Loài chim dùng lửa để săn mồi đang khiến thảm họa cháy rừng ở Úc trở nên tồi tệ hơn?

Một số loài chim bản địa thông minh với tập tính dùng lửa để săn mồi của mình có thể đang làm cho cuộc khủng hoảng cháy rừng  ở Úc ngày một tồi tệ hơn.

Loài chim dùng lửa để săn mồi đang khiến thảm họa cháy rừng ở Úc trở nên tồi tệ hơn? - ảnh 1
Diều hâu sáo, diều hâu đen và chim ưng nâu đều biết sử dụng lửa để xua đuổi con mồi khỏi các cánh đồng ở Úc. (Ảnh: Bob Gosford) 

Diều hâu sáo, diều hâu đen và chim ưng nâu đều biết sử dụng lửa để xua đuổi con mồi khỏi các cánh đồng ở Úc. Chúng nhặt những cành cây đang cháy và thả chúng vào các cánh đồng khô để xua đuổi những con vật nhỏ chạy ra ngoài. Chính vì thế, chúng đã được đặt biệt danh là ‘những kẻ săn lùng tàn ác’ hay ‘những con chim lửa’.

Theo National Geographic, đến tận năm 2018, người ta vẫn cho rằng hành vi dùng lửa săn mồi của bầy chim chỉ là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu sâu hơn về hành vi của bầy chim thì kết quả đã cho thấy chúng thực hiện hành động này là “có chủ đích”.

Bob Gosford, một chuyên gia về chim tại Bắc Úc là đã bắt đầu thực hiện một dự án nghiên cứu vào năm 2012 dựa trên hồ sơ ghi chép của người bản địa Úc về hiện tượng này. Ý tưởng của Gosford đã nảy ra sau khi cuốn tiểu sử ‘I, the Abioriginal’ (tạm dịch: ‘Tôi là người bản địa’) của bác sĩ, nhà hoạt động Phillip Waipuldanya Roberts.

Loài chim dùng lửa để săn mồi đang khiến thảm họa cháy rừng ở Úc trở nên tồi tệ hơn? - ảnh 2
Những con chim nhặt những cành cây đang cháy và thả chúng vào các cánh đồng khô để xua đuổi những con vật nhỏ chạy ra ngoài. (Ảnh: Bob Gosford)

“Tôi đã thấy một con diều hâu dùng chân nhặt một cành khô đang cháy âm ỉ và thả nó vào một đám cỏ khô cách đó nửa dặm. Sau đó, nó cùng với những con khác chờ đợi lũ chuột, rắn tháo chạy khỏi đám cỏ đang bốc cháy. Tình trạng tương tự lặp lại ở nhiều khu vực khác. Chúng tôi gọi những đám cháy kiểu này là Jarulan”, Phillip Waipuldanya Roberts cho hay.

Câu nói trên của Waipuldanya đã truyền cảm hứng cho Gosford cùng tiến sĩ Mark Bonta (trợ lý giáo sư khoa học Trái đất tại đại học Penn State Altoona, Mỹ) để viết nên ấn phẩm Intentional Fire-Spreading by ‘Firehawk’ Raptors in Northern Australia (tạm dịch: “Những con chim lửa” cố ý làm hỏa hoạn lây lan ở Bắc Úc) vào cuối năm 2017.

Video diều hâu đen săn mồi quanh đám cháy

Ấn phẩm này là thành quả nguyên cứu suốt 7 năm về hành vi của ‘những con chim lửa’ ở Bắc Úc của nhóm nghiên cứu với người bản địa, sau khi quan sát các đám cháy được kiểm soát tại các đồng cỏ.

Kết quả cho thấy một số loài chim trên thực tế đã cố ý làm cho ngọn lửa lây lan, như điều mà chuyên gia Gosford xác nhận trên ABC News năm 2016.

“Diều hâu đen và chim ưng nâu rất thích những địa điểm có hỏa hoạn kiểu như vậy vì với chúng đó là một nơi lý tưởng để săn mồi. Những loài gặm nhấm, bò sát, côn trùng, chim nhỏ… tất cả đều phải bỏ chạy trước ngọn lửa hủy diệt. Và đó là lúc chúng trở thành mồi ngon cho bầy chim”, ABC News dẫn lời của Gosford vào năm 2016 cho hay.

Loài chim dùng lửa để săn mồi đang khiến thảm họa cháy rừng ở Úc trở nên tồi tệ hơn? - ảnh 3
Diều hâu sáo, diều hâu đen và chim ưng nâu được đặt biệt danh là ‘những con chim lửa’. (Ảnh qua dailymail.co.uk)

Theo tiến sĩ Mark Bonta, một nhà nghiên cứu độc lập thì kiến ​​thức về hành vi săn mồi như vậy khá phổ biến trong cộng đồng bản địa. Ông cho rằng những con chim không phải là tác nhân chính gây nên việc hỏa hoạn bùng phát. Vì vậy ông Bonta lo lắng rằng mọi người có thể coi những con chim là mối đe dọa và bắt đầu giết hại chúng. 

Được biết, kể từ tháng 9/2019, những cánh rừng xanh mướt tại Úc đã bị tàn phá bởi các đám cháy tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Tính đến thời điểm hiện tại, con số thiệt hại đã rất lớn với khoảng 10 triệu hecta rừng bị thiêu rụi hoàn toàn, hơn 2000 căn nhà bị phá hủy và con số vẫn tăng lên từng ngày, ít nhất 24 người đã chết và gần nửa tỷ động vật bị xóa sổ. Giới chức Úc đang chật vật để kiểm soát ngọn lửa dù có nhận được sự hỗ trợ từ một số quốc gia, gồm cả Mỹ.

Giang Hội biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

    Một ngày làm việc của giáo sư trừ tà thời hiện đại

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông