Những chuyện ‘vui vui’ chỉ có ở Việt Nam thời bao cấp

10/11/11, 16:27 Tin Tổng Hợp

Có lẽ, vào thời kỳ đó, con người sống hồn nhiên, yêu thương nhau, nên họ dễ dàng vượt qua những khốn khó…

Xếp hàng mua thịt… suýt lạc mất con

Nhớ lại chuyện thời bao cấp, trên trang Yume, thành viên AnhVan_1959 chia sẻ: Hôm nay nghỉ ở nhà, nấu cơm ăn xong ngồi chuyện trò vui vẻ cùng các con, chả mấy khi nhà đông vui thế này. Các con bận đi làm cả tuần, thế nên bình thường bữa cơm chỉ có 2 ông bà ngồi với nhau.

Ngồi nhìn thằng con trai đã trưởng thành, đẹp trai, trắng trẻo mà nhớ cách đây 25 năm. Khi ấy nó mới 4 tuổi được mẹ đón từ mẫu giáo Bình Minh về, tiện thể mẹ dắt con ra chợ Bưởi xếp hàng mua mấy lạng thịt theo tiêu chuẩn tem phiếu.

Những chuyện 'vui vui' chỉ có ở Việt Nam thời bao cấp

Tem phiếu thời bao cấp

Lúc mới xếp hàng, mẹ vẫn cầm tay con, hai mẹ con chuyện trò ríu rít. Đến khi sắp đến lượt, mẹ buông tay con ra và bảo đứng chỗ gốc cây cạnh đó đợi mẹ. Chen chúc nhau mua được mấy lạng thịt, chui ra khỏi đám người đông đúc, nhớ đến thằng con, vội chạy ra thì nó đi đâu mất rồi! Thế là gọi con khản cổ mà không thấy con đâu. Tôi ngồi thụp xuống, nước mắt chứa chan. Lạc mất thằng bé rồi, thế này về biết nói sao với gia đình nhà chồng, với chồng đây?

Bĩnh tĩnh lại nào! tôi tự nhủ và phóng xe một mạch về nhà. Trên đường về chịu khó nhìn hai bên đường xem có thằng bé không? Về đến nhà thì đã thấy con đang đứng ở sân khóc thút thít và xung quanh là ông bà nội và các cô em chồng.

Tôi ôm chầm lấy thằng bé như sợ ai cướp mất nó lần nữa, hai mẹ con cứ khóc như mưa. Một lúc sau hỏi nó: – Ai đưa con về? Nó nói: – con tự về, con cứ đi dọc đường tàu điện, con nhớ đường mà.

Tôi lại hỏi: – Ai dắt con sang đường? Nó nói: – Lúc con chuẩn bị sang thì có một bà già gần nhà mình nhận ra con, bà ấy dắt con sang đường và đưa con về nhà.

Đúng là phúc nhà tôi to lắm, nếu cháu nó làm sao thì chắc tôi không sống nổi.

Những chuyện 'vui vui' chỉ có ở Việt Nam thời bao cấp

Xếp hàng mua thực phẩm thời bao cấp

Cũng chuyện xếp hàng mua đồ thời bao cấp, thành viên MeCao (webtretho) hồi tưởng: Sáng chủ nhật, mẹ và các chị bận rộn đi xếp hàng mua đủ thứ: dầu hoả, gạo, thịt, rau; tớ còn bé tẹo nên mẹ hay nhốt trong nhà. Một lần, để được theo mẹ, tớ khóc vỡ làng nước, nên mẹ xách theo đi xếp hàng mậu dịch. Đến chỗ bán thịt, mẹ thấy hàng xếp rất dài nên dí tớ vào hàng và bảo “con đứng đây xếp hàng cho mẹ, đứng ngay sau cô áo trắng này và trước cô áo xanh này nhé. Mẹ tranh thủ sang xếp hàng bên kia mua gạo đã”. Con bé xếp hàng nghiêm túc ghê lắm, bám sát cô áo trắng.

Nhưng vấn đề nghiêm trọng xảy ra: đến lượt rồi mà không thấy mẹ đâu, con bé khóc làng khóc nước, bị tụt lại sau 1 người, rồi người nữa, người nữa… mãi vẫn không thấy mẹ. Đến trưa, cửa hàng gạo đóng cửa vẫn không thấy mẹ, mà chẳng dám bảo cô mậu dịch viên đưa hộ về nhà.

Hoá ra mẹ mua gạo nhanh quá, thấy hàng thịt xếp còn lâu mới đến lượt nên tranh thủ đạp xe về nhà cất bao gạo, tự nhủ quay lại đến lượt là vừa. Rồi mẹ về nhà, có bác bưu tá gửi thư của dì, mẹ đọc xong, nhìn đồng hồ đến giờ thổi cơm… Khi “ghế” xong nồi cơm thì chị cả mua dầu hoả về, mẹ mới tá hoả… quên tớ đang đứng xếp hàng mua thịt. Mẹ hớt hải phi ra thì ra con bé đói quá, lại buồn ngủ, nên ngồi bên bậc thềm hàng gạo ngủ gật. Và bây giờ, mẹ tớ hay khoái kể chuyện này lại cho mọi người nghe.

“Lần ăn” từng bữa

Thành viên Tookies chia sẻ trên diễn đàn quansuvn: Ấn tượng của em về thời ấy chỉ còn chút xíu – rất mờ nhạt vì em sinh 1980. Đến 1986 là bắt đầu đổi mới rồi – lúc đấy, nhà em (thực ra có 2 mẹ con, bố đóng quân xa nhà – một năm về được một hai tuần) mới hết đói. Nhưng em nhớ năm 86 – cũng là năm miền Bắc mất mùa – đói – có cả người chết vì đói tuy không nhiều. Học sinh cấp III ở trường mẹ em dạy có mấy anh chị đói lả – ngất trên lớp học. Lúc đó, em mới 6 tuổi – nhớ lần dậy sớm mang sổ đi ra lương thực đong gạo thay mẹ ốm nằm nhà – được có mấy ký gạo. Về lại bắc bếp lũn cũn nấu cho mẹ. Em vẫn không thể quên cái cảnh vo gạo: cho vào nước, gạo đỏ quạch, nổi lềnh bềnh. Nếu đãi ra hết chắc chẳng còn gì để 2 mẹ con ăn. Cơm nấu lên đỏ lòm, thêm mùi gạo ẩm mốc. Rồi những bữa ăn sắn thay cơm, trường chỗ mẹ em dạy đi xin được ở mấy cái HTX chia cho mỗi nhà được vài chục ký, thế là nhà nhà ngồi bóc, sát để nghiền ra lấy bột, xắt nhỏ để phơi khô – dự trữ ăn dần…

Năm 1986 là cái Tết đầu tiên em thấy dù chỉ có 2 mẹ con ăn nhưng bắt đầu có thịt heo: thịt nạc thì làm ruốc, thịt mỡ thì rán lên dự trữ ăn dần. Bố em không được về phép nhưng có bác đồng đội làm cùng mang tiêu chuẩn tăng gia về cho hôm 29 Tết. Rồi sau Tết, bố về phép, em bắt đầu nghe thấy từ “đổi mới”, rồi đời sống dần khá lên.

Giờ trưởng thành mới nghĩ, hồi đó mình khổ một thì bố mẹ khổ mười, chắt chiu từng đồng nuôi con ăn học, vượt bao nhiêu là khó khăn. Vậy mà giờ nhiều khi mình vẫn vô tâm, để bố mẹ trăn trở…

Thú vui nhảy tàu

Hòa chung dòng suy nghĩ ngược về quá khứ, thành viên Simon (quansuvn) viết: Nhà em ở trên phố, 4 giờ sáng, đã nghe thấy tiếng tàu leng keng, nên không phải để chuông báo thức. Lúc đó, em và các anh cũng phải dậy để còn đi tàu vào Cầu Giấy học. Mấy anh em ngày nào cũng dẫn nhau đi ra bờ hồ Hoàn Kiếm để đợi tàu điện, có hôm vừa ra đến đầu phố Hàng Đào thì đã nhìn thấy tàu chạy về phía Hàng Gai. Vì sợ muộn học, anh trai em đã bế em nhảy tàu và dặn “không được về mách Ba đâu nhé!”. Nhưng vì ba mẹ dặn không được nói dối, nên em vẫn “hớt lẻo”.

Những chuyện 'vui vui' chỉ có ở Việt Nam thời bao cấp

Thú vui nhảy tàu thời bao cấp

Tàu chạy dọc theo Hàng Bông, Cửa Nam, Nguyễn Thái Học, Kim Mã, Voi Phục, rồi bến cuối cùng là Trường Đại học Giao thông. Mấy anh lớn nhà em học ở Yên Hoà, còn em và 2 anh gần kề học ở Dịch Vọng.

Dù em chưa nhảy tàu bao giờ nhưng vì các ông anh nhảy tàu nhiều quá nên cũng biết. Cái món nhảy tàu “sành điệu” nhất thời bấy giờ gọi là “nhẩy bổ” (nhảy xuống đấy); còn nhẩy lên thì có một kiểu duy nhất hay sao ấy… Nghĩ lại mà cười chảy ra nước mắt… Đúng là trẻ con thời đó khổ thật, không có gì chơi, vì vậy nhẩy tàu chắc là thú vui của tụi con trai thời bấy giờ.

Trong khi đó, thành viên Saovang kể: Nhân cái chuyện tàu điện, ngày xưa em ở phố Phùng Hưng, đi học trường Thăng Long, cũng toàn nhảy tàu thôi. Phố Phùng Hưng là đoạn thẳng rất dài nên tàu chạy nhanh lắm, nên một lần, em suýt gãy chân vì cái kiểu nhảy “bổ” ấy đấy, may mà tàu dừng lại kịp vì vừa đến ga (chỗ ngã tư Phùng Hưng và Trần Phú).

Theo Đất Việt

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện về một người hùng và người cha mafia

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Chuyện về một người hùng và người cha mafia

    Chuyện về một người hùng và người cha mafia

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La