Văn hóa Thần truyền: Quan niệm về “Bằng lòng với nghèo khó, hạnh phúc đi theo Đạo”

06/08/14, 17:41 Cổ Học Tinh Hoa

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, danh từ “Đạo” là nói đến quy luật của vũ trụ. Đạo đã trở thành mục tiêu tổng thể của cảnh giới tối hậu trong các loại hình lý thuyết hay trường phái tín ngưỡng ở Trung Quốc. Người Trung Quốc cổ xưa đã tìm kiếm ý tưởng của “Bằng lòng với nghèo khó, hạnh phúc đi theo Đạo” như một sự chỉ dẫn của cuộc sống và sự tu luyện cá nhân họ. “Bằng lòng với nghèo khó, hạnh phúc đi theo Đạo” cũng là một đức tính đã được ca ngợi bởi người Trung Quốc từ xa xưa. “Bằng lòng với nghèo khó” phản ánh một thái độ bình tĩnh, không lo sợ khi con người đối mặt với cuộc sống nghèo đói và sự thiếu thốn vật chất, trong khi “Hạnh phúc đi theo Đạo” phản ánh sự bền bỉ của một con người theo đuổi chân lý. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, với những đức tính như thế của họ truyền giảng đã trải qua lịch sử lâu dài trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, đã cho phép nhiều người dân Trung Quốc trở nên hài lòng với đói nghèo và hạnh phúc đi theo Đạo. Những cá nhân này đã không động tâm bởi sự nghèo đói và giàu có, cũng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác bên ngoài. Họ kiên định sự theo đuổi của mình và đã tu Đạo, ngộ Đạo, và đắc Đạo như là niềm hạnh phúc lớn nhất của họ. Đây là một vài ví dụ.

Điều Khổng Tử và Nhan Hồi bằng lòng

Khổng Tử nói: “Với gạo thô để ăn, nước trắng để uống, và với khuỷu tay của mình như một chiếc gối, tôi vẫn có niềm vui ở giữa những điều này. Tiền tài và danh vọng được mua bởi những điều giả dối chỉ là những dám mây trôi nổi đối với tôi.” (Luận Ngữ của Khổng Tử). Điều đó để nói, nếu những gì con người làm một cách chính đáng, thì họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc thậm chí người đó có thể chỉ ăn thức ăn không ngon, uống nước trắng, và sử dụng khuỷu tay của mình như một chiếc gối. Khổng Tử cũng mô tả bản thân mình theo cách này, “Ông là một con người giản dị, người mà theo đuổi sự say mê của mình về kiến thức quên cả bữa ăn, người mà trong niềm vui đạt được sự hiểu biết mà quên đi những muộn phiền, và người mà không cảm thấy mình đang già đi.” (Luận Ngữ của Khổng Tử). Khi khen ngợi người đệ tử của mình là Nhan Hồi, Khổng Tử nói: “Thật đáng khâm phục đức hạnh của Nhan Hồi! Anh có thể sống một cuộc sống trên một đường phố nhỏ hẹp với một cái rổ tre nhỏ để đựng gạo và một cái gáo bầu (chiếc gáo làm bằng quả bầu) để đựng nước. Trong khi những người khác không thể chịu đựng cảnh túng quẫn như thế, điều đó không làm ảnh hướng niềm vui thú của anh ta.” (Luận Ngữ của Khổng Tử). Với những cá nhân đáng khâm phục như Khổng Tử và Nhan Hồi, niềm vui của họ không nằm trong những thứ vật chất, mà trong sự theo đuổi tinh thần. Con người nói chung gọi niềm hạnh phúc của họ, điều mà đến từ sâu thẳm tâm hồn họ thông qua đồng hóa bản thân với Đạo, và thái độ của họ hài lòng với đói nghèo và hạnh phúc đi theo Đạo, là “Điều Khổng Tử và Nhan Hồi bằng lòng”.

Khổng Tử đã đề xướng nguyên lý về “Bằng lòng với nghèo khó, hạnh phúc đi theo Đạo” và giữ vững niềm tin vững chắc về “dùng Đạo để cứu độ con người”. Họ tin rằng họ có trách nhiệm với xã hội và có sứ mệnh lịch sử về “nắm giữ những gì đất nước cần như là trách nhiệm của bản thân mình”. Ông chủ trương khai sáng con người bằng Đạo và đức hạnh. Ông thường yêu cầu con người trở nên bằng lòng với nghèo khó, hạnh phúc đi theo Đạo, và cải thiện đạo đức bản thân mình, giải thoát bản thân khỏi sự ham muốn về danh vọng và lợi ích, và không được biến chất nếu mất phương hướng trong cuộc sống. Ông nói: “Lên 15 tuổi, tôi đã có sở thích trong tâm mình về học hỏi sự hiểu biết và Đạo. 30 tuổi, tôi tìm thấy Đạo và đã tự chứng minh [nó]. 40 tuổi, tôi hiểu Đạo và không còn lúng túng bởi mọi thứ. 50 tuổi, tôi hiểu được sự ủy thác của Chúng Thần. 60 tuổi, không có gì tôi nghe mà có thể làm xáo trộn tôi. 70 tuổi, tôi có thể làm theo những gì trái tim tôi mong muốn mà không vi phạm chân lý(Luận Ngữ của Khổng Tử). Khổng Tử giảng cho con người hiểu và làm theo luật Trời, và bằng cách này, một người có thể luôn luôn bằng lòng với nghèo khó và hạnh phúc đi theo Đạo.

Khổng Tử và các đệ tử của ông lấy những luật Trời và sự công bằng như là lý tưởng, đức tin, và là sự chỉ đạo cho mình. Họ suy xét tất cả mọi sự vật dựa trên sự phù hợp hay không phù hợp với Đạo. Họ đã đến nhiều quốc gia để truyền Đạo. Khổng Tử chủ trương rằng nguyên tắc đạo đức nhân loại phải phù hợp với yêu cầu của các luật Trời và tinh thần con người phải phù hợp với luật Trời, để đạt được “sự hòa hợp giữa Trời và con người”. Sau này các học giả Khổng giáo lấy “Điều Khổng Tử và Nhan Hồi bằng lòng” như là lý tưởng trong lĩnh vực tâm linh của mình, điều mà họ sử dụng để làm giàu tâm hồn mình. Họ đã theo đuổi Đạo phi thường và “Sự hòa hợp giữa Trời và người.

Tăng Sâm truyền Đạo

Tăng Sâm, một đệ tử của Khổng Tử, đã viên mãn trong tu luyện cá nhân và hành xử theo giới luật. Ông kế thừa lý tưởng của Khổng Tử và hồng truyền những luật Trời. Ông nói “Một người cao quý không thể đi mà không có khát vọng to lớn và sự kiên trì, khi anh ta gánh vác một trách nhiệm lớn lao và có một hành trình dài để đi.

Tăng Sâm suốt cả ngày làm việc trên đồng ruộng và buổi tối học tập cho đến khuya. Ông đã trải qua một cuộc sống rất nghèo. Khi vua nước Lỗ nghe về đức hạnh cao quý của họ Tăng, ông đã rất quan tâm đến Tăng Sâm. Vua đã quyết định ban cho Tăng Sâm một số đất đai như là một món quà, nhưng Tăng Sâm kiên quyết từ chối không nhận và tiếp tục cuộc sống “mặc áo quần bình dị, làm việc trên đồng ruộng, và thường không nấu ăn cả ngày” của mình (Cuốn sách kể về Khổng Tử và các đệ tử). Sứ giả của vua đã cố gắng để thuyết phục Tăng Sâm: “Tiên sinh đã không cầu điều này, tại sao tiên sinh không nhận nó?” Tăng Sâm trả lời vị sứ giả một cách chân thành:“Tôi thường nghe rằng người mà đã nhận những món quà từ người khác sẽ bị đe dọa bởi người tặng, và người tặng quà sẽ trở nên kiêu ngạo. Thậm chí nếu người tặng không trở nên kiêu ngạo, thì tôi có thể không cảm thấy bị đe dọa hay sao? Hơn nữa, không có công sao được ban thưởng, tôi phải tạo dựng cuộc sống bằng nỗ lực của bản thân mình.” Vì thế Tăng Sâm vẫn sống cuộc sống nghèo khó của mình mà không oán thán hay hối tiếc. Ông đã tìm thấy niềm vui trong cách sống của mình.

Khi Tăng Sâm đến nhiều nước khác nhau, nước Tề muốn phong ông làm Tể tướng; nước Sở có ý chọn ông làm Lệnh Doãn (một tên gọi khác của Tể tướng), và nước Tấn có ý phong ông làm Thượng Khanh (một chức quan lớn trong triều). Tuy nhiên, khi ông thấy rằng đề xướng của mình (điều mà sẽ có lợi cho mọi người) không được chấp nhận, ông kiên quyết từ chối yêu cầu từ những nước này. Ông đã cống hiến cả đời cho dạy học. Ông xây dựng trường học ở nhiều nơi. Sau đó ông đến nước Vệ. Ông và bạn đồng môn Tử Lộ cùng dạy học ở vùng Tây Hà (con sông ở phía Tây), và họ có rất nhiều học trò. Vào thời gian này, bạn đồng môn của ông Tử Lộ làm quan ở nước Vệ. Một số người cho rằng một khi Tăng Sâm đến gặp Tử Lộ, ông sẽ được phong một chức quan lớn và được hưởng nhiều bổng lộc. Tăng Sâm nói: “Tôi đã lấy việc hồng truyền ‘lòng từ bi’ như sứ mệnh của mình, tôi không cầu danh lợi. Tôi sẽ dạy học ở Tây Hà và sống một cuộc sống nghèo khó [mà] đi theo Đạo!” Vì thế, ông đã định cư ở bờ Tây con sông. Nhiều lúc ông không nấu ăn trong vòng ba ngày liền. 10 năm liền ông không hề mua cho mình bất kỳ bộ trang phục mới nào. Mặc dù trải qua cuộc sống nghèo khó như thế, ông luôn luôn cởi mở và lạc quan. Thời gian ngoài giờ dạy học, ông đi dạo trên bờ sông, tận hưởng những làn gió mát, và hát bài “ca ngợi nhà Thương”. Thật là một cuộc sống yên bình và tự nhiên! Ông cũng là tác giả của những cuốn sách kinh điển như Bài học vĩ đại (một trong bốn cuốn sách của Khổng giáo) và Hiếu kinh (Đạo làm con), được lưu truyền cho các thế hệ tương lai của Trung Quốc.

Lưu Vũ Tích với “Căn nhà này, dù tầm thường, nhưng đẹp tuyệt vời bởi đức hạnh của tôi”

Lưu Vũ Tích triều đại nhà Đường đã viết “Đề tựa cho một ngôi nhà tầm thường” nổi tiếng, được bắt đầu: “Một ngọn núi nổi tiếng không phải vì nó cao mà vì thần khí của nó. Một cái hồ có hồn không phải vì nó sâu mà vì long mạch của nó. Ngôi nhà này, dù sơ sài, nhưng ngát hương thơm bởi đức hạnh của tôi. Rong rêu phủ xanh các lối đi; Sắc cỏ lấp đầy khung cửa sổ. Chuyện trò ở đây tất cả đều là những người thông thái không phải dân thường. Ở đây tôi có thể chơi đàn tranh mộc mạc (Đàn tam thập lục Trung Quốc) và đọc kinh Kim Cương của mình. Tôi không bị quấy rầy bởi những chuỗi tiếng ồn của sáo trúc, cũng không phải kiệt sức bởi công việc của quan phủ. Nhà của tôi giống như ngôi nhà cỏ của Gia Cát Lượng ở Nam Dương, hay lều vải của Tử Vân ở Tây Thục. Đúng như điều Khổng Tử đã nói: ‘Ở đâu có thể khiêm nhường hơn thế?’” Áng văn này chứa đựng không đầy 100 chữ, nhưng nó miêu tả trọn vẹn khát vọng của tác giả về sự Bằng lòng với nghèo khó và hạnh phúc đi theo Đạo, cũng như cá tính độc lập của ông không nhuốm bởi bụi trần.

Tại sao tác giả có thể cảm thấy hạnh phúc khi sống trong một căn nhà tầm thường như thế mà không cảm thấy thấp kém? Đó là vì Lưu Vũ Tích cảm thấy rằng chỉ cần ông có thể nâng cao cảnh giới đạo đức của mình, nhà của ông sẽ “ngát hương thơm bởi những đức hạnh của mình”. Vì thế mặc dù trải qua cuộc sống trong căn nhà sơ sài, ông cảm thấy “ở đâu có thể khiêm nhường hơn thế?” Tác giả, trong phần đầu của tác phẩm, đã sử dụng phép so sánh ngọn núi với thần khí và hồ nước với long mạch để miêu tả ngôi nhà tầm thường của mình, điều rất tự nhiên phản ánh ý đồ của tác phẩm. Các chi tiết đầy màu sắc như rong rêu, cỏ xanh, cây đàn mộc mạc, và kinh Kim Cương tạo cho ngôi nhà tầm thường không còn tầm thường nữa, mà trở nên rất tuyệt vời và độc đáo. Với sự miêu tả những người bạn qua lại với ông, khát vọng của ông, cách chơi đàn, và chuyên tâm đọc kinh Kim Cương, tác giả cho rằng căn nhà tầm thường của mình giống như nhà cỏ của Gia Cát Lượng ở Nam Dương hay như chiếc lều vải của Dương Tử Vân ở Tây Thục, cái mà, mặc dù đơn giản và tầm thường, nhưng được khắc ghi bởi các thế thệ tương lai về những khát vọng lớn lao của người chủ của họ.

Tác giả kết thúc bài viết với “Như Khổng Tử nói ‘Ở đâu có thể khiêm nhường hơn thế?’” Điều này trích từ Luận ngữ Nho giáo – Tử Hãn, “Thầy [Khổng Tử] muốn đến sống trong chín bộ tộc hoang dã ở phía Đông. Có người nói: ‘Những nơi đó rất khô cằn và không phát triển. Làm sao Thầy có thể sống ở đó?’ Thầy trả lời: ‘Nếu một người cao quý đến sống ở đó, làm sao có thể trở thành tầm thường đi được’” Điều này chứng tỏ rằng chủ của “căn nhà tầm thường” cũng có những khát vọng của các bậc hiền triết cổ xưa. Mặc dầu tác giả bị đày ải bởi vì làm tức giận giới quý tộc, nhưng ông sẽ không bao giờ từ bỏ khát vọng của mình. Làm sao một căn nhà khiêm nhường như thế có thể trở nên không xứng đáng để cho tôi viết một đề tựa cho nó?

“Ái Liên thuyết” của Chu Đôn Di

Chu Đôn Di vào triều đại Bắc Tống làm quan hơn mười năm. Ông là người trung thực và liêm khiết. Ông xem danh tiếng và quyền lực rất nhẹ và cho rằng quý tộc và giàu có chẳng là gì cả. Khổng Tử và Nhan Hồi là những thần tượng của ông. Ông cai trị vùng mình bằng lòng nhân từ. Trong những năm cuối đời, ông treo ấn từ quan về sống một cuộc sống bình thường. Ông đã thành lập trường học Liêm Khê đưới vách đá Liên Hoa núi Lư Sơn. Vì thế mọi người gọi ông là Liêm Khê tiên sinh. Ông rất yêu quý hoa sen. Ông đào một cái ao và trồng hoa sen trong đó. Ông đặt tên ao là “Ái Liên trì”. Nói về ao sen này, ông đã viết áng văn lưu truyền thiên cổ “Ái Liên thuyết”. Ông đã sử dụng tính chất của hoa sen để tượng trưng cho nhân vật của mình không xu nịnh giới quý tộc và luôn luôn giữ vững cái tôi chân chính của mình.

Chu Đôn Di viết: “Tôi chỉ yêu sen vì nó mọc lên từ bùn mà không bị ô nhiễm bởi bùn. Đầm mình trong nước sạch, nó là tinh khiết không vẫn đục. Nó rỗng ở bên trong nhưng thẳng đứng bên ngoài, không rườm rà cũng như không đâm nhánh. Hương thơm tinh tế của nó lan tỏa xa và rộng. Nó đứng thẳng trong nước, ngay thẳng và duyên dáng. Nó chỉ có thể thưởng thức từ xa mà không được đụng chạm một cách thô tục.” Ông nhận ra hoa sen là loài hoa cao quý trong các loài hoa. Ông ví hoa sen với ý nghĩa tượng trưng cho những đức tính của một người cao quý. “Lớn lên từ bùn mà không bị ô nhiễm bởi bùn” phản ánh tính cách của một người cao quý, người mà, thậm chí trong một môi trường ô trọc nhưng không bị cuốn đi theo dòng ô trọc. “Đầm mình trong nước sạch, nó là tinh khiết không vẫn đục” biểu trưng chân giá trị của một người cao quý, sự chất phác, không lấy lòng mọi người, không khoe khoang bản thân. “Nó rỗng ở bên trong nhưng thẳng đứng bên ngoài, không rườm rà cũng như không đâm nhánh” tượng trưng cho tính chính trực của một người cao quý, cẩn trọng, độ lượng, và đức tính khoan dung. “Hương thơm tinh tế của nó lan tỏa xa và rộng. Nó đứng thẳng trong nước, ngay thẳng và duyên dáng” biểu thị sức mạnh của một người cao quý và tiếng thơm về những đức tính tốt đẹp của người đó. “Nó chỉ có thể thưởng thức từ xa mà không được đụng chạm một cách thô tục.” biểu hiện khát vọng lớn lao của một người cao quý, hành vi trong sáng, thái độ phong nhã, khiến mọi người tôn kính mà không dám xúc phạm.

Sen không bị cuốn đi theo dòng ô trọc, vẻ đẹp của sen nằm trong sự cao quý, tinh khiết, và sự hy sinh của nó. So sánh con người với hoa sen, Chu Đôn Di đã làm nổi bật đức tính của một con người, cần phải có một niềm tin kiên định vào chân lý và đạo đức và cần phải giữ bản thân trong sạch không vẫn đục. Đọc “Ái Liên thuyết” nhắc nhở con người tập trung sức mạnh tinh thần để gạn đục khơi trong và gột rửa bụi trần.

Hai anh em họ Trình bằng lòng với nghèo khó, giữ gìn những đức tính cao quý của mình

Trình Hạo và Trình Di, hai anh em trai, là những nhà triết học và tư tưởng học nổi tiếng thuộc triều đại Bắc Tống. Cả hai đều “học hành chăm chỉ, yêu thích lịch sử, bằng lòng với nghèo khó, và giữ gìn những đức tính cao quý của mình”. Mặc dù họ trải qua cuộc sống khác nhau, họ vẫn tiếp tục học hỏi suốt cuộc đời. Họ tiếp tục dạy học và theo đuổi lý tưởng giống nhau. Trình Hạo làm quan ở nhiều địa phương khác nhau. Ông viết “Chăm sóc dân chúng như chăm sóc bệnh nhân” như là một phương châm để nhắc nhở bản thân mình. Ông cũng nhã nhặn từ chối một món quà hàng trăm cuộn tơ, lụa cao cấp của tể tướng Lữ Đại Phong; ông nói rằng không phải chỉ ông là một người nghèo: “Có rất nhiều người nghèo trong thiên hạ”. Sau khi hoàn thành công việc quan phủ, ông luôn luôn đến dạy các học trò của mình. Trình Di từng dạy học cho Hoàng đế, ông đề xuất với Hoàng đế Triết Tông rằng một người cao quý nên chú ý đến: “Hàm dưỡng tính cách và tu dưỡng đạo đức của mình”. Ông thích gần gũi với những người có phẩm hạnh cao quý và dám đưa ra lời khuyên răn Hoàng đế. Tất cả những điều đó cho thấy rằng hai anh em họ không bị bối rối bởi nghèo khó, thay vào đó họ quan tâm đến những người khác hơn sự giàu có. Hai anh em sau đó đã làm tức giận giới quý tộc và đã treo ấn từ quan trở về quê nhà.

Anh em học Trình đã thể hiện sự cao quý và phẩm chất đạo đức trong các khía cạnh học tập, quản lý và giao tiếp của bản thân ..v.v. Họ tin rằng mục đích quan trọng của giáo dục là để có những học trò theo đuổi những nguyên lý siêu thường, trở thành những con người thiện lương, bảo vệ thế giới, và trở nên phù hợp với những nguyên lý đã được thừa nhận. Mặc dù họ sống một cuộc sống thường xuyên “không có rau” làm thực phẩm, nhưng họ không bao giờ ngừng việc dạy học. Những đức tính cao quý của họ đã được lưu truyền rộng rãi. Vì thế nhiều người đã đến xin làm học trò, thậm chí từ ngàn dặm xa xôi. Những điển cố nổi tiếng như “Trình Môn Lập Tuyết” (xemhttp://en.minghui.org/html/articles/2011/3/23/123981.html) và “Như Mộc Xuân Phong” (các học trò của Trình Hạo cảm thấy rằng họ được học từ ông như được tắm trong một làn gió mùa xuân) đã trở thành câu chuyện cổ tích cho các thế hệ tương lai.

Hai anh em họ Trình đã sáng tác nhiều tác phẩm. Có lần họ đã diễn tả những trải nghiệm của bản thân mình: “Chúng tôi đã học tập dưới sự chỉ dạy của Chu Đôn Di. Ông thường xuyên dạy bảo chúng tôi để tìm thấy điều mà Khổng Tử và Nhan Hồi đã bằng lòng và tại sao họ cảm thấy hạnh phúc”. Họ tin rằng sự đồng hóa với Đạo (luật Trời) và hòa hợp giữa Trời và con người là nằm ở hạnh phúc về tinh thần. Trình Di viết: “Đạo Trời và luật Trời là nguyên nhân chủ yếu để tạo ra tất cả mọi sự vật trên thế giới. Chúng ở trong mọi sự vật và cũng bao hàm mọi sự vật. Mỗi sự vật tồn tại đều có quy luật của nó. Tại sao bầu trời lại ở trên cao, tại sao trái đất lại ở dưới thấp, tại sao mọi sự vật lại tồn tại một cách tự nhiên, tất cả đều có nguyên nhân của nó.” “Một con người thông minh đi theo luật Trời và cũng mong muốn tất cả sự sống đều đi theo như thế”. Trình Hạo viết trong bài thơ của mình: “Tĩnh nhìn vạn vật mà tự đắc, Bốn mùa biến đổi cũng như người, Đạo thông thiên địa ngoài hữu hình, Tư tưởng biến đổi tựa gió mây.” Ông đã hiểu được sự uy nghiêm và siêu thường của Đạo. Niềm vui của ông nằm trong sự hiểu biết tinh thần của Trời và Đất, và những suy nghĩ về vô lượng chúng sinh, cũng như mọi sự vật trong vũ trụ. Ông cũng đã viết bài thơ: “Cách xa hồng trần ba mươi dặm, Mây trắng lá đỏ lướt phiêu phiêu” (“Trăng Thu”); cũng như bài “Bóng mây đáy nước nhàn nhã chiếu, Tiếng nước vang trong tĩnh mùa Xuân” (“Dạo Bờ Trăng”) diễn tả sự bình lặng trong tâm, sự thờ ơ với danh lợi, và sự điềm tĩnh của Trình Hạo.

Có một câu nói cổ xưa: “Không màng danh tiếng và tiền tài mới có thể có những lý tưởng vĩ đại, không an tịnh trong tâm thì không thể nghĩ và nhìn xa.” Có rất nhiều người với đức hạnh cao quý trong lịch sử, họ là những người tu luyện và tìm ra chân lý và luật Trời, cũng như những mẫu người về hàm dưỡng bản thân. Những người tu luyện có niềm vui riêng từ tu luyện. Tu dưỡng bản thân là một niềm vui thích đối với họ. Họ xem nhẹ đói nghèo, giàu có, và danh tiếng, khi họ muốn tu luyện rời xa tất cả những ham muốn vật chất và những chấp trước của con người, giữ lại sự yên bình trong tâm, cảm thấy mãn nguyện và bằng lòng. Niềm hạnh phúc của họ là trong sự hiểu biết về những luật Trời, sự hiểu biết chân lý của vũ trụ và ý nghĩa của cuộc sống, và trong một tương lai tươi sáng! Ý tưởng về “Bằng lòng với nghèo khó, hạnh phúc đi theo Đạo” tượng trưng cho sự theo đuổi của họ về một sự siêu thường, vương quốc tinh thần. Bất kể dưới hoàn cảnh nào, họ giữ vững kiên định vào những đức tính cao quý trong tâm mình và theo đuổi chân lý không ngừng hay bỏ lỡ.

 

Theo minhhue.net 

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng