Danh y Lưu Thuần: Khỏi bệnh hay không, một nửa ở người bệnh, một nửa ở thầy thuốc

Trải qua 66 năm nỗ lực nghiên cứu, danh y Lưu Thuần và các thái y đã phát hiện, rất nhiều cách sinh hoạt trở thành thói quen tự nhiên của con người lại chính là nguyên nhân sinh bệnh. Vì vậy người thầy thuốc còn phải là người sửa chữa những sai lầm đó cho bệnh nhân. 

Khỏi bệnh hay không, một nửa ở người bệnh, một nửa ở thầy thuốc.1
Khỏi bệnh hay không, một nửa ở người bệnh, một nửa ở thầy thuốc. (Ảnh: T/h)

Vào thế kỷ 12, ở Trung Quốc, triều Kim có danh y Lưu Hoàn Tố đề ra một quan điểm y học quan trọng: “Nhân loại có rất nhiều bệnh tật đều do nạp quá độ nhiệt mà tạo thành; vì vậy cần phải chú ý vấn đề thanh nhiệt”, cũng chính là nói, con người không nên ăn vào một lượng lớn tinh bột, mỡ. Quan điểm này đến nay được giới khoa học cho xem là điều đúng đắn.

Đến thế kỷ 15, triều Minh có danh y Lưu Thuần phụng chỉ thực hiện thử nghiệm trên tù nhân từ năm 1409 đến năm 1475. Ông dẫn dắt hơn 300 y quan, trải qua 66 năm, thông qua thí nghiệm nhân thể trên mấy ngàn phạm nhân tử hình, đề ra đạo dưỡng sinh; hơn nữa chỉ ra 20 cách sinh hoạt sai lầm của con người.

Lưu Thuần vì sao phải nghiên cứu phương thức sinh hoạt của con người? Lưu Thuần là một thầy thuốc Trung y tổ truyền, bắt đầu từ tổ tiên Lưu Hoàn Tố đã hành nghề y qua 10 đời, tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm lâm sàng. Nhưng ông chưa từng nghĩ tới vì sao con người lại bị bệnh; có thể rất nhiều thầy thuốc cũng chưa nghĩ qua. Bởi vì chức trách của thầy thuốc dường như là chữa bệnh.

Song, ông là một thái y, không thể chỉ đi chữa bệnh, bởi vì bệnh tật vốn đáng sợ; hơn nữa, nếu như thái y một khi không trị bệnh thành công, sẽ gây ra sự việc cả nhà bị tịch thu tài sản và xem như tội phạm.

Việc có bệnh dường như có quy luật, dường như trẻ con lại dễ sinh bệnh; càng là người giàu có, lại càng dễ sinh bệnh; người càng thích uống thuốc, lại càng dễ sinh bệnh. Điều này là vì sao? Tuy nhiên, ông cũng phát hiện một số người có phương thức sinh hoạt rất đơn giản, người có bữa ăn rất đơn giản, thì lại không dễ mắc bệnh.

Nhưng cách sống của quý tộc rất xa hoa, kết cấu ẩm thực của giới quý tộc cũng rất phức tạp, hơn nữa quý tộc lại là người rất dễ nhiễm bệnh. Bởi vậy công việc của thái y nhất thiết phải xem trọng việc phòng bệnh. Vì để tránh việc quý tộc sinh bệnh, đồng thời cũng vì làm rõ trách nhiệm phòng bệnh bị thất bại của thái y, Lưu Thuần quyết tâm tìm kiếm cách thức sinh hoạt sai lầm của con người.

Danh y Lưu Thuần: Khỏi bệnh hay không, một nửa ở người bệnh, một nửa ở thầy thuốc.2
Một số người có phương thức sinh hoạt rất đơn giản, ăn uống cũng đơn giản lại không dễ mắc bệnh. (Ảnh qua Culilux)

Trải qua nỗ lực trong 66 năm, ông và các thái y đã phát hiện, rất nhiều cách sinh hoạt trở thành thói quen tự nhiên lại chính là nguyên nhân sinh bệnh. Vì vậy, vào năm 1475, Lưu Thuần viết trong “Đoản mệnh điều biện” rằng: “Phía bệnh nhân chính là người tự sai lầm, không biết rằng tập tính như ‘dược tính’, cố ý dưỡng thói quen xấu ủ thành bệnh tật.

Người thầy thuốc chính là người sửa chữa sai lầm. Trường hợp người bệnh nghe theo chỉ dẫn, là người chịu thay đổi, thì thầy thuốc có khả năng chữa khỏi. Hoặc là gặp người chấp mê bất ngộ, thầy thuốc cũng không thể làm gì. Hoặc là sai lầm đã lâu khiến bệnh vào tình trạng nguy kịch, thầy thuốc cũng khước từ. Bệnh nhân không phải đều có thể trị khỏi, thầy thuốc cũng không phải toàn năng. Vì thế khỏi bệnh hay không, một nửa ở người bệnh, một nửa ở thầy thuốc”.

Nói cách khác, Lưu Thuần vào thế kỷ 15 đã đề ra điều mà người hiện đại rất khó tiếp nhận, nhưng không thể không tiếp nhận, đó là 3 quan niệm lâm sàng:

  • Phương thức sinh hoạt vốn có tác dụng dược lý, người bệnh là người đã phạm sai lầm;
  • Người bệnh phải uốn nắn lại cách sống sai lầm, mới có thể đạt được hiệu quả trị liệu lý tưởng;
  • Cách sống của người bệnh đã sai lầm đến mức cực đoan, mặc dù sửa chữa sai lầm, cũng không thể trị khỏi được.

Theo đó mà từ triều Minh đến nay, ở Trung Quốc lưu truyền cách dưỡng sinh của Lưu thái y. Theo đó, con người ước chừng có thể phân làm 4 nhóm:

  •  Nhóm hấp thu đạm động vật. Nhóm người này vì thiếu vitamin mà đoản mệnh. Ví dụ: bình quân tuổi thọ của người Eskimo chỉ có 37 tuổi.
  •  Nhóm hấp thu tinh bột, dầu thực vật, chất xơ. Nhóm người này bởi vì thiếu đạm động vật mà suy yếu. Ví dụ: Người ăn chay trường vì dinh dưỡng protein không đầy đủ mà bị giảm tuổi thọ.
  •  Nhóm hấp thu đạm động vật dạng khối, tinh bột, dầu thực vật và mỡ động vật. Nhóm người này là nhóm thường gặp nhất. Họ hấp thu nhiệt lượng quá nhiều mà dễ dàng phát sinh các loại bệnh tật.
  •  Nhóm hấp thu dịch đạm động vật (thể lỏng), vitamin và chất xơ. Nhóm người này dinh dưỡng quân bình và không dễ phát sinh các loại bệnh tật.

Ở đây đã nêu ra 4 nhóm người. Bạn cho rằng nhóm người nào tốt hơn? Đương nhiên bạn chỉ có thể lựa chọn nhóm người thứ tư.

Theo Epoch Times

BS Đỗ Quyên

BS Đỗ Quyên

CTV trang TinhHoa.net. Bác sĩ Tây y, chuyên khoa da liễu, thông thạo nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Trung và có đam mê đặc biệt với Đông y. Thông qua việc đọc và nghiên cứu y học cổ Trung Hoa, cô mong muốn giúp đọc giả có thêm góc nhìn sâu sắc và toàn diện về các phương thức chăm sóc sức khỏe hay Đạo dưỡng sinh trong mối tương quan với y học hiện đại phương Tây.

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi