Không Thể Đơn Độc Giải Quyết Ngay Tức Thời Vấn Đề Béo Phì

08/02/14, 18:25 Sức khỏe

WASHINGTON—Trong chuyến thăm Canada năm ngoái, tôi có cơ hội được gặp gỡ Tiến sĩ Yoni Freedhoff, một chuyên gia về bệnh béo phì cho tờ EvidenceNetwork.ca và đồng thời là trợ lý giáo sư y học gia đình tại Đại học Ottawa.

A McDonald's sign entices customers to try its iced coffee, Nov. 2007 in Seattle. Obesity expert Dr. Yoni Freedhoff said that food advertising and convenience are partially responsible for the obesity epidemic. (Ted S. Warren/AP Photo)

Vào tháng 11, 2007, tiến sĩ Yoni Freedhoff đã phát biểu rằng các quảng cáo đồ ăn và tính tiện lợi của nó cần chịu trách nhiệm một phần nào đó trong dịch béo phì.

Tiến sĩ Freedhoff cũng là nhà sáng lập và là giám đốc y khoa tại Viện Y học Giảm béo của Canada (Canada’s Bariatric Medicine Institute). Tôi mường tượng ông cũng am hiểu một vài điều vướng mắc của bệnh nhân béo phì khi họ cần giảm béo. Những điều ông chia sẻ rất đáng ngạc nhiên và sẽ rất hữu ích cho những ai đang phải vật lộn với việc giảm cân. Và những ai đang giúp người thân giảm béo cũng có thể tìm thấy ở đây lời khuyên hữu dụng.

Hỏi: Thưa tiến sĩ, liệu người ta có bắt buộc phải thay đổi thói quen của mình để giảm cân không?

Tiến sĩ Freedhoff: Tôi rất không đồng tình với việc thay đổi thói quen nếu toàn bộ động lực của việc tập thể dục là để giảm cân. Nó không thể được xem là nguồn giải pháp duy nhất được. Không phải ai ai cũng muốn thay đổi. Cuộc sống là khó khăn. Sự hỗn độn hiện nay không phải là do mọi người lười biếng. Không có bệnh dịch nào là lười biếng và háu ăn cả.

Hỏi: Tại sao ông lại cho rằng cuộc sống là khó khăn?

Tiến sĩ Freedhoff: Quảng cáo đã thay đổi cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là về thực phẩm. Những gì được quảng cáo đã trở thành hình mẫu trong cuộc sống. Và bất cứ sự kiện nào cũng khuyến khích người ta ăn uống chút gì đó.

Thêm vào đó, tiện lợi đã trở thành tiêu chuẩn. Việc thực phẩm hiện diện khắp mọi nơi là một quá trình thay đổi dần dần nhưng tinh tế. Thức ăn luôn ở quanh ta.

Hỏi: Bằng chứng nào nói rằng chúng ta đang ăn nhiều hơn trước?

Tiến sĩ Freedhoff: Kể từ những năm 1970, xét trong tất cả các nhóm tuổi, thì mỗi người mỗi ngày đều tiêu thụ nhiều calorie hơn. Chúng ta đang ăn nhiều hơn khoảng 500 calorie mỗi bữa.

Hỏi: Vậy phải thay đổi điều này như thế nào?

Tiến sĩ Freedhoff: Chúng ta phải chuẩn hóa việc ăn ít hơn, chứ không phải là ăn nhiều hơn. Cho đến nay, sự thay đổi hành vi đang theo khuynh hướng sai lầm. Cần giáo dục các bậc phụ huynh để họ nhận thức được rằng ăn nhiều hơn là không tốt cho cả họ và con cái họ.

Hỏi: Liệu có phải nấu ăn đã trở nên lỗi thời?

Tiến sĩ Freedhoff: Tôi nghĩ nấu ăn bằng cách trộn thực phẩm đã chế biến trong chai, hộp, lọ với nhau là bình thường. Và bây giờ nếu ai đó ăn rất nhiều thì cũng là điều bình thường. Tôi thường gặp những người đi ăn nhà hàng 3 hoặc 4 lần một tuần hơn là những người chỉ ăn ngoài 2 lần một tháng. Thật có quá nhiều cám dỗ gọi mời chúng ta.

Hỏi: Vậy, với tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ăn uống nói trên, liệu có phải xã hội đang chỉ trích quá đáng những người mắc bệnh thừa cân không?

Tiến sĩ Freedhoff: Chúng ta đang nỗ lực khuyến cáo những người béo phì nên dừng ăn. Nhưng không tác dụng. Mọi người cần nhận ra rằng việc sở hữu một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh không phải là điều bất thường. Tôi phản đối việc chê bai chứng béo phì.

Hỏi: Nếu cứ tiếp tục gia tăng chứng béo phì thì điều gì sẽ xảy ra?

Tiến sĩ Freedhoff: Tình hình ở Canada là rất đáng sợ. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe sẽ đổ bể như chúng ta đã biết, và chúng ta đã thấy viễn cảnh đó trong vòng 10 hoặc 20 năm tới. Chi phí điều trị cũng sẽ là con số khổng lồ.

Hỏi: Làm thế nào để chúng ta chuyển từ việc “chỉ trích nạn nhân” sang những biện pháp hiệu quả và có tính xây dựng hơn?

Tiến sĩ Freedhoff: Chúng ta sẽ phải thay đổi trong ngành công nghiệp thực phẩm, và thực hiện điều này sẽ không dễ dàng.

Chúng tôi có một sáng kiến 2 năm trước nhằm nâng cao nhận thức rằng chúng ta đang tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường. Những thực phẩm này hoàn toàn không cần thiết, và chúng là nguyên nhân của 7-8% tất cả lượng calorie mà người Bắc Mỹ tiêu thụ. Và những người sản xuất Coca Cola từ Atlanta đã lên tiếng. Cuộc thảo luận thế là đột ngột chuyển từ ‘tiêu thụ quá nhiều calorie thừa’ sang ‘lấy mất tự do cá nhân của chúng tôi’.

Hỏi: Thế còn ý kiến về việc tự do cá nhân thì sao? Nghe có vẻ khá thuyết phục.

Tiến sĩ Freedhoff: Đã có những ý kiến phản đối chứng béo phì. Điều đó cho phép ngành công nghiệp thực phẩm nói rằng béo phì chỉ là lựa chọn cá nhân, vì thế mà người ta tin rằng nó chỉ là vấn đề của cá nhân, [chứ không phải là vấn đề của ngành công nghiệp thực phẩm]

Hỏi: Vậy với những ảnh hưởng của ngành công nghiệp thực phẩm, thì khi nào có thể có những thay đổi về mặt xã hội?

Tiến sĩ Freedhoff: Khi mà chi phí xã hội cho bệnh tiểu đường và những căn bệnh liên quan đến thừa cân lớn hơn tổn thất cho các chính trị gia khi họ phải lên tiếng chống lại ngành công nghiệp thực phẩm.

Hỏi: Vậy ông có tin vào giải pháp đánh thuế đồ uống có đường?

Tiến sĩ Freedhoff: Có chứ. Chúng ta cần Chính phủ khẳng định rằng “đồ uống có đường là không tốt”.

Hỏi: Cho đến khi có thể thực hiện được những điều đó, chúng ta nên làm gì với bệnh béo phì và những thực phẩm quá nhiều calorie?

Tiến sĩ Freedhoff: Chúng ta không có tiêu chuẩn vàng đối với việc giảm cân. Mỗi người phải chịu trách nhiệm với bản thân mình, và sẽ đến lúc họ không thể ăn ít hơn và không thể vận động nhiều hơn. Chúng ta sẽ  rước lấy rắc rối khi cố gắng giúp họ đạt được cuộc sống A+ khi mà chúng ta chỉ nên hướng tới tiêu chuẩn B. Mọi người nên chọn cho mình khẩu phần ăn lành mạnh phù hợp mỗi người.

Nói như vậy không có nghĩa là tội lỗi, xấu hổ, hay là nói với mọi người rằng tất cả chúng ta cần một vóc dáng eo thon. Vấn đề chính ở đây là việc chuẩn bị khẩu phần ăn và việc thiếu kỹ năng. Đó là việc phải thay đổi các chuẩn mực xã hội.

Tiến sĩ Freedhoff cho rằng chúng ta không thể giải quyết vấn đề béo phì chỉ với một người tại một thời điểm. Mà đó nhất định cần có sự góp sức của cả cộng đồng. Đây là vấn đề sức khỏe của toàn dân chứ không phải là sức khỏe chỉ của cá nhân nào. Cả Canada và Hoa Kỳ đều đứng trước cả một chặng đường dài để giải quyết vấn đề này.

Trudy Lieberman là một phóng viên với hơn 40 năm kinh nghiệm, với những bài viết quen thuộc trên Blog “Prepared Patient”. Bà đã có nhiều năm đóng góp cho tờ Columbia Journalism Review, website và trang blog của website CJR.org, và những đóng góp tích cực cho các trang truyền thông về vấn đề chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, và hưu trí.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng