ Nữ. Tư vấn miễn phí : www.AcupunctureAndHealth.com
Theo Vietdaikynguyen