Những câu chuyện xưa về đức tính kiên nhẫn

14/11/15, 11:57 Cổ Học Tinh Hoa

Dưới đây là những câu chuyện được người xưa truyền lại để ca tụng đức tính cao quý của các bậc cao nhân trong lịch sử. Đó chính là kiên nhẫn – đức tính quý tạo nên nhân cách lớn.

Tính kiên nhẫn là một đức tính quý, một tâm hồn rộng mở, đầy sự từ bi. (Ảnh: Internet)

Giữ lời hứa

Vào năm 403 trước Công Nguyên, vương quốc nhà Hán đã mời vương quốc nhà Ngụy để tấn công nhà Chu. Wei Wenhou, người thành lập vương triều Ngụy, đã khước từ và nói rằng, “Nhà Chu và nhà Ngụy như là anh em và chúng tôi đã có một hiệp ước hòa bình với nhau. Tôi thật xin lỗi”. Công sứ của nhà Hán rất giận dữ và bỏ đi.

Sau khi đại vương nhà Chu biết điều này, ông ta rất cảm kích về tình bạn bè giữa ông và Wei Wenhou, nhưng ông ta, cũng vậy, cố mời vương quốc Ngụy để tấn công nhà Hán. Wei Wenhou đã từ chối lời mời và đã đưa ra cùng lý do. Công sứ nhà Chu đã bỏ đi trong giận dữ.

Sau đó, vua của cả 2 nước Chu và Hán đã nghĩ về sự tử tế của Wei Wenhou. Cả hai họ đã khâm phục tính kiên nhẫn của Ngụy và rất cảm kích về tình bạn của ông. Họ đã đến vương quốc Ngụy để tò lòng kính phục. Sau đó, vương quốc Ngụy đã trở thành ưu thế giữa các vương quốc Ngụy, Chu, Hán và không còn nước nào dám nghĩ đến việc tấn công nước Ngụy.

Bố vợ nên bị câm và điếc

Tướng Guo Ziyi đã lập công lớn trong cuộc nổi loạn An Shi và một trong những người cải tổ triều đại nhà Đường. Nhà vua Daizhong đã rất khâm phục tướng Guo, vì thế ông đã để con gái của mình, công chúa Shengping, lấy con trai của Guo là Guo Ai.

Một lần đôi trẻ gây gổ. Khi Guo Ai thấy vợ mình hành xử như một công chúa, anh ta đã đối lại, “Cô thì có cái gì tốt nào? Có phải bởi vì cha cô là một hoàng đế? Nói cô biết sự thật, nếu cha tôi đã không đánh thắng An Lushan, cha cô sẽ không có triều đại này. Cha tôi đã không nghĩ đến ngai vàng và đó là tại sao ông ấy không phải làm vua!”

Sau khi công chúa Shengping nghe những lời lố bịch thế, cô đã trình lên nhà vua ngay lập tức.

Daizong đã lắng nghe sự phàn nàn của con gái mình và đã nói một cách bình tĩnh: “Con chỉ là một đứa trẻ con. Có nhiều điều con không hiểu. Những gì chồng con nói là sự thật. Cha chồng con đã cứu triều đại này. Nếu ông ta đã muốn làm vua, ông ta có thể trở thành vua từ lâu. Chúng ta sẽ không có một triều đại cho gia đình của chúng ta”.

Rồi Daizong khuyên con gái không nên xem nặng lời của chồng mình hoặc kết tội anh ta làm phản mà phải sống một cuộc sống tử tế và bình an. Công chúa Shengping từ từ trở lại điềm tĩnh và trở về với chồng mình.

Trong lúc đó, tướng Guo Ziyi đã biết về những gì con trai mình đã nói, điều mà không thể tin nổi mà được coi như là sự làm phản. Ngay lập tức ông trói con trai lại và đưa anh ta đến cung điện cho nhà vua để xử tội.

Tuy nhiên, Daizong rất bình tĩnh và an ủi vị tướng, “Đó là chuyện cãi nhau của con trẻ. Có lẽ đã có lời nói quá. Nhưng chúng ta người lớn, không nên coi việc quá nghiêm trọng. Có một câu nói xưa cha chồng, cha vợ nên bị câm và điếc. Chúng ta sẽ chỉ cần giả vờ như chúng ta đã không nghe về điều này”.

Sau khi tướng Guo nghe thế, ông thấy thật nhẹ nhõm và thật sự cảm thấy rất vui mừng.

Sự thật về điểm mạnh và yếu

Trong suốt thời đại nhà Tề ở miền Bắc, Cui Luo đã trở thành thủ tướng cánh trái và đã đạt được sự tín nhiệm và kính trọng của nhà vua Shizong. Cui thích đề cử những người có khả năng. Khi ông ta đề bạt Xing Zhou làm trợ tướng với trọng trách phân loại vật liệu, vua Tề đã chấp thuận Xing.

Từ khi Xing được trông coi việc phân lại vật liệu, anh ta đã có nhiều cơ hội gặp gỡ vua Shizong. Anh ta thường xem thường Cui trước mặt nhà vua, vua Shizong đã rất không hài lòng về thái độ này của Xing.

Một dịp nọ, Vua Shizong bảo Cui, “Ngươi thường nói với ta Xing tốt như thế nào, nhưng anh ta thường phê bình ngươi. Ngươi thật ngu ngốc!”

Cui đã nói với một sự khoáng đạt, “Cả hai chúng tôi đều nói sự thật và không có điều gì sai với những gì chúng tôi nói”.

Cui rất rộng lượng với những người khác nhưng lại rất nghiêm khắc đối với mình. Ông ta không chỉ nhìn nhận điểm mạnh và nhẫn nhịn những điểm yếu của người khác mà còn có thể đối diện trước những sai sót của mình. Đó thật là sự nhẫn nhịn và vị tha.

Người xưa thường nói rằng:

Tính kiên nhẫn làm một người trở nên cao thượng và không ham muốn làm một người trở nên mạnh mẽ.

Tính kiên nhẫn là một đức tính quý, một tâm hồn rộng mở và đầy sự từ bi. Đây là một đức tính được truyền xuống từ các chư Thần đến con người, lưu lại trên rất nhiều câu chuyện cổ trong nền văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Điều này thể hiện rằng các vị Thần trên thiên thượng mong mỏi tất cả nhân loại chọc được những đặc tính cao quý này.

Theo Chanhkien.org

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?