Ở bẩn thì ít ốm?
Ranh giới vàng giữa bẩn và sạch
Bất chấp mọi cố gắng, số tử vong do bệnh tật từ đầu những năm 1980 trên toàn thế giới tăng gấp rưỡi. Riêng ở Mỹ bệnh tụ cầu khuẩn vàng mỗi năm đã làm trên 20.000 người chết, dù ở nước này mức sống cũng như các chỉ số kinh tế – xã hội (trong đó có tiêu chuẩn vệ sinh) rất cao.
Đôi khi để vi trùng tự do phát triển lại có lợi cho sức khỏe của trẻ hơn người ta tưởng. Ảnh minh họa. |
Nhóm các nhà khoa học trường Đại học San Diego (Mỹ) khi nghiên cứu tế bào da người và chuột lang đã cố tình cho nhiễm tụ cầu khuẩn. Họ biết vi khuẩn này thường liên quan đến nhiều bệnh nguy hiểm (viêm màng não, nhiễm trùng máu, một số bệnh viêm phổi, bệnh đường ruột…) nên đã tăng tính bảo vệ của cơ thể và khả năng chống viêm nhiễm.
Những thí nghiệm của họ đã chứng minh, một trong những hoạt động sống của tụ cầu khuẩn tác động lên lớp ngoài của da có tác dụng hấp thụ lượng melatonin dư thừa. (Hocmon này điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch đối với nhiễm trùng từ bên ngoài và khi dư có thể làm phát triển các bệnh tự miễn dịch khác nhau). Kết quả là nhờ chúng mà quá trình nhiễm trùng lại bị chặn đứng.
Hóa ra, tụ cầu khuẩn chơi trò hai mặt. Một mặt, nó buộc hệ miễn dịch phải hoạt động tối đa để chống nhiễm trùng, một mặt nó làm cho sự viêm nhiễm không nguy hiểm đối với con người.
Hiện tượng này minh họa cho một điều là đôi khi bẩn (để vi trùng tự do phát triển) cũng có lợi. Nói cách khác, có một “ranh giới” vàng giữa bẩn và sạch cần được xác định và duy trì.
Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh, trong nhà nên có một lượng bụi nhất định để… bảo vệ sức khỏe. Họ còn khuyên: Mỗi tuần chỉ nên lau thật sạch nhà cửa 2-3 lần chứ không phải mỗi ngày một lần như chúng ta thường làm (có lẽ trong điều kiện phố xá ít bụi ở phương Tây mà thôi!)
Vườn trẻ là môi trường chống dị ứng
Nhóm các nhà khoa học trường Đại học Manchester do tiến sĩ Nikolaus Nikola lãnh đạo thu được không ít những kết quả thú vị khi theo dõi tình hình bệnh tật của hơn 5.000 trẻ em từ ngày sinh đến khi chúng lên 5. Họ thấy các em đi nhà trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi bị hen suyễn ít hơn 2,5 lần so với các em cùng trang lứa, được chăm sóc – tuy rất cẩn thận – ở nhà. Các em đi nhà trẻ sau 1 tuổi bị hen suyễn ít hơn 35%. Theo các tác giả, một trong những nguyên nhân là số lượng vi khuẩn gây dị ứng ở các em đi nhà trẻ giảm hẳn.
Nhà trẻ chính là nơi thường tiếp xúc với sự nhiễm trùng, nhưng lại “rèn luyện” được hệ miễn dịch của chúng, giúp chúng giảm nguy cơ dị ứng. Song đó mới chỉ là một trong nhiều cái lợi khác.
Một sự kiện đáng chú ý là các trẻ mà cha mẹ quá quan tâm đến việc vô trùng môi trường lại rất dễ mắc những bệnh tim mạch khi trưởng thành (mặc dù thoạt nhìn chẳng thấy chút liên quan nào và thời gian lại quá xa nhau). Cơ chế cũng như trên. Khi hệ miễn dịch do không được “tôi luyện” trong môi trường mà bị yếu đi, thì áp huyết tăng cao, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Môi trường vô trùng có nguy hiểm gì?
Học thuyết về vai trò của vi khuẩn đối với cơ thể người liên quan đến tên tuổi của nhà bác học Nga được giải Nobel y học là Ilya Ilitch Metchnikov năm 1908. Từ năm 1907, ông đã viết rằng nhiều tập hợp vi khuẩn, cư trú trong ruột người, quyết định cả sức khỏe tâm thần và thể chất của con người.
I.I. Metchnikov đã chứng minh da và những chất nhầy ở người là những màng sinh học chứa hàng trăm loại vi trùng. Mặc dù vậy, chúng lại là kẻ bảo vệ sức khỏe cho chúng ta. Trong thời gian vừa qua, người ta thu được những dẫn chứng quan trọng chỉ ra rằng hệ vi khuẩn đường ruột có những chức năng sinh lý quan trọng. Đặc biệt nó bảo vệ người khỏi sự xâm nhập quần thể vi sinh vật gây bệnh từ bên ngoài và trấn áp sự phát triển của những mầm bệnh vốn có bên trong cơ thể. Ngoài ra, các vi trùng, vi khuẩn cư trú nơi ruột già tham gia tích cực vào việc thực hiện chức năng bảo vệ theo kiểu miễn dịch.
Các nhà khoa học trường Đại học Chicago (Hoa Kỳ) đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu, theo dõi sức khỏe và sinh hoạt của trẻ em các nước đang phát triển, từ khi mới ra đời đến khi 22 tuổi. Họ chú ý đến điều kiện vệ sinh dịch tễ trong nước và tình trạng kinh tế xã hội của các gia đình.
Họ so sánh những số liệu thu được với các số liệu tương đương của trẻ em nhóm tuổi này ở Mỹ. Mỗi chỉ số sinh học nói lên một khía cạnh. Ví dụ các chỉ số về máu cho phép đoán nhận nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch… Kết quả cho thấy giới trẻ ở Mỹ có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn nhiều lần so với các bạn cùng trang lứa sống ở Philippin chẳng hạn.
Theo một trong những tác giả của công trinh nghiên cứu – giáo sư MaDade – trong sinh hoạt thường ngày, trẻ em Philippin ó nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm hơn nhiều so với trẻ em Mỹ, mức sống lại cách nhau rất xa. Vây mà, nếu nói về khả năng chống lại những nguy hiểm đầy rẫy xung quanh chúng, trẻ em Philippin trội hơn hẳn trẻ em Mỹ.
Giáo sư МcDade nói: “Có thể kết luận môi trường vô trùng ở giai đoạn đầu đời quy định mức độ phát triển các phản ứng viêm nhiễm dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm khi trưởng thành”.
Ý tưởng “ngông cuồng” của xã hội văn minh
Một ý tưởng ngông cuồng của xã hội văn minh là bằng mọi giá che chắn cho một đứa trẻ cho đên tuổi trưởng thành khỏi các vi sin
h vật và tác nhân gây bệnh càng nhiều càng tốt. Việc thực hiện bằng được cố gắng đó đã tước bỏ những sự rèn luyện cần thiết của hệ miễn dịch đang phát triển, mà thiếu những sự rèn luyện ấy, chúng không thể thíh nghi được với cuộc sống khi trưởng thành.
Ông McDade cho biết ông là cha của một đứa trẻ lên hai. Ông không bắt con tránh khu trang trại gần đó, nuôi lợn, dê và các gia súc khác, mà cho phép chúng chơi tự do quanh trại (trong khi giáo sư Nikolaus, trường Đại học Manchester khuyên mọi người đều nên cho con em minh đi nhà trẻ).
Nếu như các bậc cha mẹ muốn cho con mình phát triển các chức năng nhận thức của bộ não phải để chúng tiếp xúc với môi trường xã hội xung quanh, thì muốn chúng khỏe mạnh và dày dạn, cần cho chúng tiếp xúc với vi trùng, vi khuẩn ở một mức độ nhất định.
Tại mức độ đó, ở hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch sẽ hình thành một sự thích nghi bền vững với môi trường sống. Nếu bứt chúng ra khỏi môi trường ấy là tước bỏ của chúng những thông tin cần thiết về mặt tinh thần cũng như sự miễn nhiễm về mặt thể chất để phát triển.
Có thể chúng ta nhăn mặt, nhưng ông giáo sư đại học người có uy tín hàng đầu về vệ sinh học kể về đứa con 2 tuổi của mình thế này: Khi chiếc kẹo mút của con tôi đang ăn rơi xuống sàn, tôi bảo nó: Nhặt lên ăn tiếp đi, con!
Bảo Châu (Theo Medpulsse)/Vietnamnet