8 mẩu chuyện thể hiện sự khác biệt giữa trẻ em xưa và nay

28/12/18, 09:04 Cuộc sống

Người ta hay bảo thời công nghệ hóa hiện đại hóa là tiện lợi, và tốt hơn ngày xưa. Nhưng bạn có biết, ngoài những mặt lợi mà bạn có thể thấy, thì ẩn dấu đâu đó lại là tác hại khôn lường, liệu chúng có thật sự mang lại sự tiện lợi, hay mang hết đi tuổi thơ, khả năng sáng tạo, thậm chí là đạo đức và lối sống lành mạnh như thời xưa?

Ảnh: Brightside

Tuổi thơ của trẻ em ngày nay chắc hẳn đã bị công nghệ ảnh hưởng, hay thậm chí còn bị chúng chi phối. Công nghệ đang mang đến và lấy đi những gì từ con cái chúng ta? Liệu chúng ta có nên chủ động kiểm soát mức độ sử dụng công nghệ của con cái hay không?

Khi còn là một đứa trẻ, lúc nào tôi cũng được nghe ba mẹ hay những người lớn khác kể về việc thế hệ chúng ta được sống sung túc hơn so với họ lúc nhỏ như thế nào. Không hiếm những câu chuyện như ngày xưa họ phải đi bộ hàng dặm để đến trường, ngủ chung giường với anh chị em mãi tới lớn, ăn đi ăn lại chỉ vài món, và chỉ có mấy món đồ chơi để chơi trong nhiều năm. Rõ ràng, xã hội càng hiện đại hóa, trẻ em càng được sống đầy đủ, tiện nghi hơn.

Và với tư cách những đứa trẻ, chúng ta chắc chắn không thể không đồng tình rằng – lắng nghe những câu chuyện của bố mẹ khiến chúng ta cảm thấy mình đúng là có cuộc sống đầy đủ hơn họ. Chúng ta chắc chắn không khổ cực và thiếu thốn như họ trước đây. Và đúng vậy, những câu chuyện đó cũng khiến chúng ta phần nào thấy “cảm kích” với những gì mình đang có, mặc dù như vậy vẫn chưa đủ để làm hài lòng các đấng sinh thành.

Còn ngày nay thì sao?

Ngày nay, tôi nghĩ rằng những cuộc trò chuyện quen thuộc kéo dài qua biết bao thế hệ đã không còn được tiếp tục duy trì giữa cha mẹ và con cái. Là cha của một đứa bé 4 tuổi, sự khác biệt mà tôi có thể nhận thấy ngay chính là chúng ta dường như dành ít thời gian cho con cái hơn so với khoảng thời gian ngày xưa cha mẹ đã dành cho chúng ta, đặc biệt là khi cả cha và mẹ đều làm việc toàn thời gian, và đó cũng đã trở thành một yêu cầu của xã hội ngày nay.

Một điểm khác biệt lớn nữa đó là mức độ tiếp cận công nghệ của trẻ em. Bằng những cách thức khác nhau, công nghệ đã đến và “lấp đầy khoảng trống” của trẻ em khi chúng đang dần thiếu đi sự quan tâm từ cha mẹ. Ta có thể chắc chắn một điều, công nghệ cũng đem đến một số lợi ích cho trẻ em. Tuy nhiên, khi dành thời gian suy nghĩ về điều này, chúng ta có thể nhận ra rằng nhân loại đã đi đến một giai đoạn cụ thể trong quá trình hiện đại hóa xã hội, ở đó chúng ta hầu hết đều không chắc chắn liệu “mới hơn, lớn hơn, nhanh hơn, thuận tiện hơn” có nhất thiết phải là “cái tốt hơn” hay không, đặc biệt là khi tuổi thơ của con trẻ đang được xem như một nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng sau này.

Dưới đây là 8 hình ảnh so sánh thời thơ ấu của trẻ em xưa và nay, khi mà thời nay, công nghệ đã trở nên phổ biến trong cuộc sống của những đứa trẻ. Bạn có còn nghĩ rằng con cái của mình đang có một tuổi thơ tốt đẹp hơn thế hệ chúng ta nữa không?

Chúng có vui vẻ hơn không?

Ảnh: Brightside

Chúng có sáng tạo hơn không?

Ảnh: Brightside

Chúng có hoài bão lớn hơn không?

Ảnh: Brightside

Liệu chúng có lành mạnh hơn?

Ảnh: Brightside

Chúng có hiểu chuyện hơn?

Ảnh: Brightside

Chúng có cảm nhận mọi việc sâu sắc hơn?

Ảnh: Brightside

Chúng có cảm thấy khó khăn hơn không?

Ảnh: Brightside

Và, liệu bản năng tìm tòi khám phá của chúng có được nuôi dưỡng để phát huy hơn nữa?

Ảnh: Brightside

Bạn đã trả lời những câu hỏi trên như thế nào?

Cách bạn trả lời những câu hỏi này có thể cung cấp cho bạn cái nhìn thấu đáo hơn về việc bạn muốn tuổi thơ của con mình bị ảnh hưởng bởi công nghệ nhiều hay ít. Như mọi người đều biết, tuổi thơ là quãng thời gian quan trọng nhất giúp định hình cuộc sống của con người, đó là lý do tại sao với tư cách là bậc cha mẹ, những quyết định chúng ta đưa ra để kiểm soát mức độ tiếp cận công nghệ của con mình có thể tạo nên tác động đáng kể đến chúng.

Tác giả:  Richard Enos

>>> Ai còn nhớ những trò chơi trẻ em của một thời “dữ dội”?

>>> Đừng để công nghệ “xâm chiếm” tuổi thơ của con bạn

Hồng Liên, Theo C-E

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL