Câu chuyện đằng sau bức ảnh y tế rúng động thế giới

19/04/16, 08:05 Cuộc sống

Vị bác sĩ với đôi mắt thâm quầng lo lắng theo dõi tín hiệu sinh tồn của người đàn ông trên bàn mổ, đằng xa nữ y tá ngủ gục sau ca phẫu thuật ghép tim kéo dài 23 giờ.

Gần 30 năm trôi qua, trái tim người thầy thuốc đã ngừng đập nhưng bệnh nhân được ông cứu sống vẫn còn. Không đơn thuần tái hiện nỗi vất vả của đội ngũ y tế, tác phẩm của nhiếp ảnh gia James Stansfield trên hết truyền tải mối liên kết đặc biệt giữa bác sĩ và người bệnh.

cau-chuyen-dang-sau-buc-anh-y-te-rung-dong-the-gioi
Bức ảnh lịch sử ghi lại khoảnh khắc sau ca ghép tim dài 23 giờ do bác sĩ Regila phụ trách. Ảnh: James Stansfield.

Theo Truth Inside of You, vị bác sĩ trong ảnh là Zbigniew Religa, người thực hiện ca ghép tim đầu tiên tại Ba Lan năm 1985. Hai năm sau, với tư cách Trưởng khoa Tim mạch tại Zabrze, ông quyết định nhận phẫu thuật cho Tadeusz Zitkevits 61 tuổi sau khi nhiều bác sĩ từ chối với lý do bệnh nhân quá già.

Ca phẫu thuật được đánh giá quá khó nếu không muốn nói là bất khả thi, song Regila chẳng hề nao núng. Tháng 8/1987, tìm được quả tim thích hợp cho Zitkevits, vị bác sĩ lập tức lên lịch mổ. Trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, ca ghép tim kéo dài 23 giờ đồng hồ kết thúc thành công. Nhiếp ảnh gia người Mỹ James Stansfield có mặt tại bệnh viện đã kịp thời ghi lại giây phút Religa căng thẳng theo dõi tín hiệu sinh tồn của Zitkevits và một nữ y tá ngủ gục vì mệt mỏi ở đằng xa.Theo Truth Inside of You, vị bác sĩ trong ảnh là Zbigniew Religa, người thực hiện ca ghép tim đầu tiên tại Ba Lan năm 1985. Hai năm sau, với tư cách Trưởng khoa Tim mạch tại Zabrze, ông quyết định nhận phẫu thuật cho Tadeusz Zitkevits 61 tuổi sau khi nhiều bác sĩ từ chối với lý do bệnh nhân quá già.

cau-chuyen-dang-sau-buc-anh-y-te-rung-dong-the-gioi-1
Zitkevits bên bức ảnh lịch sử. Ảnh: Super Express.

Sau ca ghép rúng động thế giới, bác sĩ Regila tiếp tục cống hiến cho lĩnh vực tim mạch nước nhà cho đến khi qua đời ngày 8/3/2009. Cả Zitkevits lẫn Stansfield đều đến dự đám tang của ông.

Zitkevits, năm nay bước sang tuổi 90, chưa bao giờ quên ơn người thầy thuốc năm xưa và lưu giữ tấm ảnh trong phòng mổ như bùa hộ mệnh. Tác phẩm của Stansfield trở thành khoảnh khắc lịch sử và được kênh National Geographic bình chọn là tấm ảnh đẹp nhất năm 1987.

Theo VNE

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?