81 nạn trong Tây Du Ký, quan nào khó qua nhất?
Một trong những danh tác ngồi cả ngày không bàn hết chuyện đó là Tây Du Ký. Ngoài nguyên tác của Ngô Thừa Ân, bản phim 1986 là tác phẩm điện ảnh vượt thời gian có thể chuyển tải gần như trọn vẹn những gì cần phải nói trong sách. 4 nhân vật phải trải qua đúng 81 kiếp nạn mới thỉnh được chân kinh, đồng thời tu thành chánh quả, vậy quan ải nào khó qua nhất trong 81 nạn kia?
1/ Đường Tăng
Hình tượng sâu đậm nhất mô tả phong thái của bật tu luyện, Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử vì sơ xuất trong một lần khinh nhờn Phật pháp nên mới phải bị đọa, tu đã qua 10 kiếp, đây là kiếp cuối cùng để tạo dựng công đức, thỉnh kinh, vượt qua ma mạn, tu thành chính quả.
Tuy không mang theo pháp lực hay khả năng gì đặc biệt, mù mờ không thấy tương lai sẽ phải ra sao, nhưng bằng tính tâm tràn đầy, không ngại hiểm huy, được các đồ đệ phò trợ ông cuối cùng cũng đến được đất Phật.
Nếu so khả năng nhẫn, và cố gắng. Đường Tăng xứng được đứng đầu.
2/ Tôn ngộ không
Tôn Ngộ Không từng đánh tung cả thiên đình địa phủ lẫn long cung, xưng hùng xưng bá, nếu không phải Như Lai Phật Tổ ra tay thì không biết sẽ còn thế nào. Thế mà đến lúc đi lấy kinh thì chiêu thức hay dùng nhất của Tôn Ngộ Không là… gọi cứu viện. Ngũ phương yết đế, nhị thập bát tú, Na Tra Thái Tử, Nhị Lang Thần, Cửu Diệu Tinh Quân, Linh Cát Bồ Tát, Di Lặc Phật Tổ… gần như trên trời có bao nhiêu người là mời hết xuống. Nhất là Quan Âm Bồ Tát, không biết phải chạy vạy bao nhiêu lần.
Phần vì Tôn ngộ không dấn thân đường tu hành, nên công lực có lẽ bị hạn chế và “cất đi bớt”, nên nhiều lần bị lao tâm khổ trí, suýt mất cả mạng chỉ vì vài con tiểu yêu vớ vẫn.
Người giảng Phật pháp nhiều nhất truyện, không phải Đường Tăng, mà chính là Tôn Ngộ Không, hơn nữa lại giảng giải rất sinh động thiết thực, đúng nơi đúng lúc. Khi Đường Tăng vô tình than thở đường đi khó, không biết bao giờ mới tới Linh Sơn, Ngộ Không nói: có lòng thành thì dưới chân là Linh Sơn. Đường Tăng phục sát đất!
Ở Trần Gia Trang sau khi thu phục xong Linh Cảm đại vương, có con rùa lớn muốn chở bốn thầy trò qua sông, Đường Tăng lại sợ ngồi lên không vững, Ngộ Không nói: vật này tu luyện lâu năm có linh tính, hiểu tiếng người, ắt không nói khoác. Đường Tăng lại phủ phục!
Vì sao vậy? Vì phải kinh qua thực tế nhiều mới dễ ngộ đạo, chỉ niệm kinh không hành theo thì sao có thể gọi là ngộ?
3/ Kiếp nạn lớn nhất
Kiếp nạn lớn nhất của Đường Tăng là đoạn nào? Lần nào cũng bị yêu quái dọa ăn thịt, nên chắc không phải những lần suýt bị ăn thịt. Kiếp nạn lớn nhất chắc là những lần bị… yêu.
Bị mấy con yêu nữ như bọ cạp tinh, chuột tinh đòi kết hôn thời chả kể làm gì, vì dù sao người và yêu quái cũng khác loài, tuy mấy thứ yêu quái đó có hình dong mĩ nữ thật, nhưng kết hôn với chúng thế nào cũng có ngày dính độc mà chết, người thường cũng hiểu cái lẽ đó.
Cái nạn lớn nhất là nạn nữ vương nước Tây Lương: vinh hoa phú quý có, mĩ nữ cũng có. Người ta có khi bị dọa giết vẫn chạy qua, chứ bị cả danh – lợi – tình một chỗ thì… gần như không ai thoát. Tiền, tình, quyền, cả ba thứ đó cùng lúc đánh vào Đường Tăng, làm sao có thể tỉnh bơ mà bước qua được?
Ánh mắt nữ vương lúc chia tay Đường Tăng, giọng nói nữ vương lúc gọi “ngự đệ ca ca”, tha thiết, bi thương, ngọt ngào, níu kéo, đủ cả. Đường Tăng đã dứt áo lên ngựa, mà phải ngoái đầu lại nhìn, rồi vội quất ngựa đi mau, sợ nếu còn trù trừ thì không đi nổi. “Đáng sợ” hơn cả là trước đó Đường Tăng còn thốt ra câu “nếu có duyên xin hẹn kiếp sau”???
Bởi vậy mới nói, “hạnh phúc” thế gian có khi lại là thuốc độc huy hiểm hơn cả những thống khổ, ma nạn mà bậc tu hành gặp phải.
Bruce Phan, theo Mặc Nhiên Đường
>>> Jerusalem được công nhận là thủ đô của Israel – Phúc báo cho một dân tộc dám đứng lên vì chính nghĩa