7 Loài Nhện Độc Nguy Hiểm Nhất Trên Thế Giới (+Video Kinh Dị)

10/03/14, 09:42 Cuộc sống

http://vietdaikynguyen.com/v3/wp-content/uploads/2014/03/sydney-funnel-shutterstock-139597121-WEBONLY.jpg

Nhện mạng phễu Sydney. (Shutterstock)

Hầu hết các loài nhện reo rắc nỗi kinh hoàng cho chúng ta bởi vẻ ngoài đáng sợ hơn là khả năng gây thương tích lâu dài.

Một số loài nhện nguy hiểm nhất thế giới có bản tính hung hăng sẽ không ngần ngại tấn công con người chỉ vì một chút kích động. Dù vậy, hầu hết các loài nhện sẽ co giò mà chạy để tránh xa các cuộc đụng độ trừ phi không còn đường thoát thân – như trong một chiếc giày khi chúng ta cho chân vào, hoặc trong ống tay áo khi chúng ta đút tay vào.

Ở Mỹ, khoảng 60 trong số 3.000 loài nhện được cho là có khả năng gây thương tích nguy hiểm cho con người.

Dưới đây là bảy loài nhện nguy hiểm nhất trên thế giới.

7. Nhện Lưng Đỏ, Latrodectus hasselti

Redback Spider

Nhện lưng đỏ (Wikimedia Commons)

Nơi sinh sống: Trải khắp nước Úc. Và nó đã tràn sang New Zealand qua đường xuất khẩu. Nó cũng được phát hiện khắp vùng Đông Nam Á và Nhật Bản.

Kích cỡ cơ thể: Con cái 1 centimet, con đực 3 đến 4 millimet.

Khoảng 250 người sử dụng chất kháng nọc độc để trị các vết cắn do nhện lưng đỏ gây ra hàng năm. Khoảng 80% các vết cắn gây ra ít phản ứng hoặc không có phản ứng nào và phần lớn 20% còn lại sẽ gây đau đớn trong khoảng một ngày nhưng không có hậu quả nghiêm trọng. Các trường hợp hy hữu thì có thể kèm theo các triệu chứng như nhịp tim nhanh, đau đầu, nôn mửa, và mất ngủ.

Không có ca tử vong nào được ghi nhận từ khi chất kháng nọc độc được đưa vào sử dụng trong những năm 50.

Nhện lưng đỏ không đi quá xa khỏi tổ của chúng, và hầu hết các vụ tấn công xảy ra khi con người tiếp xúc trực tiếp với mạng nhện.

6. Nhện Mạng Phễu Sydney, Atrax robustus

Sydney Funnel-Web Spider

Nhện mạng phễu Sydney. (Shutterstock)

Nơi sinh sống: Trong vòng bán kính 160 kilomet xung quanh thành phố Sydney, Úc. Các loài nhện mạng phễu khác phân bố khắp nước Úc.

Kích cỡ cơ thể: Con cái 3,5 centimet, con đực 2,5 centimet

Theo quan điểm từ phía Bảo Tàng Úc, mặc dù nhện mạng phễu Sydney không gây tử vong cho bất cứ ai từ khi chất kháng nọc độc được đưa vào sử dụng vào năm 1981, nhưng nó vẫn là “một biểu tượng của nỗi kinh hoàng và niềm đam mê cho những người mê nhện ở Sydney.”

Các sợi tơ mạng nhện được sử dụng để làm các thiết bị quang học.

Giống nhện này cư trú ở dưới các tảng đá và khúc gỗ trong rừng hoặc bên trong các đống phân ủ hay trong lớp đất dưới nền nhà. Chúng phù hợp với không gian ẩm ướt, môi trường tiếp xúc với đất.

 

 
Watch this video on YouTube.

5. Nhện Cát Sáu Mắt, Sicarius hahni

Six-Eyed Sand Spider

Một con nhện cát sáu mắt cái trưởng thành ở bờ biển Namibia. (Jon Richfield/Wikimedia)

Nơi Sinh Sống: Nam Phi

Kích cỡ cơ thể: 1,5 centimet

Kích cỡ cơ thể bao gồm các chân: 5 centimet

Loài nhện này rất đặc biệt vì chúng có khả năng ngụy trang. Chúng không chỉ chôn mình xuống dưới cát, mà ngay cả trên mặt đất chúng trông cũng giống cát – cho tới khi bạn nhìn thấy những cái chân như cua bò chuyển động nhanh thoăn thoắt của chúng. Chúng có một bộ xương ngoài phủ bên ngoài một lớp lông có thể đính chặt các hạt cát nên lúc nào loài nhện này cũng có một lớp cát bao phủ bên ngoài.

Nó hiếm khi cắn người, nhưng nọc của chúng cực độc, có khả năng giết chết một con thỏ chỉ trong vài giờ. Tới nay chưa có ca tử vong nào được ghi nhận từ những vết cắn của loài nhện này. Nọc của chúng có thể làm chảy máu mao mạch, phá vỡ mô, và cuối cùng phá hủy nội tạng.

4. Nhện Góa Phụ áo Nâu, Latrodectus geometricus

Brown Widow

Một con nhện góa phụ áo nâu ở Los Angeles, California. (Matthew Field)

Nơi sinh sống: Phía Nam Mỹ Quốc.

Kích cỡ cơ thể: Con cái 1,5 centimet, con đực 6 millimet.

Kích cỡ cơ thể bao gồm các chân: Con cái 4 centimet, con đực 1,25 centimet

Nhện góa phụ áo nâu có nọc mạnh gấp đôi người chị  em của chúng, nhện góa phụ áo đen.Tuy nhiên, chúng không truyền cho nạn nhân nhiều nọc độc bằng. Chúng là một loài nhện khá nhút nhát, thường cư ngụ ở những nơi hẻo lánh, ít người qua lại. Góa phụ áo nâu, có thể được tìm thấy trong các thùng rác ngoài trời, bên dưới mái hiên nhà, trong hòm thư, trong gara chật chội, dưới ghế ngồi ngoài trời, hay ở các nơi tương tự như thế.

3. Nhện Nâu Ẩn Dật, Loxosceles reclusa

Brown Recluse Spider

Nhện nâu ẩn dật (Shutterstock)

Nơi sinh sống: Phía nam và trung tâm nước Mỹ

Kích cỡ cơ thể: Con cái 10 millimet, con đực 8 millimet

Kích cỡ cơ thể bao gồm các chân: Con cái 2,5 centimet, con đực 2 centimet

Khoảng một ca tử vong nghiêm trọng xảy ra mỗi 5 năm bởi vết cắt của nhện nâu ẩn dật. Nọc độc của loài nhện này chứa một loại protein đặc thù mà không hay thấy ở nọc độc của các loài động vật khác. Loại protein này gây ra các vết bầm tím xung quanh miệng vết cắn, kèm theo nhiễm khuẩn.

Hệ miễn dịch sẽ ngăn ngừa máu lưu thông đến khu vực vết cắn nên chất độc sẽ không đi vào các mạch máu.

“Cơ thể chúng ta cơ bản đang tự hủy hoại các mô tế bào,” Greta Binford, giáo sư trợ giảng môn sinh học tại Đại Học Lewis and Clark ở Portland, Ore., phát biểu trên tờ tin tức của Đại Học Arizona. “Nó có thể là một vấn đề rất nhỏ, so với một vấn đề lớn hơn, như việc mất hẳn một lớp da. Cách trị liệu duy nhất trong trường hợp này thường là cấy ghép da, và nó được thực hiện bởi chuyên viên phẫu thuật chỉnh hình.”

Loài nhện này có thể được thấy ở các nơi dễ ẩn náu, như là dưới chồng gỗ, dưới cổng vòm, hoặc ở trong các ngăn kéo bàn ghế ít đụng tới. Khi bị cắn, một người thậm chí có thể sẽ không cảm nhận được vết cắn, mặc dù cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng sau một vài giờ. Trong các trường hợp hiếm hoi, nọc độc có thể gây hôn mê, suy thận, và các cơn co giật.

Nhện nâu ẩn dật còn có tên khác là nhện vĩ cầm.

2. Nhện Góa Phụ Áo Đen, Latrodectus mactans

Black Widow Spider

Một con nhện góa phụ áo đen trong một trang trại tại ở bang Georgia, Mỹ. (James Gathany/CDC)

Nơi sinh sống: Nhiều nhất ở miền nam nước Mỹ, nhưng có thể được bắt gặp ở hầu hết phía Tây Bán Cầu.

Kích cỡ cơ thể: Con cái 1,5 centimet, con đực 8 millimet

Kích cỡ cơ thể bao gồm các chân: Con cái 4 centimet, con đực 1,25 centimet

Nọc độc của nhện góa phụ áo đen, giống cái mạnh gấp 15 lần nọc của rắn đuôi chuông. Cơn đau sẽ nhanh chóng lan tỏa khắp cơ thể, kèm theo sau các triệu chứng rét run, nôn mửa, khó thở, mê sảng, liệt bán phần, và các cơn co giật.

Khoảng 5% các cuộc tấn công bởi nhện góa phụ áo đen được ghi nhận đã dẫn đến tử vong. Vào năm 2010, trong 2.168 ca tấn công được ghi nhận ở Mỹ, 892 trường hợp được điều trị ở các cơ sở y tế. Hầu hết nạn nhân phục hồi trong vòng 24h đồng hồ điều trị, hoặc là vài ngày nếu thiếu sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp.

VIDEO: Một người đàn ông gan dạ cho một con nhện góa phụ màu đen bò trên tay ông.  Ông cảnh báo mọi người không nên thử làm theo, vì cần biết phương pháp tiếp xúc với nhện đúng cách.

1. Nhện Lang Thang Brazil, Phoneutria

Nơi sinh sống: Brazil, với một số loài trải khắp Châu Mỹ La Tinh. Chúng được cho là bị vận chuyển sang Mỹ và các địa điểm khác trong các thùng hàng chở chuối.

Kích cỡ cơ thể: 1,7 đến 4,8 centimet

Kích cỡ cơ thể bao gồm các chân: 17 centimet

Sách kỷ lục Guinness đã trao tặng cho nhện lang thang Brazil danh hiệu loài nhện độc nhất thế giới. Loài nhện này cũng rất hung dữ. Chúng tấn công dồn dập, và cắn nhiều lần.

Thợ săn Brazil (Phoneutria fera), một giống thuộc họ nhện lang thang, đặc biệt nguy hiểm. Nó có nọc độc phá hủy hệ thần kinh mạnh mẽ nhất trên thế giới so với bất kì loài nhện nào.

Những con nhện này cũng được gọi là nhện chuối hoặc nhện vũ trang. Hầu hết các ca tử vong được ghi nhận trên trẻ nhỏ.

 

 
Watch this video on YouTube.

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng