Lần đầu tiên quan sát được loài “rồng đỏ” cực hiếm dưới đáy biển sâu

16/01/17, 15:01 Thế giới động vật

Một loài rồng biển vốn chỉ được biết đến từ các mẫu vật trong viện bảo tàng nay lần đầu tiên được phát hiện ở tầng nước sâu Recherche Archipelago, phía Tây Australia.

ruby-seahorse_web_1024
Rồng biển rubi.

Loài rồng biển cực hiếm “vạn người mê”

Loài rồng biển này có họ hàng với cá ngựa và cá chìa vôi (pipefish) nhưng lại vô cùng đặc biệt vì sở hữu màu đỏ rubi và hình dáng giải phẫu độc đáo không giống bất cứ loài nào từng được biết đến.

Bằng việc sử dụng máy quay chịu được ánh sáng thấp, các nhà nghiên cứu đã ghi hình được sinh vật cực kỳ hiếm gặp này trong vòng 30 phút, từ đó tiết lộ nhiều bí ẩn về loài rồng biển vốn chỉ được biết đến từ các mẫu vật trong viện bảo tàng như tập tính, đặc điểm giải phẫu và môi trường sống.

Năm 2015, mẫu vật của loài rồng biển được trưng bày trong bảo tàng Tây Australia. Nhà nghiên cứu sinh vật biển Josefin Stiller và Greg Rouse tới từ viện Hải dương học Scripps (Tây Australia) năm 2016 từng mô tả về loài này nhưng từ mẫu vật không hoàn chỉnh.

Các nhà khoa học từ Đại học Tây Australia, viện bảo tàng Tây Australia và viện Hải dương học Scripps sử dụng một thiết bị điều khiển từ xa để có thể quan sát được sinh vật sống sâu dưới đáy biển này (độ sâu hơn 50 mét).

Họ nhận thấy rằng vì sống ở môi trường đặc biệt so với các loài khác (loài rồng biển chủ yếu sống ở các khu vực nhiều tảo biển hay tảo bẹ), nên cơ thể chúng cũng tiến hóa để thích nghi với môi trường sống đặc biệt này.

Chiếc đuôi của chúng phát triển cong khác biệt so với tổ tiên là cá chìa vôi, với mục đích là có thể bám vào đá hay tảo biển nhằm tránh bị các dòng hải lưu mạnh cuốn đi.

Ngoài ra, cơ thể bên ngoài của chúng cũng tiến hóa để có thể ngụy trang trong khu vực có nhiều tảo bẹ, cụ thể hơn là các bộ phận phụ giống hình chiếc lá bị biến mất để chúng hòa lẫn vào đám tảo biển xung quanh khi gặp các loài săn mồi khác.

Màu sắc đỏ chói như ngọc rubi giúp sinh vật này có thể ngụy trang ở tầng nước sâu, thiếu ánh sáng, trước đó năm 1919, người ta đã phát hiện sinh vật này trôi dạt vào bờ biển Cottesloe (Australia) nhưng có màu vàng, tím.

ruby_seadragon
Sinh vật này từng được phát hiện trôi dạt vào bờ biển Cottesloe (Australia) nhưng có màu vàng, tím.

Loài rồng biển rubi không chỉ có đặc điểm bên ngoài khác với các loài rồng biển khác, khi phân tích ADN và chụp X – quang, các nhà nghiên cứu còn thấy sinh vật này mang đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với phần còn lại.

Nerida Wilson tới từ Viện bảo tàng Tây Australia cho hay, bờ biển phía Tây Australia vẫn còn có nhiều sinh vật độc đáo khác chờ đợi được khám phá.

Theo Soha

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?