Báo động nhồi máu cơ tim trong giới văn phòng
Nếu như rối loạn máu mỡ ‘giết’ dần mạch máu thì nhồi máu cơ tim có thể cướp mạng sống trong phút chốc. Giới văn phòng ngồi nhiều, ít vận động dễ mắc bệnh này.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những người hay phải ngồi cả ngày có nguy cơ bị mắc bệnh tim rất cao. Nghiên cứu tại Australia từ năm 2006-2012 thực hiện với 200.000 người cho thấy: Những người ngồi trên 11 giờ mỗi ngày có nguy cơ tử vong cao gần gấp đôi so với người ngồi dưới 4 giờ một ngày. Người phải ngồi hơn 23 giờ một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim lớn hơn 64% so với những người chỉ ngồi khoảng 11 giờ mỗi tuần.
Ngồi nhiều, cơ thể suy yếu, người gầy vẫn là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu dẫn đến nhồi máu cơ tim. |
Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim tăng vọt trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước từ 15-20%. Theo Giáo sư Phạm Gia Khải – Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nhồi máu cơ tim xảy ra khi một nhánh động mạch vành bị tắc, lập tức máu nuôi dưỡng không đến được và gây tổn thương hoặc hoại tử vùng cơ tim dưới đó. Nhồi máu cơ tim có biểu hiện lâm sàng như: đau, tức ngực, sau xương ức, đau nghiêng sang bên trái một chút, có thể lan lên cổ, cánh tay, vai, ngón tay, hoặc có khi thấy mệt mỏi, nhịp tim bất thường và vã mồ hôi… Nhiều trường hợp bệnh xảy ra nhưng không có triệu chứng cụ thể. Điều đáng sợ trong bệnh nhồi máu cơ tim là khi đã xảy ra triệu chứng thì sức khỏe đã gặp nguy, động mạch đã bị tắc nghẽn hơn 70%.
“Hiện nay bệnh nhồi máu cơ tim đang trẻ hóa. Ngày càng nhiều bệnh nhân xấp xỉ 30 tuổi, người không béo, thậm chí được xem là gầy cũng vẫn bị rối loạn mỡ… Đó chính hậu quả của sự bất thường trong sinh hoạt”, Giáo sư Khải cho biết.
Tiến sĩ – bác sĩ Lê Thúy Tươi cũng cho rằng ban đầu nhiều người nghĩ cứ lớn tuổi mới bị nhồi máu cơ tim do quá trình lão hóa tấn công, thế nhưng thực tế hiện nay, căn bệnh nguy hiểm này đã mở rộng ra tất cả các đối tượng. “Thống kê cho thấy người Việt Nam ăn thịt gấp 5 lần cách đây 10 năm. Đây là điều vô cùng nguy hiểm là vì chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều chất béo đã bão hòa. Bên cạnh đó, lối sống cũng thay đổi, chúng ta sử dụng các thiết bị cơ giới rất nhiều, bước ra khỏi nhà là chúng ta lên xe máy, lên xe hơi, đến chỗ làm việc thì ngồi máy lạnh và ngồi im một chỗ, hút thuốc lá, hay ăn nhậu… Tất cả những điều đó góp phần tạo lên rối loạn mỡ trong cơ thể”, bà nói.
Rối loạn chuyển hóa các thành phần mỡ máu diễn ra rất âm thầm và thường không có triệu chứng rõ ràng. Có đến 90% trường hợp nhồi máu cơ tim là do biến chứng của mảng xơ vữa. “Tăng cholesterol trong máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglyceride cùng gia tăng, nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim”, Giáo sư Khải giải thích.
Theo đó, cholesterol trong máu cao sẽ lắng đọng ở bề mặt nội mô và lớp cơ trơn, tạo nên những mảng xơ vữa, làm hẹp và tắc mạch máu, dễ hình thành cục máu đông. Người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 2-3 lần so với người bình thường. Chính vì khó nhận biết, khó phòng ngừa mà tình trạng rối loạn mỡ máu đang được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo là một trong những bệnh mãn tính không lây nguy hiểm nhất.
Cũng theo Giáo sư Khải, đa số người bị rối loạn mỡ máu có nguyên nhân thứ phát do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, công việc căng thẳng (stress), do sử dụng thuốc và biến chứng của một số bệnh… Đặc biệt, từ sau tuổi 30, chức năng của các tế bào nói chung bị suy giảm, chuyển hóa cơ bản giảm làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Khi đó, các receptor tế bào có nhiệm vụ tiếp nhận LDL (là những chiếc xe chuyên chở cholesterol đến tế bào) kém hoạt động, việc tiếp nhận giảm hẳn đi thì nồng độ cholesterol trong máu lập tức tăng lên, gây nên rối loạn mỡ máu, làm hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
FAZ chứa GDL-5 thiên nhiên giúp tăng sự hình thành các receptor tế bào, cải thiện việc vận chuyển LDL vào trong tế bào và thúc đẩy sự chuyển hoá cholesterol, giúp tế bào sử dụng cholesterol hiệu quả. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL, đồng thời tăng số lượng HDL trong máu. |
Cholesterol được tổng hợp từ thức ăn chiếm 20%, còn đến 80% là do cơ thể tự tổng hợp bằng đường nội sinh. Vì thế, khi cơ thể suy yếu, tế bào giảm hoạt động, khả năng chuyển hóa kém, đồng thời sự tổng hợp ở gan gặp rối loạn, cholesterol không được sử dụng ngày càng tích lũy trong mạch máu. Điều này lý giải tại sao nhiều người ăn vừa phải, không ăn nhiều, thậm chí gầy gò, còn trẻ nhưng cơ thể vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu.
“Vấn đề là nếu bữa ăn không có cholesterol là không được, bởi đây là thành phần rất cần cho cơ thể. Chỉ 1g mỡ đã cung cấp 9 calo, nhiều hơn gấp đôi các chất đạm, đường. Vì thế, quan trọng là chúng ta ăn như thế nào và bên trong cơ thể sẽ tự chuyển hóa ra sao”, Giáo sư Khải nhấn mạnh.
Tiến sĩ Tươi bổ sung: Khi cơ thể đã suy yếu, nguy cơ mắc rối loạn mỡ máu và tái phát là thường trực nên đây được xem là một căn bệnh mãn tính, phải chung sống suốt đời. Uống thuốc giảm cholesterol chỉ là đối phó, vấn đề phải điều hòa các thành phần mỡ máu một cách tự nhiên, an toàn. Bởi vì nếu uống lâu dài thì lại dẫn đến thiếu hụt cholesterol nên rất nguy hiểm. Khuynh hướng dự phòng và điều trị hiện nay là sử dụng thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều hòa cholesterol, ổn định các thành phần mỡ máu nhằm giữ lượng cholesterol ở mức cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Vì vậy, khuynh hướng này mang tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng lâu dài.
Để phòng tránh rối loạn mỡ máu và nhồi máu cơ tim, Tiến sĩ Tươi khuyên, ngoài thay đổi chế độ ăn uống, cần có lối sống lành mạnh, vận động thường xuyên. Tốt nhất là ăn cá, đậu nành, thịt gà bỏ mỡ, bỏ da và tăng lượng rau xanh, trái cây màu đỏ, vị chua. Tăng cường tập luyện thể lực để tăng hàm lượng HDL có tác dụng bảo vệ tim mạch. Nếu HDL tăng 1,2 mg% thì giảm được 3% nguy cơ bệnh tim mạch. Đồng thời, có thể bổ sung chiết xuất thiên nhiên an toàn như GDL-5 giúp điều hòa cholesterol và các thành phần mỡ máu triglyceride, LDL, HDL…
Nghiên cứu tổng hợp ở Mỹ trên 30.000 bệnh nhân cho thấy, sử dụng GDL-5 liên tục trong 4-8 tuần giúp kiểm soát tốt tổng lượng cholesterol toàn phần và các thành phần mỡ máu trong cơ thể. Theo Thu Ngân (VnExpress.net)