Dùng tăm bông lấy ráy tai, người đàn ông mất thính lực, suýt nguy đến tính mạng

19/08/19, 08:01 Sức khỏe

Nhiều người chúng ta vẫn có thói quen dùng tăm bông để lấy ráy tai. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp cho thấy những tác hại khôn lường của cách làm này, điển hình như câu chuyện của người đàn ông sống ở Anh quốc dưới đây.

Dùng tăm bông lấy ráy tai, người đàn ông mất thính lực, suýt nguy đến tính mạng
Sử dụng tăm bông có thể gây nguy hiêm tới tính mạng. (Ảnh: Shutterstock)

Gần đây, một người đàn ông 31 tuổi tại Anh đã phải nhập viện vì lên cơn co giật. Theo Tạp chí Y khoa Anh quốc (British Medical Journals), anh này bị nhiễm trùng bên trong hộp sọ do một mảnh bông dính trong ống tai. Trước đó, anh luôn than đau lỗ tai trái kèm triệu chứng chảy mủ suốt 10 ngày trước khi lên cơn co giật.

Anh cũng trải qua những cơn đau đầu dữ dội dẫn đến nôn mửa. Khi tình hình tệ hơn, anh dần bị mất kiểm soát ý thức, bước đi nghiêng ngả, thậm chí có triệu chứng quên mất tên người khác.

Tại bệnh viện, người đàn ông kể rằng anh có những cơn đau ngắt quãng và mất đi thính lực trong 5 năm qua.

Những vấn đề của đầu tăm bông

Để biết chính xác căn bệnh, các bác sĩ đã chụp CT và MRI phần đầu của anh. Kết quả cho thấy có nhiều áp-xe (vết sưng có mủ do nhiễm trùng) tại các mô mềm trong ống tai bên trong hộp sọ.

Cuối cùng, anh được các bác sĩ yêu cầu phải nhập viện. Họ đã tìm thấy một vài mảnh bông trong ống tai, đó chính là một phần do cây tăm bông để lại. Các bác sĩ đã gắp bỏ mảnh bông, vệ sinh ống tai, đồng thời tiến hành một số thủ tục nhỏ để loại bỏ những phần bị nhiễm trùng.

Dùng tăm bông lấy ráy tai, người đàn ông mất thính lực, suýt nguy đến tính mạng - ảnh 2
Không nên sử dụng đầu tăm bông để lấy ráy tai. (Ảnh: Michal Ludwiczak)

Người đàn ông bị chẩn đoán hoại tử ống tai ngoài, nằm dưới phần xương thái dương trên đầu. Đây là một chứng nhiễm trùng hiếm thấy ở những người trẻ và có sức khỏe tốt, thường chỉ phát hiện ở người bệnh tiểu đường.

Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể phát triển thành viêm nền sọ, một chứng viêm tủy xương chết người.

May thay, khi lấy mảnh bông ra, anh bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn phải uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. 10 tuần sau, các bác sĩ tiến hành quét CT. Kết quả cho thấy mọi thứ đã bình thường, anh cũng không còn bất kỳ triệu chứng nào khác.

Và kể từ đó, anh chàng không bao giờ dùng tăm bông để lấy ráy tai nữa.

Không nên sử dụng đầu tăm bông để lấy ráy tai

“Chúng ta thường dùng tăm bông để lấy ráy tai nhưng từ lâu chúng đã được biết đến có thể gây ra một số vết thương như thủng màng nhĩ, đầu bông sót lại gây nhiễm khuẩn, ráy tai bị kẹt vào bên trong. Trường hợp này đang cảnh báo chúng ta một lần nữa về mối nguy tiềm ẩn của tăm bông”, bài báo trên Tạp chí Y khoa Anh cho biết.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia Hoa Kỳ (Nationwide Children’s Hospital), mỗi ngày có tới 34 trẻ em đang điều trị tại Mỹ vì liên quan đến các vết thương do tăm bông gây ra. Việc sử dụng tăm bông tuy tiện lợi nhưng cũng mang lại nhiều hậu quả về sau.

Dùng tăm bông lấy ráy tai, người đàn ông mất thính lực, suýt nguy đến tính mạng - ảnh 3
Mỗi ngày có tới 34 trẻ em đang điều trị tại Mỹ vì liên quan đến các vết thương do tăm bông gây ra. (Ảnh: ehow)

Học viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ (American Academy of Otolaryngology – AAO) cũng khuyến nghị không nên sử dụng tăm bông để vệ sinh: “Dù tăm bông có thể dùng để lấy ráy tai, nhưng đồng thời chúng cũng có thể đẩy ráy vào sâu bên trong, và tệ hơn, có thể gây tổn thương ống tai”.

Có nhiều phương pháp lấy ráy tai khác an toàn hơn mà bạn có thể tham khảo như: dùng nước muối sinh lí, nước ấm, hay các dung dịch có bán ngoài thị trường như Hydrogen Peroxide, Glycerin, dầu ô liu, dầu dừa,… 

Các dung dịch này giúp làm mềm ráy tai đồng thời có thể hạn chế khả năng vi khuẩn xâm nhập vào tai gây ra các bệnh viêm tai. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là không nên áp dụng các phương pháp này cho người mắc bệnh tiểu đường hay những người bệnh có hệ thống miễn dịch yếu.

Minh Trí biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc