Khảo cổ “chất thải” thời cổ đại ở toilet 800 năm tuổi

20/06/13, 21:43 Khoa học

Các nhà nghiên cứu ĐH Cambridge (Anh) đã tìm thấy một loại ký sinh trùng đường ruột ẩn trong phân ở một nhà vệ sinh cổ tại lâu đài thời Trung cổ, phía Tây đảo Síp (Cyprus). 

Qua nghiên cứu cho thấy, nhà vệ sinh cổ này xuất hiện cách đây 800 năm, có lẽ chính vì điều kiện vệ sinh kém nên nhiều loại ký sinh trùng đã lây lan, gây ô nhiễm nguồn ngước và thực phẩm của người dân nơi đây.

Những nhà vệ sinh trên đảo Síp đều có một lỗ hình bán nguyệt ở phía trên, phần chứa đựng chất thải phía dưới sẽ dẫn đến hệ thống thoát nước. Nhà nghiên cứu ký sinh trùng cổ đại Evilena Anastasiou và Piers Mitchell thuộc ĐH Cambridge đã thu thập các mẫu vật phân ở dưới hầm nhà vệ sinh và sàng lọc để bắt trứng ký sinh trùng. 

 Khảo cổ "chất thải" thời cổ đại ở toilet 800 năm tuổi 1
 Nhà vệ sinh trên đảo Síp.

Dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu nhận thấy các mẫu vật lấy được ở dưới hố vệ sinh có sự xuất hiện của những ký sinh trùng đường ruột phổ biến như giun tóc (Trichuris trichiura), trichocephalus hay giun đũa (Ascaris lumbricoides).

Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học nhận thấy, khi các ký sinh trùng này và giun đũa, giun tóc sẽ “bòn rút” các chất dinh dưỡng của thực phẩm chúng ta ăn. Trứng của các ký sinh trùng này sẽ đi qua phân và lây lan sang các vật chủ khác qua. Sự lây nhiễm ký sinh trùng này càng rõ ràng và phổ biến hơn khi những sản phẩm “tế nhị” của họ được sử dụng trực tiếp làm phân bón hoặc nơi mọi người “giải quyết” là bãi đất trống.

Mitchell đã ước tính rằng, trong những năm thám hiểm và chiếm đóng ở trên đảo Síp, các nhà quý tộc và giáo sĩ không chỉ bỏ mạng trong trận chiến mà không ít người phải chống chọi với bệnh suy sinh dưỡng. Có lẽ, chính điều này đã khiến số binh lính nghèo bị thiệt mạng nhiều hơn, họ chết vì đói và bệnh tật. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng: “Binh sĩ thời Trung cổ bị nhiễm một lượng ký sinh nặng nên nguy cơ bị chết đói, suy dinh dưỡng là rất lớn. Lý do là bởi họ đã tiêu thụ lượng thực phẩm có chứa nhiều loại ký sinh trùng”. 

Chuyên gia nghiên cứu còn cho biết, ký sinh trùng được mô tả trong nghiên cứu này chưa phải là loại ký sinh trùng lâu đời nhất từng được phát hiện trên đảo Síp. Một phân tích gần đây đã tiết lộ, giun đũa hay giun tóc, sán dây xuất hiện trong chất thải của con người có thể tồn tại tới 10.000 năm.

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế Cổ sinh vật bệnh học.

(Nguồn tham khảo: Livescience)

(kenh14.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời