Đêm thắp nến tưởng niệm, các học viên Pháp Luân Công lên án tội ác của ĐCSTQ
Chập tối ngày 22/10/2016, hơn 2.000 học viên Pháp Luân Công đến từ các nơi trên thế giới tề tựu trước lãnh sự quán Trung Quốc có trụ sở ở San Francisco để thắp lên ngọn nến tưởng niệm những người đã bị chính quyền Trung Quốc bức hại đến chết trong suốt 17 năm qua.
Ông Vương Liên Tô đến từ thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, hiện đang sống ở New Jersey, đã từng là một kĩ sư cho một xí nghiệp lớn. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1994. Sau khi diễn ra cuộc bức hại năm 1999, ông bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt giữ phi pháp vào năm 2001, mãi đến cuối năm 2013 mới ra khỏi nhà ngục.
Ông Vương chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung: “Trong 12 năm nay, tôi đã từng bị bức hại bằng nhiều cách khác nhau, nhiều lần bị tra tấn hành hạ, chẳng hạn như không cho ăn, không cho uống, phải mặc quần áo phong phanh chịu rét, còn không cho ngủ, sau ba ngày ba đêm mắt tôi đã sưng phù”.
“Một lần nghiêm trọng nhất là tôi bị lột sạch quần áo, bị trói chặt trên mặt ghế sắt, 3 tấm sắt dày 2cm đè lên phần chân và phần bụng của tôi, hai tay bị còng ra sau ghế, hai bàn chân bị dùng cái kẹp sắt cố định, sau đó tôi bị các lính canh tay đấm chân đá, ngay đến cả bản lề của khung sắt cũng đều bị đá cong. Họ dội nước lên đầu tôi, sau đó dùng dùi cui điện chích điện vào huyệt thái dương, phần mặt, phần cổ và phần ngực của tôi, cho đến khi những bộ vị này đều cháy khét, đen thui”.
“Tôi đã từng bị nhốt nửa tháng trong một căn phòng nhỏ. Vì để ép buộc tôi từ bỏ tín ngưỡng, họ đã túm tóc của tôi ra sức đập mạnh vào bức tường xi măng, bóp chặt cổ của tôi, khiến tôi nửa tháng ăn uống đều khó khăn; họ đập đầu của tôi vào tường, đánh vào phần ngực, phần bụng của tôi.
Bức tường phía sau rất cứng, hỏi tim gan nào có thể chịu được? Có một học viên Pháp Luân Công tên Vu Liên Hòa, còn có học viên tên Đổng Phụng Sơn, chính là đã bị đánh chết như vậy. Lúc đó có bác sĩ pháp y giám định rằng, gan và tỳ của Đổng Phụng Sơn đều đã bị đánh dập”.
Ông nói: “Chính ngay bên cạnh tôi, có hơn 20 học viên đã bị mất đi mạng sống. Tôi đã tận mắt chứng kiến, anh Lương Chấn Hưng, người đã phát đoạn video vạch trần vụ tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn lên đài truyền hình Cát Lâm, ở trong nhà ngục Cát Lâm, đã bị hành hạ đến chỉ còn lại bộ xương, cuối cùng đã qua đời”.
Vượt qua kiếp nạn sinh tử
Cô Bào Học Trân học viên Pháp Luân Công từ Đan Mạch đã bay đến San Francisco để tham gia thắp nến trước lãnh sự quán Trung Quốc. Cô nhớ lại năm 2003, nhà tù nữ Thượng Hải đã làm kiểm tra sức khỏe toàn diện đối với các học viên tu luyện Pháp Luân Công bị giam giữ, để chuẩn bị cho tội ác mổ cướp nội tạng.
Cô Bào Học Trân nói: “Khoảng nửa đầu năm 2003, nhà tù đột nhiên thông báo tất cả học viên Pháp Luân Công cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe. Lúc đó làm xét nghiệm siêu vi B cho tôi, bác sĩ kiểm tra đã giật mình, lập tức gọi mấy bác sĩ và cảnh sát đến xem.
Tôi nghe thấy họ nói rằng: ‘Gan của người này không dùng được nữa rồi, bên trong đều là sỏi, lá gan này không dùng được nữa’. Sau này tôi mới ý thức được rằng, suýt chút nữa đã bị họ giết hại để mổ cướp nội tạng rồi”.
Cuối cùng cô nói: “Là người may mắn thoát chết, tôi muốn nói với cả thế giới rằng: tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của chính quyền cộng sản Trung Quốc là hoàn toàn có thật. Mong rằng cả thế giới hãy quan tâm, cùng chung tay để chấm dứt hành động tà ác này”.
Tẩy não điên cuồng không thể thay đổi được nhân tâm
Bà Trọng Thục Lan, học viên Pháp Luân Công tị nạn ở Mỹ, vào tháng 2/2016 nhân cơ hội sang Pháp thăm con gái đã rời khỏi Trung Quốc. Đứng trước lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco, bà chia sẻ với ký giả rằng: “Thủ đoạn của Đảng Cộng sản Trung Quốc thật sự quá nhiều, cương nhu đều dùng đủ cả”.
Hơn 10 năm nay, bà và chồng bà nhiều lần bị lục soát nhà, bắt giữ, đánh đập và vơ vét tài sản phi pháp, thời gian này chồng bà không may đã qua đời.
Năm 2012, bà bị xét xử 4 năm tù giam. Ở nhà tù nữ tỉnh Sơn Đông, bà nhìn thấy quản giáo trộn thuốc không rõ nguồn gốc vào trong thức ăn của học viên Pháp Luân Công, bản thân bà cũng liên tục bị tẩy não, hành hạ và nô dịch một cách điên cuồng.
Bởi các triệu chứng cao huyết áp, nhức đầu, đau đầu gối, thị lực giảm sút ngày càng nghiêm trọng, tháng 5/2015, bà Trọng Thục Lan được cho về nhà trước, sau khi khôi phục lại việc học Pháp và luyện công bình thường, bà lại trở về trạng thái tinh lực dồi dào, thân thể khỏe mạnh.
Trong lòng bà không khỏi xúc động: “Những gì mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên truyền đều là bịa đặt cả, cái gì như là Pháp Luân Công có thế lực gì đó ở nước ngoài hậu thuẫn…Ở các nước dân chủ bình thường, nhân quyền là trên hết, thật sự khiến cho người ta cảm nhận được, ĐCSTQ làm sao có thể bịa đặt ra những lời như vậy?”.
Lấy máu nhiều lần mà không rõ nguyên nhân
Cô Dương Thanh Phương, một học viên Pháp Luân Công, trong đêm thắp nến tưởng niệm đã chia sẻ với ký giả rằng trong 108 ngày bị bắt nhốt phi pháp ở nhà tù nữ tỉnh Quảng Đông, cô đã bị cưỡng chế lấy máu đến 15 lần.
“Nói là kiểm tra sức khỏe, nhưng trước sau đều không nói cho tôi biết kết quả. Mỗi lần lấy là cả một ống máu lớn”. Cô Dương Thanh Phương lúc đầu nặng 80kg, đến khi ra khỏi trại cưỡng bức lao động chỉ còn lại 30 – 35kg.
Cô Phan Học Phong, người Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, năm 2000 cô cùng với chồng bị xét xử 3 năm tù giam trong trại lao động cưỡng bức. Ngày bị giải đến nhà tù nữ mới mở ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, cô đã bị lấy mẫu máu đi xét nghiệm.
Tháng 4/2001 và tháng 10/2002, cô cùng với 300 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong trại cưỡng bức lao động này đã bị lấy máu 2 lần, mỗi lần đều tận mắt nhìn thấy cảnh tượng khi kim tiêm lớn rút ra khỏi mạch máu thì có người ngất xỉu ngay tại hiện trường.
Cô Tần Vy, phó chủ nhiệm của văn phòng cục thuế quốc gia Trung Quốc ở khu đập Sa Bình, thành phố Trùng Khánh. Tháng 5/2009 bởi phát đĩa giảng rõ sự thật mà bị xét xử phi pháp 1 năm ở trại lao động cưỡng bức trong nhà tù nữ thành phố Trùng Khánh. Cô Tần Vy nhớ lại, bản thân cô vào tháng 2/2010 đã từng cùng với hơn 50 học viên Pháp Luân Công bị lấy mẫu máu, không những bị yêu cầu phải điền vào bảng khai kỹ càng, còn có hơn 10 người mặc áo dài trắng đi vào hiện trường kiểm tra rất kỹ càng.
Được biết, Bào Học Trân, Phan Học Phong, Tần Vy và Dương Thanh Phương năm 2015 đều đã gửi đơn tố cáo hình sự đến viện kiểm sát tối cao, pháp viện tối cao, yêu cầu hai tòa án tối cao này lập tức điều tra tội ác diệt chủng, tội ác phản nhân loại mà Giang Trạch Dân phạm phải trong chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.
Một số hình ảnh trong buổi thắp nến tưởng niệm:
Theo epochtimes.com