Thiên cơ ẩn sau việc Tôn Ngộ Không đại náo Thiên đình và Địa phủ

02/06/21, 15:00 Cổ Học Tinh Hoa

Trong tác phẩm kinh điển Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không có lẽ là nhân vật được yêu thích nhất. Nhiều người đều thích thú với cảnh đại náo thiên đình làm loạn địa phủ của Ngộ Không, nhưng khi đứng từ góc độ tu luyện mà nhìn thì đằng sau đó còn ẩn giấu nhiều thiên cơ.

Việc Tề Thiên Đại Thánh đại náo thiên cung ẩn chứa nhiều thiên cơ. (Ảnh qua Kiến Thức)

Đại náo địa phủ xóa hết sổ sinh tử của loài khỉ

Sau khi Ngộ Không xuống biển lấy bảo vật gậy như ý và kim giáp của Đông Hải Long Vương trở về thì gặp Hắc Bạch Vô Thường. Quỷ Vô Thường nói Ngộ Không đã hết thọ mệnh nên đến để áp giải xuống địa phủ. Ngộ Không đáp: “Lão tôn ta đã không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới thì làm gì còn trong phạm vi quản lý của Âm Phủ, tại sao lại hồ đồ đến bắt ta?”

Hắc Bạch Vô Thường nghe xong nhưng vẫn cứ lôi Ngộ Không xuống Âm phủ cho bằng được. Ngộ Không tức giận, lắc mình cởi trói rồi lấy gậy như ý từ trong tai đánh 2 quỷ sai một trận. Sau đó tiến vào địa phủ quậy phá khiến Diêm vương và các quan viên địa phủ sợ mất hồn vía, Ngộ không còn lấy sổ sinh tử xóa hết tên của loài khỉ.

Ngộ không có thể vượt khỏi sự quản lý của Địa phủ chính là nhờ theo học Tổ sư Bồ Đề. Vì có Thiên tính Trời phú nên học được khá nhiều bản lĩnh, 72 phép biến hóa, đi mưa về gió, ngoài ra còn có Pháp bảo là “Định Hải Thần Châm” khiến cho Ngộ Không trường sinh bất lão, không thuộc sự quản lý của các Thần ở tầng thấp.

Thạch Hầu này đúng là có bản lĩnh lớn, mới theo học một thời gian ngắn đã có thể thoát khỏi sinh tử rồi. Điều này chứng minh rằng người tu luyện nếu tu đến một tầng thứ nhất định cũng có thể đạt cảnh giới không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới. Nhưng bản sự này mới chỉ là khởi đầu mà thôi.

Người tu luyện từ xưa đến nay đều xem cái chết như sự trở về, đối với cái chết không hề sợ hãi. Vậy nên người chân tu đều không màng sống chết vì họ đã đã minh bạch đạo lý này rồi. Nhưng điều này đối với người thường thì không thể lý giải nổi. Đây không phải là lý tưởng vĩ đại gì ở nhân gian, mà là vì đã minh bạch chân lý vũ trụ, minh bạch ý nghĩa của kiếp người.

Đại náo thiên cung chẳng nể ai

Ngộ Không sau khi làm loạn địa phủ phạm đại tội nên đã bị thiên đình phái thiên tướng xuống bắt về trị tội. Thạch Hầu lại được một phen quậy phá, đại náo Thiên cung khiến trời long đất lở. Cuối cùng Ngọc Hoàng phong cho Ngộ Không một chức quan nhỏ trên Trời, Ngộ Không bắt đầu cuộc sống tự tại của mình nơi thiên giới. Trong Tây Du Ký có đoạn:

Tề Thiên đại thánh dù sao vẫn chỉ là một con khỉ yêu quái, chẳng biết thế nào là quan lớn quan nhỏ, không hay bổng lộc cao thấp, chỉ biết có chức quan là được rồi. Có các tiên lại trong phủ Tề Thiên hầu hạ sớm tối. Hầu Vương chỉ biết ngày ăn 3 bữa, đêm đánh 1 giấc, chẳng bận việc gì, tự do tự tại. Khi rảnh thì dạo chơi các cung, kết giao bạn bè… Hôm nay chơi phương Đông, ngày mai sang phương Tây, đi mây về gió, chẳng cố định ở nơi nào.”

Khi làm quan nơi Thiên đình, Ngộ Không suốt ngày vui chơi, kết giao bằng hữu. (Ảnh qua Dkn)

Ở đây đã nói rõ một vấn đề, đó là con người có thể thông qua tu luyện mà thành Thần tiên, nhưng động vật thì không thể, dù có bản lĩnh phi thường cũng chỉ có thể là yêu tinh mà thôi.

Trong ‘Bảng Phong Thần’, có rất nhiều động vật được Thông Thiên Giáo chủ thâu nạp, nhưng vì chúng không có bản tính con người nên không thể tu luyện được, không thể hành xử theo yêu cầu của “Đạo”, kết quả toàn bộ môn phái bị tiêu diệt. Trong ‘Bạch Xà Truyện’ cũng tương tự như vậy, vì Thanh Xà, Bạch Xà là động vật nên không được phép tu luyện, đây là lý của Vũ Trụ.

Vậy nên trong các phương pháp tu luyện chân chính đều nói rằng: thân người khó đắc, đắc được rồi thì phải biết quý tiếc, phải tận dụng những năm tháng còn sống mà tu luyện, nếu không thì trong luân hồi biết khi nào mới có thể đắc được thân người. Do đó tự mình phải có trách nhiệm với bản thân mình.

Người xưa thường nói: “Ông Trời có đức hiếu sinh”. Vậy nên Ngọc Hoàng mới đồng ý với đề nghị của Thái Bạch Kim Tinh cho Ngộ Không lên Thiên Thượng, cấp cho cơ hội quy chính. Nhưng vì bản thân là động vật nên không có tâm pháp ước thúc, Ngộ Không không thể tự kiềm chế bản thân, kết quả làm phản Thiên đình.

Được lên Thiên Thượng làm tiên, phiêu diêu tự tại, hưởng phúc là mong ước của bao nhiêu người, nhưng Ngộ Không lại không thể tuân theo các quy tắc trên Thiên giới, muốn gì làm nấy, một chút thiệt thòi đã không chịu được liền nổi nóng.

Sau khi làm loạn trên Thiên giới, Ngộ Không còn tự xưng mình là Tề Thiên Đại Thánh. Rõ là không biết trời cao đất dày là gì.

Các chúng sinh trong tam giới điều phải trải qua lục đạo luân hồi, trong Phật giáo có nói trong luân hồi có một nơi mà người hành thiện tích đức nhiều sẽ được đầu thai vào đó là người Trời. 

Làm Thần tiên tiêu điêu tự tại chốn Thiên đình là mơ ước của biết bao người, vậy mà Ngộ Không không biết quý tiếc. (Ảnh qua Youtube)

Vậy nên Thần tiên ở một tầng thứ nhất định trở xuống điều phải trải qua luân hồi, chỉ có điều thời gian luân hồi của họ lâu hơn rất nhiều so với con người. Còn Tôn Ngộ Không tự xưng đã ra khỏi tam giới, thoát khỏi luân hồi, nên bản sự có lẽ đã vượt qua những Thần tiên trong tam giới, điều này có thể lý giải tại sao Thiên Đình phái thiên binh thiên tướng xuống nhưng cũng không hàng phục được Ngộ Không.

Trời cao duy trì trật tự của thế giới

Mặc dù Ngộ Không vô cùng lợi hại, các chư Thần trong tam giới không làm gì được, nhưng Thần tiên ngoài tam giới thì cũng có vô số không đếm được, Ngộ Không cơ bản không thể nào so sánh được.

Khi Phật tổ đến thì Cân đẩu vân của Ngộ Không dù có lợi hại đến đâu cũng không thể bay ra khỏi lòng bàn tay của ngài, cuối cùng Ngộ Không bị nhốt 500 năm ở dưới Ngũ Hành Sơn, đây chính là thể hiện của Phật Pháp vô biên!

Tôn Ngộ Không bản lĩnh cao cường, nhưng trước mặt Phật Pháp thì không là gì cả. Vậy mà Tôn Ngộ Không đối với con người đã là rất cao rồi. Từ đó mà luận, thì năng lực của con người quả thực là không đáng để tính đếm nữa.

Tôn Ngộ Không vốn có cơ hội quy chính, nhưng không ước thúc bản thân, một niệm ấy đã dẫn đến hậu quả khác biệt. Trong tôn giáo giảng rằng một niệm thiện tức là thiện, một niệm ác tức là ác. Tư tưởng là quy chuẩn của đạo đức, đối với con người mà nói là rất trọng yếu. Do đó các chính giáo đều nhấn mạnh vào nhân tâm, hướng ngoại mà cầu thì chính là tà môn oai đạo.

“Đạo cao một thước, ma cao một trượng”, ấy là tà thuyết nơi nhân gian. Tà vĩnh viễn không thể thắng chính. Tôn Ngộ Không dẫu có bản lĩnh to lớn như vậy, cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Như Lai. Kỳ thực rất nhiều người thường cũng có thể lý giải được đạo lý “nhất chính áp bách tà”.

Theo Chánh Kiến

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?