Các kỹ năng sống sót sau thảm họa (P1)

06/09/11, 22:42 Sức khỏe

Khi động đất, trẻ em Nhật bản biết cách nấp dưới bàn. Một cô bé đã cứu sống hàng trăm người trên bãi biển Ấn Độ khi sóng thần sắp ập đến nhờ những dấu hiệu nhận biết mà cô học được. Một thanh niên người Mỹ biết cách phủ khăn ướt và cứu thoát những nạn nhân ra khỏi cơn hỏa hoạn, trong khi những người khác chỉ biết đứng nhìn… Dưới đây là 1 số cách cơ bản khoa học để đối phó với các trường hợp thiên tai đặc biệt….


Bạn làm gì để tránh phơi nhiễm phóng xạ?

Nỗi lo lắng của những người đang trú ẩn ở Fukushima (Nhật Bản), nơi vừa xảy ra 3 vụ nổ tại ba lò phản ứng hạt nhân đang tăng lên. Dưới đây là 5 sự thực sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc phơi nhiễm phóng xạ, do tiến sĩ Richard Besser đưa ra trên ABC:

- Tin180.com (Ảnh 1)

Khi có tình huống khẩn cấp về phóng xạ, bạn nên ẩn náu ở sâu, kín nhất có thể, chẳng hạn dưới hầm, trong phòng kín, chất nhiều đồ đạc bên ngoài. Với mỗi centimet dày hơn, lớp chắn này sẽ bảo vệ bạn tốt hơn khỏi nguy cơ chết người. Ảnh: ki4u. com.
– Phóng xạ vẫn phát sinh trong môi trường tự nhiên, và gần như có mặt ở khắp nơi trên trái đất. Nhiệt độ, ánh sáng và vi sóng đều giải phóng ra một vài dạng bức xạ. Urani, thori và radi vẫn thường phát xạ tự nhiên trong lớp đất trên bề mặt. Chúng ta hàng ngày vẫn tiếp xúc với dạng phóng xạ này song nó thường không bị xem là nguy hiểm.

– Cơ thể chúng ta luôn phải tiếp xúc với một lượng nhỏ phóng xạ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch Mỹ, khoảng 80% sự tiếp xúc này đến từ các nguồn tự nhiên, và 20% còn lại từ các nguồn phát xạ nhân tạo, chủ yếu là chụp X quang. Nhìn chung, các nhà khoa học không tìm thấy lượng phóng xạ mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày gây ra nguy hiểm gì.

– Trong một vụ nổ hạt nhân, mọi người tiếp xúc với một lượng lớn phóng xạ trong một thời gian ngắn và có thể xuất hiện hội chứng nhiễm xạ cấp tính (ARS). Trong vòng vài tiếng đầu sau khi tiếp xúc, người nhiễm xạ có thể thấy buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và da bị xạm đen. Qua thời gian, phóng xạ có thể gây hủy hoại tủy xương và gây ra chảy máu trong cũng như các bệnh nhiễm trùng khác. Hầu hết những người không hồi phục được sau cơn ARS sẽ chết trong vòng vài tháng.

– Chính quyền địa phương nên có kế hoạch trong trường hợp có sự cố khẩn cấp về phóng xạ. Hãy tìm đọc để hiểu kỹ kế hoạch chuẩn bị khẩn cấp này và có lộ trình sơ tán hợp lý.

– Trong tình huống khẩn cấp về phóng xạ, chẳng hạn lo ngại sẽ có một vụ nổ hạt nhân, bạn được khuyến cáo nên tạo ra “nơi trú ẩn tại chỗ”. Điều đó có nghĩa là bạn nên ở trong nhà hoặc công sở, hoặc một khu vực phòng kín. Để giúp cho nơi trú ẩn của mình an toàn hơn, bạn nên: Đóng và khóa tất cả các cửa ra vào và cửa sổ; Tắt quạt, điều hòa không khí hoặc bất kỳ thiết bị nào làm cuộn khí từ ngoài vào; Chui xuống hầm hoặc vào phòng hẹp; Bật radio để nghe xem các bản tin mình phải làm gì.

Uống gì để phòng nhiễm phóng xạ?
Người dân trên quần đảo Nhật Bản, đang đối mặt với mối đe dọa bị nhiễm phóng xạ. Nhà chức trách đã phát ngay cho mọi người trong vùng nguy cơ viên nén i-ốt kali. Tại sao họ lại dùng nó để phòng nhiễm phóng xạ?
Theo hướng dẫn trên tờ doctissimo (Pháp), I-ốt là một phương thức phòng ngừa ung thư tuyến giáp.

Ngay khi một lò phản ứng hạt nhân gặp sự cố, giống như thảm họa mới xảy ra tại Nhật, một lượng lớn phóng xạ có thể thoát ra ngoài.

Lượng phóng xạ này xuất hiện dưới dạng i-ốt phóng xạ, và sẽ ảnh hưởng đến dân cư xung quanh khu vực bị nhiễm xạ. Loại i-ốt độc hại này có xu hướng đọng lại ở tuyến giáp, do vậy làm tăng nguy cơ xuất hiện hạch tuyến giáp cũng là các tế bào ung thư. Hoặc ung thư tuyến giáp cũng có thể xảy ra do triệu chứng suy chức năng của tuyến.

Khi đó, việc dùng ngay viên nén i-ốt kali sẽ cho phép giảm nguy cơ nhiễm i-ốt phóng xạ: I-ốt kali sau khi uống sẽ đọng lại trên tuyến giáp, làm bão hòa khả năng hấp thụ của cơ quan này và ngăn cản i-ốt độc hại (phóng xạ) đọng lại trên tuyến giáp.

Khi uống I-ốt kali sẽ đọng lại ở tuyến giáp. Khi I-ốt phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, sẽ không bị đọng lại và bị đào thải khỏi cơ thế. Ảnh: doctissimo.fr.
Vậy cần dùng với liều lượng bao nhiêu?

I-ốt phòng ngừa ở dạng viên nén i-ốt kali (iodure de potassium), phải uống ngay lập tức sau khi biết khu vực sống bị nhiễm phóng xạ.

Cách xử trí khi có sự cố phóng xạ

Bạn làm gì nếu biết nơi mình ở có phóng xạ? Hoảng loạn, tung tin đồn không phải là giải pháp; mà phải bình tĩnh làm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Để tránh nhiễm xạ trong, có thể đeo găng tay, khẩu trang…
Dưới đây là những hướng dẫn xử trí cho người dân do Chính phủ Nhật đưa ra, được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN) dịch ra tiếng Việt.

- Tin180.com (Ảnh 2)

Khi có sự cố hạt nhân (tức là có sự rò rỉ phóng xạ khỏi cơ sở hạt nhân), để bảo vệ cơ thể mình khỏi nhiễm xạ ngoài, bạn cần:
– Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt)
– Bảo vệ bằng thời gian (thời gian tiếp xúc phóng xạ càng ngắn càng tốt)
– Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bê tông)

- Tin180.com (Ảnh 3)

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong, bạn nên:

– Tránh việc hít phải chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay)
– Tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn nước và thức ăn nhiễm xạ)

- Tin180.com (Ảnh 4)

Tùy thuộc vào số lượng, phóng xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người. Trên hình là các nguồn phóng xạ tự nhiên mà con người nhận được mỗi năm. Trong các loại vật liệu thì chì có tác dụng ngăn cản tia phóng xạ tốt nhất.

- Tin180.com (Ảnh 5)

Nếu được yêu cầu trú ẩn trong nhà, bạn cần chạy vào tòa nhà, công sở nơi gần nhất, và thực hiện các yêu cầu như trên hình để đảm bảo an toàn tối đa.

- Tin180.com (Ảnh 6)

Nếu được yêu cầu sơ tán, bạn cần bình tĩnh cho việc này và làm theo các chỉ dẫn như hình vẽ trên. Hãy chắc chắn là bạn đã mang theo thiết bị cần thiết và những thứ quý giá như đài phát thanh, đèn pin, tiền mặt, sổ tiết kiệm, con dấu, quần áo để thay, khẩu trang, khăn tay, thức ăn đồ uống.

- Tin180.com (Ảnh 7)

Nếu đã bị phơi nhiễm phóng xạ, bạn phải rửa và làm sạch nếu thấy cần thiết, đề nghị được kiểm tra mức độ phơi nhiễm. Các chuyên gia sẽ giúp bạn.

Nguyên Phong tổng hợp

(theo bian)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới