Người từng thách đấu Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu chè: Ngày tàn của một ông hoàng

28/10/13, 00:13 Chưa phân loại

Chia tay bà Phùng Há, cuộc sống của George Phước chỉ còn là chuỗi ngày ăn chơi vô độ. Số ruộng đất, tài sản còn lại vì vậy mà nhanh chóng tiêu tan. Ngôi nhà đồ sộ ở thành phố Mỹ Tho, rồi rạp hát Huỳnh Kỳ lớn nhất miền Tây cũng bị bán cho người khác. 

Hết tiền, bị cơn nghiện hành hạ, George Phước sống lang thang như kẻ ăn mày, rồi gục chết mà không có đất chôn.

 

Không kịp thực hiện lời nguyền

 

Sau khi chia tay bà Phùng Há, George Phước càng ăn chơi vô tội vạ và bắt đầu lao vào nghiện ngập. George Phước dẹp gánh hát Huỳnh Kỳ, bán nốt mấy chiếc ghe bầu để lấy tiền ăn chơi tiếp. Rồi nhà cửa, ruộng đất ở Mỹ Tho, Chợ Gạo cũng lần lượt bị ông ký bán. Khi không còn gì để bán, không có tiền thuê nhà, ông ra đường và sống lang thang trong vườn Ông Thượng (công viên Văn Hóa TPHCM ngày nay) cùng với những người ăn xin khác.

 

Trong cả cuộc đời ăn chơi vô độ và hào phóng, George Phước có nhiều bạn bè, nhiều người thọ ơn ông. Ông hoàn toàn có thể nhờ cậy một chỗ tá túc, thậm chí cả chuyện ăn uống, chữa trị bệnh tật. Thế nhưng, ông không làm thế do lỡ mắc một “lời nguyền”.

 

Ngày còn ngồi trên cả đống tiền của, có kẻ hầu người hạ, trong những cuộc ăn chơi vô độ, George Phước thường tuyên bố trước bạn bè rằng, nếu sau này ông sạt nghiệp, trở nên nghèo khó, ông sẽ tự tay lái chiếc xe hơi chạy ra Cấp (Vũng Tàu) và đâm đầu xuống biển để chết theo xe, chứ nhất định không nhờ vả vào ai.

 

Cái nghèo đã ập đến quá nhanh, khi giật mình nhận ra đã “sạt nghiệp” thì George Phước cũng chẳng còn chiếc xe hơi nào.

 

Mộ George Phước (màu sậm) được bà Phùng Há làm lại năm 1999 
Mộ George Phước (màu sậm) được bà Phùng Há làm lại năm 1999

 

Giữ đúng “lời nguyền” ngày trước, ông nhất định không nhờ vả ai. Hết tiền ăn chơi, nhà cửa không còn, lại nghiện nặng, thân tàn ma dại, ông sống cảnh lang thang rày đây mai đó ở Sài Gòn và trải qua những ngày tháng cuối đời như kẻ vô hồn trong vườn Ông Thượng.

 

Vườn Ông Thượng, một khu vườn rộng nằm ở trung tâm TPHCM hiện nay có tên là Công viên Văn Hóa TPHCM (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1).

 

Từ năm 1950 đến cuối thập niên 1970 khu vườn có tên là Vườn Tao Ðàn. Trước đó nữa khu vườn này có tên là “vườn Ông Thượng”.

 

Khoảng đầu thế kỷ 19, Tổng trấn Gia Ðịnh là Lê Văn Duyệt đã lập ra tại đây một vườn cây cảnh để thỉnh thoảng ông cưỡi ngựa đến thưởng lãm, từ đó dân gian quen gọi nơi này là “vườn Ông Thượng”. Khi Pháp xâm chiếm nước ta, khu đất này trở thành khuôn viên Dinh Toàn quyền Pháp ở Đông Dương.

 

Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi dinh, đặt tên khu vườn là “Jardin de la Ville”, nhưng người Sài Gòn vẫn gọi đó là “vườn Ông Thượng”.

 

Đến thập niên 1940, vườn Ông Thượng trở thành công viên chính của Sài Gòn với hàng ngàn cây xanh cổ thụ. Khu vườn là nơi vui chơi, giải trí, tập luyện thể thao của người dân thành phố. Đây cũng là chốn nương thân của trẻ em lang thang, những người cơ nhỡ, những băng nhóm bụi đời.

 

Chết trong nghèo khổ, cô độc

 

George Phước đã sống nghèo khổ, bệnh tật lay lắt nhiều tháng trời trong vườn Ông Thượng. Cho tới 1 ngày ông không thể ngồi dậy để đi xin thuốc, ông chỉ còn nằm chờ chết.

 

Tình cờ một người bạn đồng hương Mỹ Tho của ông tên là Nguyễn Hoàng Phi (cha của ông Phi trước là huyện Chung từng là bạn thân của Đốc phủ Sủng – cha của George Phước) phát hiện George Phước đang nằm chờ chết trong vườn Ông Thượng. Ông Phi đã đưa người bạn nghiện ngập, nghèo khó về quê nhà Chợ Gạo (Mỹ Tho) để chăm sóc, chữa bệnh.

 

Có người cho rằng, việc đưa George Phước về nhà ông Phi ở Chợ Gạo là do sự sắp xếp của bà Phùng Há, vì lúc đó dù bà đã có chồng khác, nhưng vẫn theo dõi chuyện suy sụp, nghèo khổ của người chồng cũ và tìm cách giúp đỡ.

 

Bà không thể trực tiếp lo cho người chồng cũ, nên đã nhờ ông Phi (từng là bạn của bà và George Phước) đứng ra lo cho “ông hoàng” đã sa cơ. Có thể, nếu còn tỉnh táo thì George Phước đã từ chối sự giúp đỡ của ông Phi, thà nằm chết ngoài đường còn hơn nuốt “lời nguyền” nhờ vả người khác, dù đó là bạn thân.

 

Một chiều cuối năm 1949, trên chuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho, George Phước đã trở về cố hương Mỹ Tho sau nhiều năm xa cách.

 

Ngày rời khỏi Mỹ Tho ông là một “ông hoàng” ruộng đất cò bay thẳng cánh, nhà cao cửa rộng. Giờ ông trở về cố hương trong nghèo khó, bệnh tật, ông buộc phải sử dụng xe lửa – một phương tiện bình dân mà ngày xưa ông không thèm bước chân lên.

 

George Phước được ông Nguyễn Hoàng Phi đưa về nuôi nấng, chữa trị trong ngôi nhà ở thị trấn Chợ Gạo (nay là trụ sở của một cơ quan huyện Chợ Gạo), lúc ấy ông chỉ còn da bọc xương.

 

Nếu với tâm lý thoải mái, còn yêu thương cuộc sống, còn khao khát ở lại với đời, có thể George Phước đã vượt qua hoàn cảnh trong sự giúp đỡ tận tình của người bạn tên Phi.

 

Thế nhưng, khi tỉnh táo nhận ra mình phải nuốt lời nguyền, sống nhờ vào người khác, George Phước đã bị giày vò, cùng với những cơn đói thuốc triền miên, rồi bệnh tật kéo dài, ông đã chết sau đó mấy tháng, vào khoảng giữa năm 1950, khi mới 49 tuổi.

 

George Phước qua đời không có người thân nào bên cạnh, ngoài người bạn tên Phi. Bên quan tài không một chiếc khăn tang, lúc động quan không có tiếng khóc của người ở lại.

 

Hầu hết người ông quen biết đều sống ở Sài Gòn, thời ấy thông tin liên lạc khó khăn, giao thông cách trở, vì vậy mà không ai có thể từ Sài Gòn vượt gần 100 cây số đến Chợ Gạo tiễn đưa một “ông hoàng” đã sa cơ.

 

Ông Phi mua cho người bạn vắn số chiếc áo quan bằng gỗ tốt, thi hài được quàn tại nhà 1 ngày đêm, trước khi được xe thổ mộ chở về ấp Thạnh Khiết, xã An Thạnh Thủy cách đó chừng 5 cây số để chôn.

 

Chiếc xe thổ mộ chạy trên con đường đá lởm chởm, hai bên đường là những thửa ruộng một thời thuộc sở hữu của Đốc phủ Sủng, về sau được George Phước thừa kế.

 

Những cánh đồng cò bay thẳng cánh ấy giờ đã thuộc về người khác, nên xe phải chở quan tài đi thật xa mới có chỗ để chôn, trên phần đất nằm trong góc khuất của gia đình ông Phi. Một nấm đất nhỏ được đắp lên vội vã để chôn vùi một con người từng ăn chơi khét tiếng vùng đất Nam Bộ, bên trên không có tấm bia mộ nào.

 

Ngôi mộ đất “vô chủ” ấy nằm trong góc khu vườn vắng không thay đổi hiện trạng trong suốt gần 50 năm. Cho đến một ngày cuối năm 1999 khi bà Phùng Há tìm đến.

 

Trước khi tuân theo mệnh trời đi về cõi vĩnh hằng, bà Phùng Há đã tới nơi chôn cất người chồng cũ để xây lại cho ông một ngôi mộ đàng hoàng.

 

Theo Thanh Thủy / Lao động

Nguồn: Dân Trí

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Bữa tối đặc biệt của cô nhi

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Bữa tối đặc biệt của cô nhi

    Bữa tối đặc biệt của cô nhi

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này