5 nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử hàng hải

05/10/13, 11:32 Tin Tổng Hợp

Trong lịch sử hàng hải có không ít những nữ cướp biển khét tiếng. Dưới đây là những người phụ nữ được biết đến nhiều nhất và từng là nỗi kinh hoàng cho những người đi biển.

Sayyida al Hurra

5 nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử hàng hải

Sinh năm 1485, Sayyida al Hurra là con gái trong một gia đình Hồi giáo nổi tiếng ở vương quốc Granada. Bị buộc phải rời bỏ quê hương của mình năm 1492 sau cuộc thanh trừng của tòa án dị giáo Tây Bay Nha, Sayyida và gia đình mình định cư ở Chaouen, Ma-rốc. Sau khi chồng qua đời năm 1515, Sayyida trở thành tỉnh trưởng vùng Tetouan. Nhờ vị trí này mà bà gặp gỡ và cưới vua Ma-rốc, Ahmed al-Wattasi. Dù trở nên rất giàu có, sự tức giận với người những Thiên chúa giáo đã đẩy bà rời khỏi quê hương.
 
Sau khi gặp gỡ Barbarossa vùng Algiers, bà trở thành cướp biển. Việc cướp các tàu của giáo hội nuôi dưỡng giấc mơ trở về quê nhà của bà, đồng thời cũng mang lại rất nhiều lợi nhuận. Sayyida nhanh chóng trở thành một nữ vương với quyền lực trải khắp Địa Trung Hải. Cuối cùng bà trở thành người thương thuyết với chính quyền Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi họ tìm cách giải thoát các tù nhân bị cướp biển giam giữ. Năm 1542, bà bị con rể mình lật đổ. Tới nay số phận của bà vẫn là một ẩn số.

 

Nữ hoàng Teuta vùng Illyria

5 nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử hàng hải

Rất ít người có đủ dũng khí để đối đầu với La Mã. Nhưng nữ hoàng cướp biển như Teuta lại có thể trực tiếp đối đầu với họ. Sau khi chồng bà qua đời, bà thừa kế vương quốc Ardiaean vào năm 231 trước Công nguyên. Để chứng tỏ sự hiếu chiến với các quốc gia lân cận, Teuta đã hỗ trợ cho dân cướp biển trong vương quốc của mình. Với sự trợ giúp của nữ hoàng, người Illyrian đã chiếm được thành phố Dyrachium và Phoenice. Không chỉ vậy, họ còn tấn công cả thuyền buôn của La Mã và Hy Lạp. Các đại sứ La Mã tới gặp Teuta đều bị bắt bởi cướp biển, một người bị giết trong khi người còn lại bị giam cầm. Vào năm 229 trước CN, La Mã buộc phải tuyên chiến với Illyria và nữ hoàng cướp biển. Với lực lượng gồm 20 nghìn lính cùng 200 tàu chiến, La Mã đã buộc Teuta đầu hàng vào năm 227. Dù vương triều của Teuta vẫn tiếp tục, người La Mã cấm Teuta không bao giờ được ra khơi nữa.

 

Ching Shih

5 nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử hàng hải

Sinh năm 1775, đây là nữ cướp biển đã gây kinh sợ cho các vùng biển gần Trung Quốc vào thế kỉ 19. Dù rất ít thông tin thuở niên thiếu của Ching Shih, người ta biết rằng bà từng là gái điếm hoạt động ở thành phố Canton. Bị một nhóm cướp biển bắt năm 1801, bà kết hôn với thuyền trưởng của họ là Zheng Yi. Zheng thành lập một liên minh cướp biển với tên gọi là Hạm đội cờ đỏ. Sau khi Zheng Yi qua đời năm 1807, Ching nắm quyền kiểm soát hạm đội. Với lực lượng gồm hơn 300 tàu cùng 40 nghìn người, họ đã từng là nỗi kinh hoàng cho cả bộ chỉ huy hạm đội Anh Quốc. Hải quân Trung Quốc mất 63 tàu trong cuộc chiến với hạm đội cướp biển này, buộc triều đình phải ban lệnh ân xá vào năm 1810 và được hạm đội cướp biển chấp nhận. Ching Shih cũng chính là hình mẫu nhân vật Mistress Ching trong bộ phim điện ảnh Cướp biển vùng Ca-ri-bê phần 3.

 

Anne Dieu-Le-Vuet

5 nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử hàng hải

Sinh vào khoảng năm 1650, Anne từng là một tên tội phạm bị đày từ Pháp tới Tortuga vào giữa năm 1665 và 1675. Khi ở Tortuga, Anna cưới tên cướp biển Pierre Length. Năm 1683, Pierre bị giết trong một cuộc ẩu đả với tên cướp Laurens de Graaf. Anna đã đòi thách đấu với Laurens nhưng bị từ chối. Sau đó tên này vì ấn tượng bởi vẻ nóng tính của Anna nên đã cầu hôn cô và được chấp thuận. Họ cùng nhau ra khơi, tấn công các tàu buôn và thậm chí đã tiến hành cướp bóc Jamaica vào năm 1693. Năm 1694, người Anh tấn công Tortuga và bắt được Anne cùng 2 người con gái. Được đối xử tử tế, họ gặp lại Laurens vào năm 1698. Tuy nhiên sau đó không ai còn hay tin gì về họ nữa.

 

Christina Anne Skytte

5 nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử hàng hải

Sinh năm 1643, Christina là con của Baron Jacob Skytte vùng Dudehof, Thụy Điển. Anh trai của bà, Baron Gustav Skytte, vẫn không thỏa mãn với khối tài sản kếch xù của mình và sống cuộc sống thứ hai như một tên cướp biển từ năm 1657, chúng chuyên tấn công và cướp bóc các tàu trên vùng biển Baltic. Cùng với hôn phu Gustaf Drake, Christina trở thành một đối tác trong “công việc” với anh trai mình. Năm 1663, bà có mặt khi nhóm cướp biển tấn công một tàu buôn Hà Lan, giết chết thủy thủ đoàn và cướp toàn bộ hàng hóa. Cuộc tấn công này dẫn đến việc bắt giữ và xử tử Gustaf, trong khi Christina bị buộc phải bỏ trốn và sống lưu vong.

 

 
 
Phan Hạnh Theo Listverse

Nguồn: Dân Trí

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?