Phú ông tỉnh ngộ khi biết vì sao kiếp này không sinh được quý tử

Cuộc đời con người họa phúc đều do bản thân tự chuốc lấy, là xuất phát từ đức hay nghiệp tích lũy từ nhiều kiếp. Vậy nên chỉ có tu luyện là cách duy nhất để con người giải nghiệp và thoát khỏi bể khổ trầm luân này.

Tu luyện chân chính là con đường duy nhất để con người trả nghiệp tự thân mà thoát bể khổ trầm luân này. (Ảnh: Internet)

Vào triều Minh có một phú ông rất giàu có, của ăn của để nhiều đến mấy đời cũng đủ. Thê thiếp của phú ông cũng nhiều, người nào người nấy đều xinh đẹp và khỏe mạnh. Thế nhưng hiềm một nỗi qua nhiều năm mà phú ông vẫn chưa sinh nổi lấy một mụn con. Các thê thiếp trong nhà và cả phú ông ngày nào cũng chăm lễ chùa cầu tự, ở nhà cũng xây một ban thờ Thần Phật, ngày ngày đều thắp hương lễ tế rất thành tâm. Tuy nhiên mọi việc có vẻ như không đem lại kết quả gì.

Một ngày có hương khách ghé qua vãn chuyện, thấy phú ông than phiền về cảnh hiếm muộn tỏ lòng cảm thông bèn tư vấn tới gặp một dị nhân rất giỏi, biết đâu sẽ giúp toại nguyện.

Nghe vậy phú ông rất đỗi vui mừng, hậu tạ hương khách và vội vàng sai gia nhân sắm kiệu tới gặp cho được dị nhân tài giỏi đó. Vượt qua quãng đường khá xa xôi và vất vả, phú ông mới tới được nơi ẩn dật của dị nhân.

Vị dị nhân ấy ở trên một ngọn núi hoang sơ nhưng trong lành, xung quanh toàn cây cối, đồi núi hiểm trở, có thể nói là không dễ cầu tìm. Tuy nhiên phú ông vẫn dốc lòng tới gặp cho bằng được và quả nhiên được như ý.

Dị nhân đồng ý tiếp phú ông và hỏi mục đích viếng thăm. Sau khi nghe trình bày, dị nhân liền bảo một mình phú ông đi theo, gia nhân ở lại. Vâng lời, phú ông vội đi theo dị nhân, trong lòng khấp khởi mừng thầm nghĩ rằng có thể mình sắp đạt được ý nguyện. Đến chỗ cần tới là một nơi có rất nhiều tượng Thần, Phật, dị nhân bảo phú ông đến gần chiếc giếng có nước trong vắt và nhìn xuống.

Phú ông làm theo lời rồi đột nhiên té xuống giếng. Tỉnh dậy thấy mình trở thành một thư sinh xuất thân bần hàn nhưng có chí dùi mài kinh sử. Thư sinh có mối tình đẹp với cô thôn nữ, cả hai đã cùng thề nguyền đính ước sau khi chàng đỗ đạt thành danh. Khi thư sinh lên kinh thi cử, cũng là lúc chàng nhận tin mình sắp trở thành cha, thôn nữ nhắc chàng chóng trở về để đôi bên nên vợ nên chồng để tránh điều tiếng xóm giềng.

Thư sinh do thông minh sáng dạ lại miệt mài đèn sách nên đã đỗ đầu bảng và được phong chức quan. Tể tướng thấy chàng khôi ngô sáng dạ lại có tiềm chất nên muốn gả con gái. Thư sinh ban đầu định từ chối nhưng khi gặp con gái tể tướng thấy muôn phần xinh đẹp nên đã xiêu lòng và quên lời hẹn ước nơi quê nhà.

Người con gái yêu chàng tha thiết cứ mòn mỏi chờ mong nhưng bặt vô âm tín, cái bụng ngày càng lớn và khiến dân làng xung quanh dị nghị. Cha mẹ cô gái cảm thấy vô cùng nhục nhã, tra hỏi lên xuống nhưng cô nhất mực không khai tên người yêu. Vì tức giận và xấu hổ với cả làng nên họ đã đuổi cô ra khỏi nhà. Thân gái một mình lại bị dân làng chê cười hắt hủi, không biết đi đâu về đâu, cô đã tìm cách quyên sinh để giải thoát bản thân, cũng nhằm bảo vệ người yêu bội bạc của mình. Khi cô kết liễu bản thân, cũng là cướp đi sinh mạng của bào thai trong bụng….

Vị phú ông giật mình tỉnh ngộ sau khi biết những oan nghiệt mà mình gây ra trong kiếp trước.

Phú ông bỗng giật mình tỉnh giấc, thấy mình lại đang đứng gần chiếc giếng bên cạnh là dị nhân. Phú ông hỏi dị nhân vừa xảy ra chuyện gì, dị nhân cười và nói: “Ông vừa mới biết được nguyên do vì sao không có quý tử rồi đó, những gì vừa xảy ra không phải là giấc mơ mà là kiếp trước của ông. Kiếp trước ông là thư sinh có tài nhưng bội nghĩa, đã khiến người thề nguyền với mình bạc mệnh, kéo theo cả giọt máu trong mình. Kiếp này làm sao ông có thể sinh con được nữa? Đây là oan nghiệt mà ông phải gánh ở kiếp này”.

Phú ông nghe vậy kinh sợ và hối hận vô cùng, hỏi dị nhân có cách nào hóa giải, dị nhân đáp: “Nghiệp lực từ kiếp trước không cách nào hóa giải, phải tự mà gánh trừ khi dứt bỏ mọi thứ tu luyện trả nghiệp. Tôi cũng tiết lộ chút thiên cơ, nghiệp lực đó cũng sẽ khiến ông không giàu và yên thân mãi được như thế này, sắp đến ngày phải hoàn trả nốt nghiệp rồi. Phúc báo của ông sẽ chỉ đến thế thôi”.

Phú ông nghe vậy chợt giật mình tỉnh ngộ, cúi lạy cảm tạ dị nhân rồi trở về nhà. Sau đó, ông cho thê thiếp về quê, mọi tài sản phân phát hết cho người nghèo và gia nhân rồi vào chùa tu luyện, lòng mong trả hết nợ nần kiếp trước để được thanh thản.

Câu chuyện trên đây đã phần nào lý giải về bể khổ trầm luân mà con người đang trôi nổi trong đó. Đồng thời, cho chúng ta thấy ý nghĩa cao quý của tu luyện, bởi đó là cách duy nhất để thoát khỏi khổ đau của đời người.

Theo minhbao.net

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?