Mỹ áp thuế 450% lên thép ‘Made in Viet Nam’

05/07/19, 10:07 Việt Nam

Đây được xem là mức thuế chống lẩn tránh thuế cao nhất từ trước đến nay Mỹ dành cho sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam trong 4 năm gần đây.  

Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), Cục Hải quan và biên phòng Mỹ sẽ bắt đầu thu khoản thuế lên tới 456,23% giá trị sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam, với nguyên liệu sử dụng được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan để chế biến thêm trước khi xuất khẩu sang Mỹ.

Đây được xem là mức thuế chống lẩn tránh thuế cao nhất từ trước đến nay Mỹ dành cho sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam trong 4 năm gần đây. 
Đây được xem là mức thuế chống lẩn tránh thuế cao nhất từ trước đến nay Mỹ dành cho sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam trong 4 năm gần đây. (Ảnh: TTO)

DOC cho biết mức thuế nói trên sẽ được áp dụng lên các sản phẩm nhập khẩu tương tự trong tương lai, thậm chí với cả các đơn hàng nhập khẩu chưa giao hết, được ký từ ngày 2/8/2018.  

Cơ quan này tuyên bố các sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội chế biến tại Việt Nam, có sử dụng thép chất nền nguồn gốc Hàn Quốc hoặc Đài Loan nhưng được đưa sang Việt Nam để trốn thuế chống bán phá giá (antidumping duty) và thuế chống trợ cấp (countervailing duty) của Mỹ, điều này đã vi phạm luật chống bán phá giá và trợ giá của chính phủ Mỹ. 

Video: Mỹ mạnh tay với Thép Việt. (Nguồn: VTC News)

videoPlayerId=e5d5ef5e9

Ad will display in 09 seconds

Được biết trước đó Mỹ đã bắt đầu đánh thuế thép chống gỉ từ Hàn Quốc và Đài Loan tháng 12/2015, và thép cuộn cán nguội từ hai nước này tháng 2/2016. Để lập luận rằng thép từ hai nước được đưa sang Việt Nam trốn thuế, thông cáo dẫn số liệu cho biết sau khi Hàn Quốc và Đài Loan bị đánh thuế, lượng thép từ Việt Nam xuất sang Mỹ tăng vọt, tới 332% với thép chống gỉ và 916% với thép cuộn cán nguội.  

Các sản phẩm thép từ Việt Nam có nguồn gốc Hàn Quốc và Đài Loan sẽ chịu mức thuế rất nặng tại Mỹ.
Các sản phẩm thép từ Việt Nam có nguồn gốc Hàn Quốc và Đài Loan sẽ chịu mức thuế rất nặng tại Mỹ. (Ảnh: Vietnam+)

Theo báo cáo cạnh tranh năm 2018 của Bộ Công thương ghi nhận, trong giai đoạn từ 2007 – 2016, ngành thép Việt Nam đã đối mặt với 29 vụ kiện phòng vệ thương mại từ các nước. 

Chiếm nhiều nhất là kiện chống bán phá giá, tiếp theo là kiện chống trợ cấp và hình thức tự vệ từ nhiều quốc gia khác nhau trong và ngoài khu vực.

Còn với riêng ngành thép, tính đến cuối năm 2017, ngành sản xuất thép của Việt Nam đã trải qua gần 30 vụ kiện phòng vệ thương mại, chiếm khoảng 25% tổng số vụ kiện trong năm, đưa ngành thép trở thành ngành bị kiện tụng nhiều nhất hiện nay.

Không ngẫu nhiên Hoa Kỳ lại chỉ trích Việt Nam – một trong những đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ là một nền kinh tế ‘hưởng lợi’. Điển hình từ cuộc chiến thương mại giữa Tổng thống Donald Trump với Trung Quốc, Việt Nam được nhận định là ‘ngư ông đắc lợi’ trong vụ này. 

Cụ thể chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam 2,29 tỷ đô la, đứng hạng 3 các nước đổ vốn vào Việt Nam.

Việc các dự án FDI từ Trung Quốc tăng nhanh tại Việt Nam được đánh giá do tác động của thương chiến Mỹ – Trung. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế cao từ Mỹ đánh lên các sản phẩm từ Trung Quốc.

Ông Trump từng nói với người dẫn chương trình Maria Bartiromo trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Hãy để tôi bắt đầu với một tuyên bố chung như thế này: gần như mọi quốc gia trên thế giới đều cật lực lợi dụng Mỹ”. Tuy nhiên khi được hỏi liệu ông có muốn áp chính sách thuế lên hàng hóa của Việt Nam hay không thì ông cho rằng ‘Việt Nam gần như là một kẻ lạm dụng tồi tệ nhất.

Việt Nam lợi dụng chúng ta tệ hơn cả Trung Quốc
Việt Nam lợi dụng chúng ta tệ hơn cả Trung Quốc. (Ảnh: Getty image)

Phát biểu mới nhất của ông Trump cho thấy giọng điệu chỉ trích sắc bén nhất từ trước tới giờ nhắm vào Việt Nam về thương mại, một trong những vấn đề hàng đầu trong chủ trương chính sách của ông suốt hơn hai năm rưỡi nắm quyền. Ông thường xuyên than phiền về thâm hụt mậu dịch của Mỹ và đang áp đặt những biện pháp quyết liệt hơn để điều chỉnh điều mà ông xem là sự mất cân bằng thương mại.

Anh Thư (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL