Trương Tam Phong ông tổ của Thái Cực

20/09/15, 15:16 Tin Tổng Hợp

Trong lịch sử, người được vài đời hoàng đế tìm đến, phong danh hiệu e rằng chỉ có một người duy nhất là Trương Tam Phong. Trong suốt hơn 200 năm triều Minh, hầu như mỗi đời hoàng đế đều tìm đến ông.

Minh Anh Tông phong cho ông danh hiệu là “Thông vi hiển hóa chân nhân”; Minh Hiến Tông phong cho ông danh hiệu là “Thao quang thượng chí chân tiên”; Minh Tế Tông phong tặng tước hiệu “Thanh hư nguyên diệu chân quân”. (Đạo gia tu chân, nên những tên hiệu này đều có một chữ “Chân”.) Suốt triều đại nhà Minh, từ bậc đế vương tới bách tính, đạo rất phổ biến và được coi trọng, điều này không thể tách khỏi ảnh hưởng to lớn của Trương Tam Phong.

Nơi Trương Tam Phong tu đạo
Chân dung Trương Tam Phong

Trương Tam Phong là đạo sỹ xuyên suốt ba triều đại Tống, Nguyên, Minh, là ông tổ sáng lập phái Võ Đang.

Trong “Minh Sử: Trương Tam Phong truyện” có ghi chép lại: “Trương Tam Phong là người Ý Châu, tỉnh Liêu Đông, tên là Toàn Nhất, Quân Bảo, Tam Phong cũng là tên hiệu của ông”. Vì ông không chú trọng ăn mặc nên còn có biệt danh là Trương lạp tháp (Trương bẩn thỉu). Ông có dáng vóc cao to, “cao lớn tráng kiện, mắt lớn tai to, râu quai nón dày.” Trời nóng hay lạnh ông cũng chỉ mặc một bộ đạo bào và khoác một chiếc áo tơi …. Ông có biệt tài nhìn một lần không quên, ngao du khắp chân trời góc bể, có người nói rằng một ngày ông có thể đi cả nghìn dặm. Ông đã từng du ngoạn khắp các hang động đá kỳ lạ trên núi Võ Đang và nói với người khác rằng: “Núi này về sau tất sẽ hưng thịnh.

Vì danh tiếng của Trương Tam Phong như Thần, Chu Nguyên Chương đã từng vài lần viếng thăm nhưng đều không thành. Chu Lệ, con trai ông cũng sớm nghe đại danh của Trương, chỉ tiếc là không có duyên gặp gỡ; Sau khi đăng cơ, ông nhiều lần cử người thăm hỏi khắp nơi nhưng cũng không tìm thấy. Sau này ông hạ lệnh phái Hàn lâm viện Thị độc học sĩ Hồ Quảng đi tìm, hơn nữa còn mang theo một bức thư ngôn từ khẩn thiết.

Trương Tam Phong sau khi nhận được bức thư của Chu Lệ đã đáp lại bằng một bài thơ và đưa đệ tử Tôn Bích Vân chuyển lại cho Chu Lệ.

Thiên địa giao thái hóa thành công, triều dã hàm an trị đạo hanh.

Hoàng cực điện trung long hổ tĩnh, Võ Đang vân ngoại chung cổ thanh.

Thần cư thảo mãng nguyên vô dụng, đế vấn sô nghiêu khổ hữu tình.

Cảm bả vi ngôn lao thánh thính, trừng tâm quả dục thị trường sinh.

(Trời đất hài hòa hóa thịnh vượng, triều đình và dân chúng ổn định đạo trị nước thuận lợi.

Rồng hổ lặng yên trên điện ngọc, tiếng chuông vắt vẻo xuyên mây trên núi Võ Đang

Thần ở nhà quê vốn không tài cán gì, vua hỏi người nhà quê {như thần} có nỗi niềm chi.

Dám mạo muội dâng vua lời hèn mọn, tịnh tâm ít dục sẽ trường sinh.)

Hoàng đế là Cửu ngũ chí tôn, có đất đai nghìn dặm, nguyện vọng lớn nhất của ông là gì? Là được trường sinh. Trương Tam Phong đã kê cho hoàng đế Vĩnh Lạc một phương thuốc trường sinh tuyệt diệu trong bức thư này: “Trừng tâm quả dục” (Tâm phải trong sạch, dục vọng phải ít). Hoàng đế Vĩnh Lạc nhận được điểm hóa của thần nhân cảm thấy vô cùng mãn nguyện.

Suốt 10 năm Vĩnh Lạc, Chu Lệ điều hơn 300.000 quân dân thợ thuyền, trải qua hơn 10 năm đã xây dựng nên những công trình kiến trúc lớn trên ngọn núi Võ Đang gồm tám cung, hai quán, 36 am, 72 đền thờ đá, chi phí tính tới tiền triệu. Sau khi xây dựng xong thì ban tặng danh hiệu “Thái Hòa Thái Nhạc Sơn”, đặt ra chức quan trông coi. Điều này giống y như lời dự ngôn của Trương Tam Phong khi xưa.

Những tác phẩm của Trương Tam Phong vô cùng phong phú, ví như “Đại Đạo Luận”, “Huyền Cơ trực giảng” (giảng rõ huyền cơ), “Huyền yếu thiên” (Bài viết huyền cơ trọng yếu) … đều được những người tu đạo đời sau tôn sùng. Nhưng tác phẩm kiệt xuất của ông là {tập} bài từ có tên “Vô căn thụ” (Cây không rễ)

Mọi loại cây đều phải có rễ mới có thể sinh trưởng, nếu cây mà không có rễ ắt không thể dài lâu. Con người sinh ra trong cõi đời, sinh lão bệnh tử, trăm mối lo canh cánh bên lòng, trăm năm thoáng chốc trôi qua, cũng giống như cây không có rễ. Trương Tam Phong sáng tác 24 bài từ này, lấy tên là “Vô căn thụ” để thức tỉnh thế nhân, giúp họ nhìn rõ kiếp nhân sinh như giấc mộng phù vân, nên sớm tu luyện.

Dưới đây là bài đầu tiên trong “Vô Căn Thụ”

Vô căn thụ, hoa chính u, tham luyến vinh hoa thùy khẳng hưu?

Phù sinh sự, khổ hải chu, đãng lai phiêu khứ bất tự do.

Vô biên vô ngạn nan bạc hệ, thường tại ngư long hiểm xứ du.

Khẳng hồi thủ, thị ngạn đầu, mạc đãi phong ba hoại liễu chu.

(Cây không gốc rễ, hoa rất đỗi thanh u, tham quý vinh hoa mấy người chịu ngơi nghỉ?

Kiếp phù sinh là con thuyền trên biển khổ, phiêu dạt mà chẳng tự do.

Không bến không bờ khó lòng neo đậu, thường rong ruổi chốn hiểm nguy của ngư long.

Nguyện quay đầu là bờ, đừng đợi tới khi sóng dập thuyền tan.)

Lời mở đầu đã chỉ ra rằng kiếp nhân sinh tham hưởng vinh hoa phú quý, giống như chiếc thuyền nhỏ phiêu dạt trong biển khổ, luôn trong cơn nguy hiểm, nên khuyên giải con người thế gian siêu xuất khỏi danh lợi, kịp thời tu luyện, “mạc đãi phong ba hoại liễu chu” (Đừng đợi tới khi sóng dập thuyền tan).

Hàng trăm nghìn năm nay những lý luận của Đạo gia đều rất huyền ảo, ngôn từ khó hiểu nên không được xã hội tiếp nhận một cách rộng rãi. Trương Tam Phong dùng thể loại ca từ, dùng văn tự thông tục mang những lý luận chân tu huyền ảo chuyển thành bài hát “Vô Căn Thụ” mà ai cũng thích, đã ảnh hưởng rất lớn tới người tu đạo đời sau.

Trương Tam Phong sáng lập ra Thái Cực Quyền là một công pháp tính mệnh song tu, chú trọng nội tu, động tác trầm ổn, thần thái khoan thai, cương nhu bổ trợ cho nhau, lấy tĩnh [khắc] chế động; vừa có thể đấu võ, lại có thể đạt được trường sinh. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều người nghiên cứu Thái Cực. Trên trường quốc tế mọi người thường hay thấy những cuộc thi Thái Cực (quyền), những buổi biểu diễn thể dục thể thao của đoàn Thái Cực (quyền) quy mô lớn, biểu diễn Thái Cực (quyền) trong điện ảnh, kịch cũng nhiều. Thái Cực (quyền) hiện nay càng ngày càng phổ biến nhưng cũng càng ngày càng khác xa so với Thái Cực (quyền) mà Trương Tam Phong sáng lập thuở trước, lối tập luyện Thái Cực (quyền) đã bị biến đổi rồi, vừa khó đấu võ, vừa khó được trường sinh. Mọi người phát hiện ra rằng: Thọ mệnh bình quân của những người tập thái cực (quyền) cận đại có danh tiếng chỉ chừng 70 tuổi, điều này cách biệt quá xa so với “hình ảnh phần đông người trên 80 tuổi thời xưa vẫn còn đánh được xe ngựa”. Nguyên nhân do đâu?

Nhắc tới tu luyện, rất nhiều người cho rằng đó chính là luyện công (luyện động tác), đây là nhận thức vô cùng phiến diện. Luyện động tác chỉ là thứ yếu, tu tâm tính mới là chủ đạo. Đạo gia thường giảng “thanh tịnh vô vi”, kỳ thực chính là chỉ tu tâm. Người tu luyện chỉ khi trọng đức tu tâm tính mới có thể đề cao tầng thứ. Thiết nghĩ, những “người nổi tiếng” mà tâm danh lợi, tâm tranh đấu rất mạnh kia họ có thể tĩnh lại hay không? Những tâm bất hảo này sẽ can nhiễu tới họ, làm họ suy kiệt, họ có thể tăng công hay không? Có những người ngay cả yêu cầu cơ bản nhất là “trừng tâm quả dục” (lắng tâm ít dục) còn chưa làm được, còn nhắc tới tu luyện gì đây? Làm sao có thể trường sinh đây?

Cũng có người dưới sự khống chế của tâm danh lợi hoặc chạy theo thời thượng hoặc muốn nổi trội khác người mà đã tùy tiện sửa đổi động tác thái cực, làm ra những thứ loạn bậy lừa người. Trong những công pháp chân truyền đều có huyền cơ, không thể tùy ý thay đổi, dù cho bạn chỉ thay đổi một chút thì đã không phải là thứ đó rồi. Những thứ lừa người như vậy đôi khi trái lại lại gây họa hại cho con người, có mấy người có thể biết được điều này?

Thái Cực chính tông đã thất truyền khiến rất nhiều người ôm chí chân tu phải bó tay thở dài.

Theo Minh Huệ Net

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?