Tổ sư võ phái Thiên môn đạo là một nghĩa binh Tây Sơn

20/02/14, 12:32 Cuộc sống

Nguyễn Khắc Cống trở về quê trong sự chào đón rộn ràng như lễ hội. Nhờ công trạng lẫy lừng của ông, dân làng noi gương thi đua luyện võ, hình thành “làng võ” Dư Xá. Lúc có tuổi, cụ Cống lập “Thiên môn đạo”, truyền bá võ nghệ, giáo dục truyền thống yêu nước chống ngoại xâm trong dân làng. Hiện nay tại đền Bách Linh còn bia ghi công đánh giặc Thanh của ông…

 

Từ chiến công xuân Kỷ Dậu

Đúng đêm trừ tịch năm Kỷ Dậu (1789) quân Tây Sơn bí mật vượt sông Gián Khẩu.Thế binh như sóng dữ, hàng loạt đồn lũy từ bờ Gián Khẩu, sông Nguyệt Quyết bị quét sạch. Thắng lợi như chẻ tre, đoàn quân tiến ra Phú Xuyên, Thượng Phúc, trực chỉ  Hà Hồi…

Đêm mùng ba Tết, pháo hiệu nổ vang, quân Tây Sơn từ bốn mặt tràn lên hô vang “tiêu diệt quân Thanh”. Đã chuẩn bị từ trước, tất thảy dân làng đồng thanh hưởng ứng. Tiếng la hét vang dậy cùng tiếng loa gọi hàng như xé toạc màn đêm dày đặc sương mù. Bọn lính trong thành bỗng nghe tứ bề như sấm dậy, hồn phi phách tán, không ai bảo ai chỉ còn biết buông vũ khí quy hàng.

Nức lòng trước chiến thắng giòn giã, dân chúng kéo đến chúc mừng rồi xin đầu quân rất đông. Trong số này nhiều người là nông dân bên Ứng Hòa sang Thượng Phúc làm mùa. Thủ lĩnh đám thanh niên Ứng Hòa là Nguyễn Khắc Cống sức vóc hơn người, võ nghệ lại cao cường, được phong đội trưởng.

Không như Hà Hồi, đồn Ngọc Hồi cực kỳ kiên cố, là cứ điểm bảo vệ mặt nam thành Thăng Long. Không chỉ thế, chủ tướng trấn giữ thành còn là một võ tướng tài ba, Đề đốc Hứa Thế Hanh. Bên cạnh hắn còn có tay kiếm vô địch là Tiên phong Trương Sĩ Long và Tả dực Thượng Duy Thăng, được mệnh danh “thần thương”. Tướng giỏi, quân đông, Ngọc Hồi còn có hậu phương tiếp ứng kịp thời là đồn Văn Điển.

Không xa, bên bờ sông Nhị còn có đạo quân thiện chiến của Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị. Để hạ đồn Ngọc Hồi không thể chỉ dựa vào tinh binh và ý chí quyết thắng. Mưu sĩ Trần Văn Kỷ hiến kế “tin thám sát cho biết đồn Ngọc Hồi có nhiều súng thần công, chung quanh đào hào sâu, nhiều hầm chông và bãi địa lôi. Để chiếm phần thắng, ta phải dựa vào sức dân”.

Nguyễn Khắc Cống được phân công đi vận động nhân dân chuẩn bị phương tiện chống tên lửa, hầm chông, địa lôi… Dân nghe tin quân Tây Sơn ra tới, phấn khởi tháo cửa nhà, đình, chùa, gỡ bộ phản làm vật lót đường cho quân áp sát thành.

Tờ mờ sáng mùng bốn Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bao vây đồn Ngọc Hồi. Đội tượng binh gồm một trăm voi chiến tiến thẳng vào mặt chính. Bất ngờ, Trương Sĩ Long dẫn một trăm binh mã  nghênh chiến. Vừa áp trận, chỉ nghe tiếng voi rống, bầy chiến mã kinh hoảng quay đầu bỏ chạy tán loạn, lớp sụp hầm chông, lớp dẫm phải địa lôi nổ tan xác. Sĩ Long quay ngựa định chạy trở vô đồn thì bị Nguyễn Khắc Cống đuổi kịp, chém một đại đao, đầu lìa khỏi cổ.

Pháo lệnh nổ vang, đội hỏa binh từ ba mặt bắn hỏa hổ vào đồn. Trong chốc lát, đồn Ngọc Hồi chìm trong biển lửa. Để không bị hỏa thiêu, Đề đốc Hứa Thế Hanh buộc phải mở cửa tìm đường thoát. Lọt vào thế trận của quân Tây Sơn như thiên la địa võng, quân Thanh đánh mãi không tìm được đường ra. Gặp phải tượng binh, ngựa quân Thanh chỉ biết bỏ chạy, binh ngũ rối loạn, Hứa Thế Hanh té ngựa bị voi giày bỏ mạng. Thấy chủ tướng bị giết, Tả dực Thượng  Duy Thăng cố mở đường máu chạy về hướng bắc, băng đồng vượt sông Tô Lịch mong thoát về đồn Khương Thượng. Bất ngờ từ bờ bên kia tướng Vũ Văn Dũng cho quân bắn tên lửa đỏ rực cả khúc sông. Thượng Duy Thăng cùng tàn quân đành vùi thây dưới đáy sông Tô Lịch.

Lúc này tại Khương Thượng – Đống Đa, Sầm Nghi Đống bị quân Tây Sơn vây đánh không có đường thoát phải treo cổ tự ải. Khi   quân Tây Sơn tràn vào cửa tây thành Thăng Long, quân Thanh tranh nhau qua sông Nhị làm cầu phao đứt, vô số quân giặc sa xuống sông chết đuối làm nghẽn cả một khúc sông. Trong lúc Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống bỏ chạy bán sống bán chết, sáng mùng năm Tết, đoàn quân của Quang Trung Nguyễn Huệ hiên ngang tiến vào Thăng Long trong tiếng reo hò tung hô của muôn dân…

Đất “văn võ song toàn”


 Biểu diễn của võ sinh Thiên Môn Đạo

Chiến công oanh liệt của Nguyễn Khắc Cống làm rạng rỡ người làng Dư Xá. Noi gương ông, dân làng thi đua rèn luyện võ nghệ. Nhờ truyền thống luyện võ, ngôi vị vô địch lễ hội vật võ Hà Tây hằng năm luôn nằm trong tay Dư Xá. Đi đến đâu người Dư Xá cũng được nể trọng. Từ đó Dư Xá nổi danh “vùng đất võ”, Nguyễn Khắc Cống nghiễm nhiên trở thành ông tổ nghề võ của làng.

Tuổi hạc cao, cụ Cống lập nên “Thiên môn đạo” đưa truyền thống luyện võ, đánh giặc trở thành một đạo sống thiêng liêng của làng. Điểm đặc biệt, dòng họ nhà Nguyễn Khắc nổi tiếng văn võ song toàn, bao đời chỉ chuyên tâm dạy học và dạy võ. Hầu như tất cả người làng Dư Xá đều là học trò của nhà nho, nhà võ Nguyễn Khắc Nhượng, chưởng môn Thiên môn đạo đời thứ hai. Thành tích phá tan giặc phỉ “Quang Thừa” (Hà Nam) để tài năng và trí tuệ của ông được ca ngợi, “Dư Xá” một lần nữa trở nên “danh hiệu” được tôn kính.

Từ đó về sau Thiên môn đạo ngày càng phát triển và kiện toàn như một tổ chức được điều hành quy củ, chặt chẽ. Đến đời Nguyễn Khắc Di chưởng môn thứ ba, có hai con trai là võ sư Nguyễn Khắc Nghi và Nguyễn Khắc Chi. Võ sư Nghi chịu trách nhiệm bảo tồn truyền thống nho học, chăm lo cái chữ cho dân làng. Trong khi võ sư Chi phụ trách quảng bá Thiên môn đạo, rèn luyện võ nghệ cho thế hệ kế thừa.

Chủ trương “luyện võ cường thân, dân có mạnh nước mới cường” của ông Chi bị khép tội “làm quốc sự”. Đứng trước cò Tây, ông dõng dạc vặn lại: “Dạy thanh niên lánh xa rượu chè, tập luyện võ nghệ chống trộm cướp, bảo vệ thôn làng là có tội hay sao?”. Gã Tây giận tím mặt, nhưng đuối lý đành phải thả ông. Sau Cách mạng tháng tám, võ sư Nguyễn Khắc Chi là bí thư chi bộ kiêm chủ tịch đầu tiên của xã nhà. 

Đến đời chưởng môn Thiên môn đạo thứ năm, võ sư Nguyễn Khắc Tuấn  là một sĩ quan cấp hàm  đại tá. Bên cạnh ông còn cả hội đồng điều hành môn phái gồm có võ sư Nguyễn Khắc Phấn là trưởng tràng phụ trách công tác huấn luyện võ thuật. Hai võ sư Nguyễn Khắc Thuấn và Nguyễn Khắc Phế chuyên trách bổ túc văn hóa cho môn sinh hoàn cảnh khó khăn, dở dang việc học. Kế thừa truyền thống hiếu học của bậc tiền bối, “văn ôn võ luyện” là tôn chỉ của Thiên môn đạo. Bằng cách này, dòng võ nhà Nguyễn Khắc đã tạo ra nét văn hóa đặc trưng cho Dư Xá, để miền đất võ còn xứng đáng được tôn vinh đất “văn võ song toàn”.

(Theo Thanh Niên)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng