Văn minh hiện đại, con người hiện đại và bệnh hiện đại

24/03/14, 08:30 Sức khỏe

Tác giả: Chương Đông

[Chanhkien.org] Khoa học hiện đại đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người ngày nay. Con người ngày nay rất thích thú với nền văn minh hiện đại nhưng lại phải chịu đựng những căn bệnh hiện đại.

Nền tảng của khoa học hiện đại là quan sát trực tiếp. Khoa học hiện đại áp dụng các phương pháp kiểm tra định tính và định lượng căn cứ trên những sự vật hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy. Khi đã phát triển đến bước này, nếu chúng ta cùng ngồi lại và tĩnh tâm nhìn lại lịch sử nền văn minh nhân loại, phân tích một cách khách quan các phát hiện khảo cổ và cân nhắc một cách kỹ lưỡng về những hiện tượng kỳ bí trong xã hội này, thì chúng ta sẽ kết luận được rằng nghiên cứu khoa học ngày nay chỉ là một trong nhiều ngã rẽ có thể xảy ra trong quá trình khám phá. Chỉ là ảo tưởng khi tin rằng nền văn minh nhân loại chúng ta là nền văn minh duy nhất từng tồn tại. Nhiều phát hiện đã minh chứng rằng những nền văn minh tiền sử khác đã từng tồn tại. Để khám phá và hiểu biết toàn diện hơn về môi trường sống và vũ trụ mà chúng ta đang sống, con người phải nhận thức rằng có tồn tại các phương pháp khoa học khác, có thể là hoàn toàn khác với khoa học của chúng ta. Nếu cứ bảo thủ chối bỏ các phương pháp khả thi khác thì chúng ta chính là đang dùng cảm tính để tự kìm hãm chính mình, thay vì mang một tư tưởng khoa học chân chính. Nếu người ta đột phá ra khỏi các định kiến, quan niệm và cách suy luận được tiếp thụ từ khi sinh ra, thì nhân loại chắc chắn sẽ tìm ra được một nền khoa học tiên tiến hơn.

Khoa học hiện đại góp phần vào sự hủy hoại và ô nhiễm môi trường sống của con người, đồng thời đưa chất độc vào cơ thể người. Bù lại, nó chỉ mang lại cho con người sự thoải mái nhất thời. Các phát minh khoa học ngày nay dạy người ta phải đấu tranh để có được thành quả vật chất mà họ truy cầu để được đắm mình trong sự đam mê. Một số người cho rằng cuộc sống của chúng ta tốt hơn nhiều so với người thời xưa. Dường như chúng ta không thể hiểu được con người ngày xưa hạnh phúc như thế nào. Thật ra, người xưa sống rất an lạc. Họ hòa hợp với thiên nhiên, với núi rừng, sông biển, chim trời và mây trắng. Họ vô ưu vô lo. Họ sống trong một cảnh giới không bị kìm hãm mà ở đó con người biết và thuận theo Thiên ý. Đây mới là hạnh phúc thực sự, là sự bình an lâu dài, sâu sắc và phong lưu. Nó bồi bổ tâm hồn và thể xác của con người. Vậy mà con người hiện đại chỉ ưa chuộng đấu tranh trong đau khổ, muốn được bận rộn và không bao giờ được tận hưởng niềm vui khi vượt qua được mặt bên kia của một ngọn núi. Nhiều người ngày nay đã đánh mất đức tính, bao gồm sự thận trọng, cần cù, nhẫn nhịn, hòa ái và nhã nhặn.

Trong nền văn minh hiện nay, nhân loại đã và đang phải gánh chịu ngày càng nhiều những căn bệnh hiện đại. Chúng ta giải quyết vấn nạn này như thế nào? Chỉ khi ngừng đặt mình ở góc nhìn của nền khoa học và văn minh hiện đại này, thì chúng ta mới có thể hiểu và giải quyết được.

1. Lối sống không điều độ khiến âm-dương mất cân bằng

Văn hóa Trung Hoa cổ đại tin rằng sự tương hỗ giữa âm và dương đã tạo nên vũ trụ và vạn vật. Sự vận động của vũ trụ, bao gồm mọi vật chất, là chiểu theo quy luật tương sinh và sự cân bằng âm dương. Cơ thể người là một tiểu vũ trụ. Tuy nó có cơ chế hoạt động riêng nhưng vẫn có liên hệ với toàn thể vũ trụ. Người xưa có câu: “Nhân dữ thiên địa tương tham, dữ nhật nguyệt tương ứng” (Người thuận theo trời đất và hòa hợp với mặt trăng mặt trời). “Thuận ứng tự nhiên, ngoại tị tà khí, xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm” (Thuận theo tự nhiên, ngăn ngừa tà khí, nuôi dưỡng khí dương vào mùa xuân và mùa hạ, nuôi dưỡng khí âm vào mùa thu và mùa đông). “Nghịch xuân khí thương can, nghịch hạ khí thương tâm, nghịch thu khí thương phế, nghịch đông khí thương thận” (Chống lại khí mùa xuân sẽ hại gan, chống lại khí mùa hè sẽ hại tim, chống lại khí mùa thu sẽ hại phổi, chống lại khí mùa đông sẽ hại thận). Những điều này dạy con người về mối quan hệ giữa việc điều phối cuộc sống và sự thay đổi của các mùa.

Tại mỗi thời khắc, cuộc sống phải có trật tự và hòa hợp với sự thay đổi của âm dương. Cổ nhân dạy rằng: “Người nào muốn thu khí dương thì phải ở ngoài trời vào ban ngày. Khi mặt trời mọc lúc sáng sớm cũng là lúc khí xuất hiện. Khí lên đến đỉnh điểm vào giữa trưa, và tản dần vào buổi chiều. Cánh cổng khí bị đóng lại sau khi trời tối. Do đó, con người không nên vận động gân cốt sau khi mặt trời lặn. Nếu làm ngược lại với thời khóa biểu kể trên thì cơ thể của người đó sẽ lãnh chịu hậu quả“. Rõ ràng rằng nếu sinh hoạt của con người trái với quy luật của các mùa và âm dương của ngày đêm, cơ thể người sẽ bị rối loạn. Hậu quả là sự mất cân bằng âm dương, có thể dẫn đến bệnh tật. Chẳng phải cuộc sống về đêm và các thú vui thân xác ngày nay đều mất hòa hợp với sự vận hành âm dương của vũ trụ hay sao? Người xưa nói: “Trong số mọi bệnh tật, hầu hết đều gây bởi việc thức dậy sớm, uể oải suốt cả ngày, bị kích thích vào chiều muộn, và vận động mạnh vào ban đêm“. Tức là các dấu hiệu bệnh tật của con người có một mối quan hệ nhất định với sự biến hóa âm dương. Nhiều người đã trải qua những tình huống tương tự và y học hiện đại cũng xác nhận điều này.

Người xưa hiểu Đạo, thuận theo âm dương và tôn trọng các quy luật siêu hình. Họ nghiêm ngặt trong ăn uống, ngủ và thức đều đặn, và không bao giờ lao lực cho công việc“. Hành vi của họ tuân theo quy luật tâm linh. Họ sống cho đến hết số kiếp đã an bài, thường là hơn 100 năm. Nhiều người ngày nay lại khác hẳn. Họ nhậu nhẹt và đắm mình trong những sinh hoạt bất thường. Khi say xỉn, họ đã làm cạn sinh lực của mình. Người ta không biết cách bảo tồn sinh lực và không thu xếp đủ thời gian để phục hồi năng lượng. Nhiều người chỉ tham đắm trong các thú vui. Khi kích động, lúc trầm cảm, hành vi của họ rất thất thường. Đó là lý do tại sao họ bắt đầu yếu đi ở tuổi 50.

2. Dinh dưỡng không cân đối khiến ngũ hành mất cân bằng

Người xưa tin rằng ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành nên mọi vật chất trong vũ trụ, gồm cả thân thể vật lý của chúng ta.

Người xưa có câu: “Ngũ vị hòa điều, bất khả thiên thị” (Năm loại mùi vị phải được giữ cho cân bằng và dù chỉ một vị cũng không thể tách rời ra). “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung” (Ngũ cốc giúp nuôi dưỡng cơ thể, ngũ quả giúp bổ trợ cơ thể; năm loại vật nuôi mang lại nhiều lợi ích, năm loại rau bổ sung dưỡng chất cho cơ thể). Nghĩa là cơ thể cần phải hấp thu chất dinh dưỡng cân bằng và con người không nên chỉ thích ăn một loại thức ăn. “Nếu một trong ngũ hành mất cân bằng sẽ sinh ra các bệnh tật tương ứng“. “Ăn mặn nhiều làm nghẽn mạch máu và đổi màu da. Ăn đắng nhiều làm khô da và rụng tóc. Ăn cay nhiều làm dây chằng nhô ra và tay teo đi. Ăn chua chiều làm yếu cơ bắp và môi nhợt nhạt. Ăn ngọt nhiều gây nhức xương và rụng tóc“. Ngày nay người ta nhấn mạnh khẩu phần ăn cân bằng, nhưng thức ăn mà họ ăn vốn dĩ đã mất cân bằng rồi. Ví dụ như, người xưa nói về ngũ cốc: lúa mỳ, bắp ngô, hạt kê, gạo và đậu. Thử hỏi bao nhiêu người ngày nay ăn đủ những loại hạt này? Thật ra, năm loại mùi vị mà người xưa đề cập đến chính là khái niệm nền tảng cho khoa học dinh dưỡng thuở xưa. Khái niệm của nó rộng lớn hơn nhiều so với dinh dưỡng học ngày nay. Dinh dưỡng học hiện đại biết rằng có nhiều hơn 20 loại dưỡng chất, nhiều loại vitamin, nguyên tố, protein, can-xi, phốt-phát, v.v. Trên thực tế, sự cấu thành nên sự sống trong vũ trụ rất phức tạp và không hề đơn giản như những gì khoa học ngày nay biết được. Dinh dưỡng học hiện đại gọi các dưỡng chất mà họ chưa xác định được là “các nguyên tố chưa biết”. Còn có rất nhiều nguyên tố chưa biết. Người ta cho rằng nhiều triệu chứng bệnh gây bởi thiếu cân bằng dinh dưỡng và không thể được chữa trị đơn giản bằng cách bổ sung can-xi và kẽm. Các khoa học gia ngày nay cũng có thể quan sát được điều này.

Cổ nhân coi cơ thể người là một vũ trụ. Từ góc độ vĩ mô, chúng ta có thể hiểu và khám phá cơ thể người dựa trên âm dương và ngũ hành. Chúng ta có thể lý giải các hiện tượng vật lý trên thân thể căn cứ theo sự vận hành của khí huyết và kinh mạch, sự tương hỗ giữa ngũ hành và cân bằng âm dương. Các phương pháp y học không chỉ nhắm vào hiện tượng bề mặt mà còn nhắm vào căn nguyên ở tầng sâu hơn của cơ thể người. Đây mới là khoa học chân chính. Y học hiện đại biết rằng cơ thể người là một hệ thống phức tạp, nhưng nó chỉ nghiên cứu ở bề mặt và các hiện tượng liên quan. Hiểu biết của nó về cơ thể người rất lẻ tẻ và hời hợt. Cách điều trị của nó cũng không bao quát và rất nông cạn. Vì nó chỉ nhắm đến tầng bề mặt, hiệu quả cũng hiện ra ngoài bề mặt và dễ dàng được con người chấp nhận. Nhưng nó không thể trị được tận gốc bệnh.

Trong xã hội hiện nay, mọi thứ đều chú trọng vào năng suất và hiệu quả. Trong nông nghiệp, có nhiều giống cây trồng và thú nuôi được lai tạo. Chúng thường có vòng đời ngắn và lớn rất nhanh. Cây trồng và thú nuôi loại này đều được sản xuất hàng loạt. Đứng từ quan điểm truyền thống, chúng chắc chắn không hấp thụ đủ tinh hoa của trời đất. Nếu đem đi phân tích sẽ thấy chúng không chứa nhiều thành phần protein và năng lượng. Thế nhưng tất cả các sản phẩm lai tạo đó đều gây mất cân bằng “ngũ vị”. Khi ăn những loại thức ăn đó, người ta sẽ cảm thấy “ngũ vị” mất cân xứng. Người ta thường nói: “Thịt gà thả vườn ăn ngon và giàu dưỡng chất hơn“. Thật vậy, cây trồng và thú nuôi sản xuất theo quy trình công nghiệp đều bị biến dạng. Áp dụng nguyên lý “tương sinh tương khắc” cho thấy sự kích thích tăng trưởng sẽ làm giảm các đặc tính khác, chẳng hạn như chất dinh dưỡng. Do đó mức độ bổ dưỡng và chất lượng nói chung của chúng không bao giờ so được với thức ăn được sản xuất một cách tự nhiên. Khi quy trình sản suất hàng loạt càng tiếp diễn thì những sự khác biệt kể trên càng lớn hơn. Cũng giống như nhân sâm cấy ghép không bao giờ sánh được với nhân sâm tự nhiên. Nếu con người vẫn còn ăn các loại thức ăn nhân tạo như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?

3. Ô nhiễm nước và đất tràn lan

Từ giai đoạn đầu của cách mạng công nghiệp, nhân loại đã thúc đẩy việc hủy hoại môi trường. Từ khi bắt đầu khoan thăm dò và sử dụng xăng dầu, nhiều hóa chất đã được phát triển và nhân loại bắt đầu tàn phá và làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ, con người trong quá khứ cất giữ đồ đạc trong chum vại, đồ chứa bằng gỗ và giỏ tre hoặc liễu. Chum vại được làm ra từ đất sét nung nóng và không gây ô nhiễm môi trường. Gỗ, liễu và tre cũng không làm hại môi trường, vì chúng sinh trưởng tự nhiên và sẽ quay về với đất khi không được dùng nữa. Ngày nay, các sản phẩm bằng nhựa đang rất phổ biến. Chẳng hạn như hộp nhựa, túi nhựa và giấy bọc bằng nhựa (ni-lông) đều làm bằng hóa chất. Chúng rất khó hoặc hầu như không thể dễ dàng phân hủy. Chất thải của xăng, dầu, chất tẩy rửa đã làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên bởi vì chúng không thể phân hủy một cách tự nhiên. Các sản phẩm làm từ hóa chất này đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nước, đất và không khí.

Các sản phẩm hóa chất này tích tụ lại trong thiên nhiên. Động vật và thực vật sau đó lại hấp thụ các hóa chất gây ô nhiễm. Ngoài ra, con người còn đốn cây và hủy hoại thảm thực vật, gây hại nghiêm trọng cho môi trường. Động vật không thể thích nghi với môi trường ô nhiễm và bị tuyệt chủng. Hậu quả là vô số các chủng loại động thực vật đang nhanh chóng biến mất khỏi trái đất với tốc độ chóng mặt. Các động vật lớn và con người mà có thể thích nghi với môi trường ô nhiễm lại không thể ngăn được sự biến đổi trên thân thể họ. Chất độc thấm vào trong cơ thể có thể gây suy nhược. Một số chất đã được lưu ý thông qua các thí nghiệm khoa học, nhưng hầu hết vẫn chưa thể được tìm ra bằng các công cụ khoa học ngày nay. Con người không thể hình dung được tác hại nghiêm trọng của các chất hóa học từ bên ngoài hấp thụ vào trong cơ thể và chúng có tác động gì đến cơ thể của mình. Chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng các chất hóa học vẫn được dùng hàng ngày, mà chúng ta vẫn tin rằng chúng có ích, về lâu dài sẽ gây hại cho môi trường và sức khỏe. Chúng ta chỉ là chưa thể nhận ra mọi ảnh hưởng tiêu cực tại thời điểm này.

Có một câu ngạn ngữ Trung Quốc rằng: “Thuốc chứa 30% chất độc“. Rõ ràng rằng các chuyên gia y tế đều biết một số hợp chất trong các loại thuốc gây tác động tiêu cực cho cơ thể về lâu về dài. Người ta còn ăn các loại thức ăn, thịt, trứng có chứa một lượng lớn phân bón, hóa chất nông nghiệp và hoóc-môn còn tồn đọng. Chẳng phải chúng đều có hại cho cơ thể hay sao? Các quy định về mức độ độc hại của hóa chất nhân tạo trong các sản phẩm nông nghiệp có thể dễ dàng bị qua mặt.

Thiên nhiên rất khó thâu nạp, phân hủy và hấp thụ các sản phẩm nhân tạo. Những thứ này bắt đầu chất đống trong tự nhiên và không ngừng gây hại không chỉ cho cơ thể người mà còn cho mọi thứ trong môi trường. Nhiều bệnh tật đã được phát hiện là do tác hại của ô nhiễm. Ví dụ như vài thập kỷ trước đây, một căn bệnh lạ đã được phát hiện ở Nhật Bản. Sau đó, người ta truy ra nguồn gốc căn bệnh là từ một loại cá sống trong một con sông bị ô nhiễm.

Theo y học cổ truyền, tình huống này được phân loại thành “nhiễm độc tràn lan”.

4. Tâm trạng thất thường gây hại cho nội tạng

Y học Trung Quốc từ xưa đến nay đều nhấn mạnh vào việc tránh các thói quen có hại cho sức khỏe. Nhiều người tin rằng những ai bị bệnh động mạch vành không nên kích động, và ai bị bệnh gan thì không nên giận dữ. Tục ngữ có câu: “Bạo nộ thương âm, bạo hỉ thương dương” (Quá giận làm tổn âm khí, quá vui làm tổn dương khí). “Vui động đến tim, giận động đến gan, buồn và căng thẳng động đến phổi, ưu tư động đến lá lách, và sợ hãi động đến thận“. Năm dấu hiệu này nói lên các phản ứng qua lại giữa năm nội tạng và tâm trạng một cách rất hợp lý. Các phản ứng bất thường kéo dài lên những nội tạng này sẽ gây tổn hại khí huyết và mang lại hậu quả khôn lường cho cơ thể. Kết quả là dẫn các bệnh tật ở các mức độ khác nhau. Y học hiện đại cũng đã phát hiệu rằng thường xuyên thay đổi tính khí sẽ dẫn đến các các phản ứng khác nhau của hệ nội tiết, và có thể gây tác động xấu cho cơ thể.

Khác với tổ tiên chúng ta, con người hiện đại cực kỳ hiếu chiến, căng thẳng và trầm cảm. Con người ngày nay rất tham lam, tự kiềm chế rất kém và tâm lý hiển thị bản thân rất mạnh mẽ. Họ còn rất đố kỵ, đầy rẫy oán hận và do đó họ luôn toan tính để giành chiến thắng, làm hại những người xung quanh và về lâu dài thì làm hại cả xã hội. Ngoài ra, con người hiện đại cũng thường xuyên lo lắng về được và mất lợi ích cá nhân, điều này tác động tiêu cực đến tinh thần của họ. Những tâm trạng xấu đó gây rối loạn hệ nội tiết và sẽ gây ra bệnh tật, không hề có ngoại lệ. Mặt khác, người xưa rất xem trọng lễ nghĩa và đạo đức, đề cao khả năng tự kiềm chế. Hành vi của họ được dẫn dắt bởi điều mà họ tin rằng là Ý trời. Họ hòa ái với nhau. Họ không truy cầu nhiều, không đòi hỏi những thứ không thể có được và không bận tâm về sự bất công. Tâm họ không chứa thù hận. Trong xã hội cổ đại cũng không tồn tại sự cạnh tranh và hiển thị bản thân. Đó là một môi trường rất ít căng thẳng. Người xưa không căng thẳng, khắc khoải, lo âu và cũng không cảm thấy phẫn nộ. Qua đó chúng ta có thể đảm bảo rằng người xưa không bị tổn hại nhờ vào tư tưởng và hành vi của họ.

5. Hãm hại lẫn nhau và gây ra vô số hành vi tạo nghiệp

Theo Phật gia tuyên giảng, mọi hành động của con người đều gây ra nghiệp thiện (đức) hoặc nghiệp ác (nghiệp lực). May mắn và bất hạnh trong cuộc sống, chẳng hạn như giàu sang hay bệnh tật, là do đức và nghiệp mà người ta tích lại.

Trên thực tế, mắt thường không thể nhìn thấy được toàn bộ vũ trụ. Có nhiều chiều không gian mà con người không thể nhìn thấy. Các đường kinh mạch chính và phụ cũng như các huyệt đạo được giảng trong Trung y cổ truyền đều không tồn tại trong không gian này. Do đó các công cụ hiện đại không thể tìm thấy chúng. Nhưng chúng vẫn tồn tại. Đức và nghiệp là hai loại vật chất và cũng là một phần của cơ thể, nhưng ở trong một không gian khác. Người ta tích đức khi làm việc tốt, và chuốc lấy nghiệp lực khi hành ác. Đức và nghiệp của một người sẽ vĩnh viễn đi theo chủ nguyên thần của người đó.

Khoa học hiện đại không thể phát hiện ra các không gian khác và không thể xác nhận sự tồn tại của các Giác Giả/Thần Phật. Dưới ảnh hưởng của khoa học hiện đại, con người ngày nay sẵn sàng bất chấp thủ đoạn nhằm trục lợi cho bản thân mà rất ít khi cân nhắc đến hậu quả. Con người hãm hại lẫn nhau và nhận nghiệp lực. Con người không biết rằng nghiệp lực là nguồn gốc của mọi bệnh tật, đau khổ và tai nạn.

Một số người có thể không tin, nhưng trên thực tế hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới đang chứng thực luận điểm này. Họ đã kể lại từ trải nghiệm cá nhân của họ. Một cuộc khảo sát thực hiện bởi Ủy ban Thể thao Nhà nước Trung Quốc và những cuộc khảo sát do các ban ngành y tế hợp tác cũng đã thẩm định được hiệu quả rõ rệt của Pháp Luân Công trong việc trị bệnh và giữ gìn sức khỏe. Hàng chục triệu học viên Pháp Luân Đại Pháp chân chính, cả trong và ngoài nước Trung Quốc, đã và đang nhận được lợi ích sức khỏe vì đã thực hành theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và vì họ luôn đề cao tiêu chuẩn đạo đức của mình.

Chúng ta có thể tìm thấy luận thuật tương tự trong nhiều sách cổ. Y học gia Tôn Tư Mạc đã chỉ ra trong cuốn sách cẩm nang Thiên Kim Yếu Phương (Các phương thuốc quý cho trường hợp khẩn cấp) rằng sở dĩ cần đến nghề bác sĩ là vì người ta mắc phải bệnh tật gây bởi suy nghĩ và hành vi sai trái của mình. Con người rất ngoan cố và bị giới hạn trong cái khung nhận thức của mình. Họ bất lực trong việc nhận ra sự sai trái trong tư tưởng và loại bỏ các thành kiến. Họ không chịu đề cao đạo đức của mình dù cho có bị bệnh đi nữa. Ngoài ra, có một câu nói rất thâm thúy rằng: “Gió gây ra mọi căn bệnh. Khi một người im lặng, thịt của người đó săn lại và không bị gió và bệnh xâm nhập“. Căn cứ theo quan điểm của y học hiện đại, “gió” nghĩa là tất cả các vi sinh vật gây bệnh và là các triệu chứng bệnh phát triển và biến đổi nhanh chóng và có xu hướng gây co thắt (ám chỉ câu “thịt của người đó săn lại”). Cá nhân tôi lại cho rằng “gió” ở đây chính là “nghiệp lực”. Khi một người im lặng và điềm đạm, theo lẽ tự nhiên thì người ấy sẽ không làm việc ác, sẽ không sợ tích tụ nghiệp lực và không bị chất độc và tà khí xâm nhập. Vì vậy, không làm việc xấu được xem là quan trọng hơn so với việc đơn giản là có thói quen sống lành mạnh.

6. Rời xa Đạo và Pháp , tiến từng bước tới vực thẳm

Thuận theo sự phát triển của xã hội, các lợi ích vật chất đã trở nên thiết yếu đối với cuộc sống con người. Tầm quan trọng của việc giàu có về vật chất đã tăng theo cấp số nhân. Đáng tiếc thay, các tiêu chuẩn đạo đức lại trượt dốc chưa từng thấy trong lịch sử. Lối sống của con người ngày càng rời xa bản chất nguyên thủy. Tóm lại, con người đang dần rời xa Đạo và Pháp.

Một nhà hiền triết trong quá khứ đã từng giảng: “Âm dương giả, thiên địa chi Đạo dã, vạn vật chi cương kỉ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thủy, thần minh chi phủ dã. Trị bệnh tất cầu vu bản.” (Âm dương là Đạo của trời đất, là thứ sáng tạo nên vạn vật, là căn nguyên của mọi sự biến hóa, là nguồn gốc của sinh tử; nó ở trong đền thờ của Thần. Để trị được bệnh tật, con người phải tìm về bản tính nguyên thủy). Lối sống của người hiện đại đã lệch khỏi âm dương và gây mất ổn định ngũ hành. Con người vì tư lợi mà bất chấp thủ đoạn, tiêu chuẩn đạo đức thấp kém và không việc ác nào không làm. Hậu quả dẫn đến các loại bệnh nan y hoặc vô phương cứu chữa.

Các bậc hiền triết thời cổ đại thường dạy con người rằng phải tránh tối đa các loại tà khí và gió độc. Môi trường thời xưa không bị xáo trộn, do đó sinh khí của thiên nhiên luôn tràn đầy xung quanh họ và tinh thần của họ được nuôi dưỡng trong đó. Vì vậy họ không bị bệnh. Họ có ý chí sắt đá để tự kiềm chế bản thân và mang rất ít dục vọng. Họ sống bình an và không sợ hãi. Họ lao động chăm chỉ nhưng không lao lực. Tinh thần của họ thoải mái, sống hòa ái với môi trường xung quanh họ và thuận theo Thiên ý. Mọi mong ước của họ đều được thỏa mãn. Thức ăn thì ngon, quần áo đủ mặc. Họ an vui với cuộc đời. Họ biết tự thỏa mãn với hoàn cảnh sống của mình, dù là tầng lớp thượng lưu hay hạ lưu. Có thể nói rằng tâm hồn của họ thật trong sáng và thánh khiết đến mức không thể bị vẩn đục. Không sự giàu sang hay cám dỗ nào có thể lay động họ được. Họ sống không có sợ hãi. Họ hòa hợp với Đạo. Họ sống rất thọ, có khi hơn 100 năm, và rất linh hoạt chứ không ù lỳ. Tâm tính của họ rất mẫu mực, và không gì làm ô nhiễm được.

Thế nhưng làm sao để con người thuận theo Đạo và Pháp được? Tôi cho rằng con người nên tôn trọng quy luật tự nhiên, sống một cuộc sống đạo đức, trong sạch và phải biết tu dưỡng bản thân. Ví dụ, trẻ em ngày nay thường biếng ăn. Cha mẹ chúng có thể ép chúng ăn. Hành động đó có thể khiến đứa trẻ xem việc ăn uống là một cực hình, chứ không phải là cơ hội tốt để bồi bổ cơ thể. Không thể phủ nhận rằng đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ xem việc ăn uống là không cần thiết. Thật ra, nhân loại có rất nhiều hành vi phản tự nhiên. Chúng ta có thể đảm bảo rằng chính sự phản tự nhiên ấy đã gây ra nhiều hiện tượng kỳ bí và các bệnh tật bất thường trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn như bệnh béo phì. Đây là do hành vi của con người đang rời xa âm dương và xáo trộn ngũ hành. Trên thực tế, bẩm sinh con người đã có mong muốn trở về với chân ngã của mình. Chẳng phải dù nhà nghèo hay nhà giàu, dù đồ chơi nhiều bao nhiêu hoặc xịn thế nào thì trẻ em 6-7 tuổi đều thích chơi với cát sỏi và những thứ linh tinh ở môi trường xung quanh chúng hơn sao? Dù có vẻ dơ bẩn đến mấy nhưng chúng vẫn thấy vui.

Tóm lại, đây là lúc nhân loại nên quay về với bản ngã tự nhiên và hòa hợp với môi trường sống của mình. Tuy vậy, nếu xã hội vẫn không đoái hoài đến chân ngã của mình thì sự tồn tại của nhân loại sẽ gặp nguy hiểm. Con đường quay về với bản tính chân chính của mình sẽ ngày càng hẹp hơn.

Tham khảo:

1. Hồ Nãi Văn, “Rút ra bài học từ y học Trung Hoa cổ truyền để đột phá sự bế tắc của y học”.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/19185
http://pureinsight.org/node/1288

Theo Chanhkien 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng