Chúng ta đang nuốt phải 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm

25/06/19, 09:12 Sức khỏe
(Ảnh qua phunudep24h)

Ô nhiễm hạt vi nhựa được gây ra chủ yếu do sự phân hủy rác thải nhựa và các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày. Các nhà nghiên cứu tìm thấy hạt vi nhựa ở mọi nơi: trong không khí, đất, sông hồ và kể cả những vùng biển sâu nhất trên thế giới.

Chúng ta đang nuốt phải 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm.1
Ước tính trung bình người lớn ăn khoảng 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm, còn trẻ em là 40.000. (Ảnh qua phunudep24h)

Hạt vi nhựa là những mẫu nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm. Nguồn gốc của vi nhựa có thể từ các vật phẩm nhựa lớn hơn bị vỡ nhỏ ra như lưới đánh cá, chai nhựa và bao nilon,… nhưng chủ yếu chúng đến từ các mặt hàng tiêu dùng chứa hạt microbead như kem đánh răng, xà phòng, sữa rửa mặt tẩy tế bào chết.

Các hạt này theo đường thoát nước đổ ra suối, sông và cuối cùng tập trung ra biển. Với số lượng thải ra môi trường ngày càng tăng một cách đáng kể,  gây nên hậu quả nghiêm trọng, gọi là hiện tượng ô nhiễm rác thải vi nhựa.

Hạt vi nhựa có cả trong các đồ dùng cá nhân thông thường như kem đánh răng, sữa rửa mặt tẩy tế bào chết.
Hạt vi nhựa có cả trong các đồ dùng cá nhân thông thường như kem đánh răng, sữa rửa mặt tẩy tế bào chết. (Ảnh qua Phununet)

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hơn 5 nghìn tỉ những mảnh nhựa nhỏ trên khắp các đại dương, và 90% trong số đó có chiều dài nhỏ hơn ¼ inch (= 6.35 mm) được gọi là những hạt vi nhựa, thậm chí có cả nano nhựa những hạt nhỏ li ti này được cho là một sự đe dọa ghê gớm nhất, vì chúng thường bị những loài phiêu sinh vật và những sinh vật nhỏ tưởng nhầm là “đồ ăn” và từ đó theo chuỗi thức ăn vào những con cá, con chim lớn hơn hoặc vào cơ thể những sinh vật khác (như con người chẳng hạn). Thí nghiệm các mẫu nước lấy ở Pháp và Đức cho thấy cứ một cốc nước 500 ml chứa tới 1,9 sợi nhựa. Ở Mỹ có tới 95% mẫu nước uống nhiễm vi nhựa.

Ước tính mỗi năm có hàng trăm nghìn tỷ tấn hạt nhỏ này được đổ ra môi trường. Theo Tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), năm 2012, các nước thuộc Liên minh châu Âu EU đã sử dụng hơn 4.300 tấn hạt vi nhựa. 1 năm sau đó, con số đã lên hơn 299 triệu tấn.

Ước tính mỗi năm có hàng trăm nghìn tỷ tấn hạt nhỏ này được đổ ra môi trường.
Ước tính mỗi năm có hàng trăm nghìn tỷ tấn hạt nhỏ này được đổ ra môi trường. (Ảnh qua vietnamnet)

Mỗi người ăn trung bình ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm

Ước tính mỗi năm có hàng trăm nghìn tỷ tấn hạt nhỏ này được đổ ra môi trường. Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ chất độc trong nước và trở nên cực kỳ độc.

Theo các nhà khoa học, cứ mỗi khi một hạt vi nhựa vỡ ra, nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Khi đó, chúng ta có thể bị mất cân bằng hoóc-môn, mắc các căn bệnh về thần kinh, các bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn dịch cùng hàng loạt những nguy cơ khác.

Nghiên cứu này cũng được đăng tải trên tạp chí Journal of Environmental Science and Technology (Mỹ), lấy dữ liệu từ 26 nghiên cứu trước đó đã đo lượng hạt vi nhựa trong cá, động vật có vỏ, đường, muối, bia và nước, cũng như không khí trong các thành phố lớn.

Khi ăn một suất hải sản, các món từ động vật có vỏ như trai, hàu, sò…, bạn có thể nuốt vào bụng 90 hạt vi nhựa. Lượng này có thể thay đổi theo từng quốc gia, nhưng trung bình những người hay ăn hải sản, với các món từ động vật có vỏ, có thể nuốt vào 11.000 hạt vi nhựa mỗi năm.

Khi ăn một suất hải sản, các món từ động vật có vỏ như trai, hàu, sò…, bạn có thể nuốt vào bụng 90 hạt vi nhựa.
Khi ăn một suất hải sản, các món từ động vật có vỏ như trai, hàu, sò… bạn có thể nuốt vào bụng 90 hạt vi nhựa. (Ảnh qua Totlanh)

Ngoài ra, các nhà khoa học đã tiến hành sử dụng chế độ ăn uống do Chính phủ Mỹ quy định nhằm tính toán lượng hạt vi nhựa con người ăn phải trong 1 năm. Ước tính trung bình người lớn ăn khoảng 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm, còn trẻ em là 40.000.

Phần lớn thực phẩm và nước uống vẫn chưa được kiểm tra, và nghiên cứu trên chỉ mới ước tính 15% lượng calorie mà con người tiêu thụ.

“Con số có thể lớn hơn nhiều. Vẫn còn một lượng dữ liệu khổng lồ cần được bổ sung” – ông Kieran Cox, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Victoria (Canada), nhìn nhận.

Những thực phẩm khác như bánh mì, thực phẩm chế biến, thịt, sản phẩm bơ sữa và rau quả cũng có thể chứa các hạt vi nhựa, nhà nghiên cứu Kieran Cox cho biết. “Khả năng cao là sẽ có rất nhiều hạt vi nhựa trong các thực phẩm này. Con số có thể lên đến hàng trăm ngàn”.

Nước đóng chai có lượng hạt vi nhựa trung bình gấp 22 lần trong nước máy. Một người uống nước đóng chai sẽ tiêu thụ khoảng 130.000 hạt vi nhựa mỗi năm chỉ riêng từ nguồn này, so với 4.000 hạt từ nước máy.

Những nghiên cứu này cũng chỉ ra “phần lớn chúng sẽ được hấp thụ” vào cơ thể hơn là bị ho và hắt xì đẩy ra ngoài. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính rằng lượng hạt vi nhựa của một bữa ăn trong ngày có thể lên đến 10.000 hạt/năm.

Chất độc hạt vi nhựa còn len lỏi qua đường hít thở

Các hạt vi nhựa có thể gây ra nguy hại đáng kể với hệ hô hấp của con người.
Các hạt vi nhựa có thể gây ra nguy hại đáng kể với hệ hô hấp của con người. (Ảnh qua Nguoitieudung)

Tại trường Đại học Hoàng gia Anh đã trình một báo cáo lên Ủy ban Bảo vệ Môi trường thuộc Hạ viện Anh, nói rằng nhựa còn có thể đang làm ô nhiễm cả bầu không khí mà chúng ta đang hít thở.

“Chúng tôi không loại trừ khả năng những hạt vi nhựa sẽ bị cuốn vào không khí và lượn lờ quanh chúng ta. Rồi chúng ta lại hít vào người”, giáo sư Frank Kelly, chuyên ngành sức khỏe môi trường, tham gia vào nghiên cứu cho biết.

Các hạt vi nhựa có thể gây ra nguy hại đáng kể với hệ hô hấp của con người, ông Kelly cho biết thêm.

“Hít phải chúng có thể khiến các hóa chất độc hại sẽ được vận chuyển khắp cơ thể, qua đường máu, xuống phổi cũng như hệ tuần hoàn… hậu quả tương tự như khói thải từ động cơ xe mà chúng ta vẫn lo sợ hàng ngày”.

Anh Thư (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL