Những gì bạn cần biết về chứng nghiện giật tóc
Phần lớn trong chúng ta đều có hành vi “bứt tóc mỗi lần căng thẳng”, nhưng đối với một số người thì đây lại là thói quen khó bỏ.
Đây là một chứng rối loạn tâm lý khiến người ta không kiểm soát được việc bứt tóc chính mình, từ đầu, lông mi, lông mày đến các khu vực khác của cơ thể.
Chứng rối loạn thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới, với tỷ lệ khoảng 10-1. Khoảng 80% số người bị ảnh hưởng rối loạn trong độ tuổi từ 6 đến 18, và trải qua nó trong ít nhất 20 năm.
Giật tóc làm giảm cảm giác bực bội, lo lắng, chán nản và buồn bã ở người bị rối loạn.
Người có thói giật tóc thường giật tới mức gây ra rụng tóc hoàn toàn mặc dù không có ý định hoặc mong muốn. Điều đó khiến họ cảm thấy xấu hổ, lúng túng và tội lỗi, dẫn đến việc cố sức dành thời gian, công sức và tiền bạc để tìm cách giấu bạn bè, gia đình, và những người quen biết về những rối loạn của mình. Giấu việc tóc rụng thường dẫn tới tránh xa trường học hoặc nơi làm việc, thể thao và giải trí, các sự kiện xã hội, và các mối quan hệ thân mật. Và điều này khiến những người có rối loạn cảm thấy trầm khuất và cô độc.
Mặc dù thói giật tóc ảnh hưởng 2% đến 4% dân số (lên đến 920.000 người Úc), mọi người vẫn còn tương đối không rõ và hiểu lầm nó.
Nguyên nhân của thói giật tóc
Thói giật tóc từ lâu đã được coi là một thói quen vì nhiều người giật tóc mà không hề nhận ra. Thường thì một người giật tóc sẽ không nghĩ ngợi gì, nhưng đây lại là hành vi phức tạp và khổ sở hơn rất nhiều so với những gì chúng ta biết.
Có lẽ có những tác nhân sinh học, tâm lý và xã hội làm cho một số người có nhiều khả năng mắc rối loạn hơn những người khác. Thói giật tóc cũng được truyền thừa dai dẳng trong gia đình với đặc tính di truyền mạnh mẽ. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết liệu nguyên nhân của chứng rối loạn có phải là do gen cụ thể nào đó hay không.
Liệu pháp tâm lý có hiệu quả hơn thuốc trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn.
Những nghiên cứu Brain Imaging cho thấy vùng não có vai trò kiểm soát xung động, điều chế cảm xúc, học tập dựa trên khen thưởng có thể là khác nhau ở những người có thói giật tóc. Và những phát hiện này phù hợp với những trải nghiệm tâm lý của người bị rối loạn.
Người bị ảnh hưởng thường có sự thôi thúc giật tóc mãnh liệt, cảm thấy giống như một cảm giác căng thẳng hoặc khó chịu đang nổi lên. Và một khi họ bắt đầu giật tóc, có thể rất khó để dừng lại, thậm chí ngay cả khi họ thực sự muốn. Thay vì cảm thấy đau khi giật tóc, họ có xu hướng cảm thấy nhẹ nhõm, thậm chí vui thích do đó nhiều khả năng là họ sẽ giật tóc hết lần này đến lần khác.
Giật tóc làm giảm cảm giác thất vọng, lo lắng, chán nản và buồn bã ở những người rối loạn. Đây là một lý do tại sao giật tóc dường như tăng theo các sự việc căng thẳng trong cuộc sống. Các nhà nghiên cứu hiện nay nghĩ rằng giật tóc giúp kiểm soát hay tránh gặp những cảm xúc tiêu cực.
Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy những cách suy nghĩ vô dụng, chẳng hạn như tính cầu toàn và những suy nghĩ tự phê bình châm ngòi và duy trì thói giật tóc.
Những phát hiện này hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp điều trị như liệu pháp nhận thức hành vi để điều trị thói giật tóc vì nó giúp con người thay đổi những suy nghĩ vô ích kích động những cảm xúc tiêu cực, vốn được giảm bớt khi giật tóc.
Phương pháp điều trị hiệu quả
Một xem xét điều trị gần đây cho thói giật tóc của nhóm nghiên cứu cho thấy các liệu pháp tâm lý có hiệu quả hơn thuốc trong giảm thiểu mức độ nghiêm trọng các triệu chứng rối loạn. Tất cả phương pháp điều trị được đề cập đến đều là các biến thể của liệu pháp nhận thức hành vi.
Liệu pháp nhận thức hành vi là một trị liệu thực tế trong đó dạy con người các kỹ năng mới để thay đổi những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi tác động giật tóc. Song song đó, các nghiên cứu được thực hiện đều thấy có sự thuyên giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của việc nghiện giật tóc ngay lập tức sau khi điều trị, khi so sánh với một nhóm những người không được điều trị.
Tuy nhiên, cơ chế chính xác mà trị liệu tâm lý làm giảm các triệu chứng thói giật tóc thì vẫn còn chưa rõ. Có vẻ như là các chiến lược điều trị khác nhau có tác dụng hiệu quả cho một số người hơn là những người khác.
Trong số bốn loại thuốc được xem xét, ba loại cho thấy có triển vọng: N-acetyl cysteine (một loại axit amin), clomipramine (thuốc chống trầm cảm) và olanzapin (một loại thuốc chống loạn thần kinh không điển hình). Trong khi loại thuốc thứ tư, Fluoxetine (một loại thuốc chống trầm cảm khác), thường được kê đơn cho thói giật tóc trong thực tế, loại yếu nhất để giảm các triệu chứng rối loạn này.
Nhận thức về thói giật tóc đang phát triển tại Úc, và sự hỗ trợ đang trở nên dễ tiếp cận hơn. Ví dụ Trung tâm Phục hồi Lo Lắng Victoria, hiện đang điều hành các nhóm hỗ trợ hàng tháng tại Melbourne, Adelaide, Brisbane và Perth.
Thông tin phản hồi từ những người tham gia đầy tích cực, với nhiều sự tiếp thu ở lần đầu tiên cho thấy họ không đơn độc khi đối diện với chứng rối loạn phổ biến, nhưng nhiều nguy cơ này. Giúp những người có thói giật tóc hiểu rõ, được hỗ trợ, và bớt cô đơn là một phần thiết yếu cho sự phục hồi của họ.
Cindy, dịch từ Epoch Times.