Hệ lụy từ nóng lên toàn cầu

19/07/11, 16:26 Cuộc sống

Biến đổi khí hậu đang khiến Trái đất nóng lên và gia tăng ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nguồn cung thực phẩm cũng như môi trường sinh thái. Và nếu tình hình vẫn tiến triển theo hướng này thì nhiều khả năng…

… loài người sẽ phải từ biệt những mùa hè dễ chịu

Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Climatic Change Letters cuối tháng 5 vừa qua, nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu không thuyên giảm thì đến năm 2050, những mùa hè dễ chịu nhất ở miền nhiệt đới và các vùng thuộc bán cầu bắc sẽ nóng nực hơn cả những ngày hè oi bức nhất từng xuất hiện giữa thế kỷ XX. Đây cũng là lời cảnh báo của ông Noah Diffenbaugh, giáo sư Viện Môi trường Woods thuộc trường Đại học Stanford (California, Hoa Kỳ).

Điều đáng nói là các khu vực nhiệt đới ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ có thể sẽ phải thường xuyên chứng kiến “những đợt nóng chưa từng thấy suốt cả mùa hè” ngay trong vài thập niên tới đây.


Theo dự đoán, 70% số mùa hè trải trong các năm từ 2010 – 2039 sẽ còn khó chịu hơn cả giai đoạn nóng nhất ở các khu vực quanh xích đạo cuối thế kỷ XX (Ảnh minh họa: Secretandalucia.com)

Từ trước đến nay, các nhà khoa học vẫn dự đoán rằng biến đổi khí hậu do sự tăng lên của lượng phát thải khí nhà kính sẽ mang tới ngày càng nhiều đợt nóng, tương tự như đã xảy ra ở châu Âu năm 2003 hay ở Hoa Kỳ mới đây. Để làm rõ hơn vấn đề này, giáo sư Diffenbaugh tiến hành lựa chọn 50 mô hình khí hậu biểu thị sự tăng nhiệt trong quá khứ và dự đoán xu hướng của chúng trong tương lai. Nghiên cứu của ông giả định theo kịch bản tăng lượng phát thải CO2 ở mức “vừa phải” theo dự báo của các nhà khoa học thuộc Ủy ban khí hậu của Liên Hợp quốc.

Kết quả nghiên cứu cũng làm ngạc nhiên chính các tác giả khi chỉ ra rằng, nhiều khu vực trên thế giới có thể sẽ phải đón nhận những mùa hè với “chuẩn mới” mà ngày nay vẫn được thế giới đánh giá là những đợt nắng nóng hiếm hoi của thập kỷ.

Song song với đó, nhiều nhà nghiên cứu cũng triển khai phân tích nguồn dữ liệu lịch sử từ các trạm khí tượng quanh Trái đất để nhận biết sự thay đổi của nhiệt độ. Nhìn chung, kết quả thu được giữa các khu vực không mấy khác biệt. Nơi chịu ảnh hưởng sớm nhất và khắc nghiệt nhất của hiện tượng nóng lên chính là vùng nhiệt đới.

Theo dự đoán, 70% mùa hè trong các năm từ 2010 – 2039 sẽ còn khó chịu hơn cả giai đoạn nóng nhất ở các khu vực quanh xích đạo cuối thế kỷ XX. Đến năm 2070, những vùng rộng lớn ở Bắc Mỹ, Trung Quốc và châu Âu – Địa Trung Hải nhiều khả năng sẽ rơi vào một “trạng thái nóng mới”.
Và sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ có thể dẫn tới vô số tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, nguồn cung thực phẩm cũng như đa dạng sinh học. Không loại trừ khả năng những vụ cháy lớn, giống như các trận “bão lửa” ở Australia và Nga năm 2009 – 2010 sẽ tăng đột biến cùng với sự tăng nhiệt.

… và đối mặt với nhiều thảm họa tự nhiên khác

Gần đây nhất là thảm họa sinh thái xuất phát từ sự bùng nổ số lượng loài sứa biển.
Lâu nay, ngoài các nhân tố như hoạt động đánh bắt cá quá mức và ô nhiễm phân bón nông nghiệp thì hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn được cho là một trong những nguyên nhân khiến quần thể sứa trên thế giới sinh sôi nhanh chóng.

Theo khảo sát năm 2010 của các nhà khoa học thuộc trường Đại học British Columbia, hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ làm xuất hiện 2.000 loài sứa khác nhau mỗi năm. Và có vẻ như chính chúng đang tiếp sức cho “hung thần” biến đổi khí hậu, làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn khi sản sinh ra ngày càng nhiều lượng các-bon so với mức độ “chịu đựng” của các đại dương.


Tốc độ gia tăng chưa từng thấy của loài sứa biển có thể đang làm cho biến đổi khí hậu trở nên nặng nề hơn khi sản sinh ra ngày càng nhiều lượng các-bon so với mức độ “chịu đựng” của các đại dương (Ảnh: Goodnewsreview.wordpress.com)

Bắt đầu từ việc tìm hiểu ảnh hưởng của sự gia tăng số lượng quần thể sứa lên các vi khuẩn biển – loài đóng vai trò quan trọng trong chu trình tái tạo chất dinh dưỡng bằng cách phân hủy cơ thể sinh vật trở lại mạng lưới thức ăn, nhóm nghiên cứu do Rob Condon, thành viên Viện Nghiên cứu Đại dương Virginia (Hoa Kỳ), đứng đầu đã phát hiện ra rằng vi khuẩn có khả năng hấp thụ các phần tử các-bon, ni-tơ, phốt-pho và các hóa chất khác đến từ xác cá, song chúng không thể làm thế đối với loài sứa biển.

Ngược lại, các vi khuẩn biển “bất lực” trước hiện tượng loài không xương sống này tăng vọt, phân hủy thành sinh khối với tỷ lệ các-bon cực kỳ cao mà vi khuẩn biển không thể hấp thụ hết. Vì vậy, thay vì sử dụng các-bon để lớn lên, vi kh
uẩn biển lại thở nó ra ngoài dưới dạng CO2 gây hại cho bầu khí quyển.
Nhằm nhấn mạnh tính nguy cấp của vấn đề a-xít hóa đại dương, một “hiểm họa kép” từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, Tiến sĩ Carol Turley, một nhà khoa học thuộc Phòng Thí nghiệm Đại dương – trường Đại học Plymouth, cho hay: “Các đại dương đang chiếm giữ 25% lượng CO2 mà con người tạo ra trong 200 năm qua, vì thế nó càng dễ bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Nếu đưa thêm nhiều CO2 vào nước biển, chắc chắn nó sẽ bị a-xít hóa nghiêm trọng hơn. Và điều này đang xảy ra với tốc độ chưa từng có suốt 600 triệu năm nay”.

Trường hợp tốc độ a-xít hóa đại dương cứ tiếp tục tăng thì khả năng ăn mòn của nó cũng tăng theo, thậm chí còn có thể khiến các loài động vật có vỏ không được bảo vệ biến mất vào giữa thế kỷ XXI. Như vậy là sự sinh sôi, nảy nở của sứa biển vừa trực tiếp làm biến đổi khí hậu ngày một trầm trọng, vừa gián tiếp làm giảm mức độ đa dạng sinh học của môi trường biển.

Bên cạnh đó, “thảm họa sinh thái” từ loài sứa biển còn gây rất nhiều khó khăn cho các nhà máy khử mặn nước biển và các trạm phát điện ven biển Nhật Bản, Trung Đông, châu Phi; đồng thời cũng là hiểm họa đối với những người đi bơi bởi khi bị sứa cắn, bạn có thể bị ngứa ngáy, đau đớn, thậm chí còn có nguy cơ tử vong

Theo tientri

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?