Hàm lượng vitamin D cao trong khi mang thai giúp bé khỏe mạnh hơn

28/04/14, 13:48 Sức khỏe
* Ảnh “cô bé” từ Shutterstock

* Ảnh “cô bé” từ Shutterstock

Những bà mẹ có hàm lượng Vitamin D cao trong quá trình mang thai sẽ cho ra đời những trẻ khỏe mạnh hơn rõ rệt trong bốn năm đầu đời, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại Học Southampton và được đăng trên Tạp chí Clinical Endocrinology and Metabolism hồi tháng Một.

“Mối liên hệ giữa vitamin D ở sản phụ và sức mạnh cơ bắp của trẻ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe về sau,” trưởng nhóm nghiên cứu Bs. Nicholas Harvey cho biết.

“Đỉnh điểm của sức mạnh cơ bắp trong độ tuổi trưởng thành trước khi suy giảm ở độ tuổi lão hóa và sức cầm nắm trong tuổi trưởng thành có liên quan tới những hậu quả của một sức khỏe kém bao gồm bệnh tiểu đường, những lần té ngã và gãy xương,” Bs. Harvey nói thêm. “Có khả năng rằng một sức mạnh cơ bắp tốt hơn được tìm thấy trong bốn năm đầu đời của trẻ sinh ra bởi những bà mẹ có hàm lượng vitamin D cao hơn sẽ kéo dài cho đến tuổi trưởng thành, và vì vậy có khả năng sẽ giảm bớt gánh nặng của bệnh lý liên quan tới việc suy giảm cơ bắp khi về già.”

Các nhà nghiên cứu đã đo hàm lượng vitamin D ở 678 phụ nữ vào giai đoạn cuối của thai kỳ trong chương trình Khảo sát Nữ giới của Southampton. Các em bé được sinh ra sau đó được khám sức khỏe cơ bắp và sức cầm nắm cho đến khi được 4 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa hàm lượng vitamin D ở các phụ nữ mang thai và sức cầm nắm của con họ về sau. Đồng thời họ cũng phát hiện được mối liên hệ giữa hàm lượng vitamin D cao hơn trong quá trình mang thai với khối cơ bắp tốt hơn khi các bé được 4 tuổi, mặc dù điều này không rõ rệt như đối với sức cầm nắm.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu vitamin D có thể dẫn tới sức mạnh cơ bắp kém hơn ở cả trẻ em lẫn người lớn, nhưng nghiên cứu hiện nay là một trong những lần đầu tiên kiểm nghiệm liệu tình trạng vitamin D của một bà mẹ mang thai có tác động tương tự tới thế hệ sau hay không. Nghiên cứu này là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm xác định cách mà sức khỏe của một phụ nữ mang thai ảnh hưởng tới sức khỏe suốt đời của thế hệ con cái.

“Nghiên cứu này là một phần của chương trình nghiên cứu quy mô hơn tại Đơn vị Dịch Tễ Học Vòng đời MRC (MRC Lifecourse Epidemiology Unit) và Đại học Southampton, cho phép chúng ta hiểu biết về cách thức mà các nhân tố như chế độ dinh dưỡng và cách sống trong quá trình mang thai của các bà mẹ ảnh hưởng tới tố chất cơ thể của trẻ cùng sự phát triển của xương,” nhà nghiên cứu Cyrus Cooper nói.

“Công việc này giúp chúng tôi thiết kế chương trình can thiệp hỗ trợ nhằm tối ưu hóa tố chất thân thể từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, qua đó tăng cường sức khỏe cho các thế hệ tương lai.”

Vitamin D quan trọng cho mẹ và bé

Hàm lượng vitamin D dưới mức tối ưu khá phổ biến ở các phụ nữ mang thai ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. Đây là một vấn đề cần quan tâm ngay cả khi vitamin D không có ảnh hưởng đặc thù tới kết quả của thai kỳ. Trong khi thực tế, vitamin D quan trọng cho một khung xương, hàm răng và chức năng miễn dịch khỏe mạnh, đồng thời có liên hệ tới việc giảm nguy cơ của các bệnh tự miễn dịch, bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng vitamin D còn có ảnh hưởng nghiêm trọng tới phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Theo một nghiên cứu năm 2008 trên Tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism, sự thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ gây tử vong bởi biến chứng tiền sản giật tới 400%. Hàm lượng vitamin D thấp ở các bà mẹ còn có thể dẫn tới hàm lượng canxi thấp ở trẻ sơ sinh, sinh ra chứng co giật trong vài tháng đầu đời.

Các nghiên cứu từ Đại học Y South Carolina đã chỉ ra rằng một chế độ bổ sung vitamin D hàng ngày sẽ giảm đáng kể nguy cơ sinh non, và các nghiên cứu khác đã tìm ra rằng sự thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng tỷ lệ sâu răng ở trẻ em.

Mặc dù các nhà nghiên cứu trước đây lo ngại rằng việc bổ sung vitamin D có thể dẫn tới các dị tật bẩm sinh, nhưng các mối bận tâm này đã bị phá bỏ sau khi nghiên cứu chỉ ra rằng các dị tật bẩm sinh đáng ngờ thực chất là do một khiếm khuyết di truyền gây ảnh hưởng tới sự trao đổi vitamin.

 

—–
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
—–
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng