30 sự thật về Angkor – Thành phố cổ được “bao phủ” bằng hàng ngàn ngôi đền cổ
Có lẽ chúng ta luôn biết đến Angkor nhờ tượng đài khổng lồ Angkor Wat, nơi được nhiều người ví như một công trình tôn giáo lớn nhất thế giới. Nhưng sự thật là công trình này mang một tầm vóc đồ sộ hơn cả một tượng đài vĩ đại và tuyệt đẹp.
Tuy nhiên điều không may là các bản thảo bằng tiếng Khmer cổ đại được viết trên lá cọ và da động vật đã không chống chịu được sự tàn phá của thời gian. Nhưng chữ viết bằng tiếng Phạn và tiếng Khmer vẫn còn được lưu trữ. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu được sức mạnh thật sự của thành phố cổ Angkor – Thành phố đã biến mất của vương quốc Campuchia cổ xưa.
Theo đó, chúng ta có thể bắt đầu với các báo cáo thực tế ở châu Âu. Được biết những báo cáo đầu tiên về ngôi đền Angkor Wat trứ danh được tạo lập từ năm 1601, khi một người đàn ông Pháp có gốc Tây Ban Nha tên là Marcelo de Ribadeneyra đề cập đến công trình trong một cuốn sách mang tựa đề “A great city in the kingdom of Cambodia” (Tạm dịch: Thành phố lớn của Vương Quốc Campuchia), với “những bức tường được chạm khắc kỳ lạ” và “tàn tích của các tòa nhà đồ sộ”.
>> Loài người diệt vong vô số lần, biết được nguyên nhân sẽ khiến bạn sửng sốt
Những thông tin mà ông tiếp cận đến từ những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Họ là người đã đến thành phố Long Vek, thủ đô của Vương Quốc Campuchia, nơi cách thành phố Phnôm Pênh ngày nay vài cây số về phía Bắc.
Thời gian qua chúng ta biết rằng Angkor là một thành phố đặc biệt. Nó không giống với bất kỳ một thành phố nào khác trên thế giới. Dưới đây là 30 điều quan trọng nhất mà chúng ta nên biết về Angkor. Một thành phố được tô điểm bằng hàng ngàn ngôi đền cổ. Chúng đã bao phủ toàn bộ công trình và làm nên vẻ đẹp đồ sộ, hùng vĩ.
– Thành phố cổ Angkor được thành lập vào cuối thế kỷ thứ 9 SCN. Nó có sự phát triển mạnh mẽ trong toàn bộ Vương Quốc từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15.
– Diện tích xây dựng thành phố vô cùng rộng lớn. Thậm chí nó có thể chứa đựng khoảng 0,1% dân số trên toàn thế giới trong khoảng thời gian từ năm 1010 đến năm 1020.
– Tên Angkor bắt nguồn từ tiếng Phạn “Nagara”, có nghĩa là “Thành phố”.
– Angkor bị bỏ hoang vào năm 1431 SCN. Chính vì vậy nó đã bị thiên nhiên nuốt chửng, cũng như bị tàn phá nặng nề.
– Ngày nay những gì còn sót lại của thành phố đã được tìm thấy tại khu vực giữa rừng và vùng đất nông nghiệp ở phía Bắc của Great Lake – Hồ Lớn (Tonlé Sap)
– Thành phố Angkor là một kho tàng văn hóa, bởi vì nó hội tụ nhiều phong cách kiến trúc khác nhau như: Bakheng, Pre Rup, Banteay Srei, Khleang, Baphuon, Angkor Wat, Bayon and cột Bayon.
– Những ngôi đền của Angkor chính là kho báu lớn nhất của thành phố.
– Thực tế cho thấy các di tích cổ xưa của Angkor độc đáo hơn nhiều so với những gì mà chúng ta đã từng tin và mong đợi.
– Điển hình như hai điểm đặc biệt khiến cho nó khác biệt so với các ngôi đền khác là: Nó không dành riêng cho thần Shiva mà còn dành cho cả thần Vishnu và lối vào chính điện hướng về phía tây, “vùng đất của người chết”.
– Mặt khác, số lượng các ngôi đền nằm trong Angkor lên đến hơn 1.000. Chúng được xây dựng trên khắp các khu vực khác nhau. Hiện những tàn tích này nằm rải rác trên các cánh đồng lúa và dọc theo công trình Angkor Wat hùng vĩ.
– Nói về tên gọi Angkor Wat, nó có nghĩa là “đền thờ thành phố”.
– Và Angkor Wat được xem là tượng đài lớn nhất trên thế giới.
– Công trình này được đức vua Suryavarman II xây dựng từ 1113 đến năm 1150.
– Được biết các kiến trúc sư cổ xưa tạo nên công trình Angkor Wat của Campuchia đã sử dụng một số lượng đá khổng lồ. Nó lớn hơn nhiều so với số lượng đá được dùng để xây dựng nên các kim tự tháp Ai Cập.
– Cụ thể Angkor Wat được xây nên từ 5 triệu đến 10 triệu khối đá sa thạch.
– Điều này có nghĩa là toàn bộ kích thước của Angkor được tạo nên từ một khối lượng đá lớn hơn nhiều so với khối lượng đá được dùng để xây dựng tất cả các kim tự tháp cộng lại. Hơn nữa khu vực chính điện có diện tích lớn hơn rất nhiều so với thủ đô Paris ngày nay.
– Angkor cũng là nơi có khu phức hợp các ngôi đền cổ gồm 200 khuôn mặt tươi cười được gọi là: Bayon.
– Khu Bayon được biết đến với 54 tòa tháp và hơn 200 khuôn mặt Phật. Nó tạo nên cảm giác như thể những khuôn mặt này đang nhìn vào bạn bằng một cái nhìn thư thái, thoải mái một cách lạ thường.
– Ngoài ra, nó còn có cả ngôi đền được dành riêng cho thần Vishnu, một trong những vị thần quan trọng của Ấn Độ Giáo và Đấng Tối Cao trong truyền thống Vaishnavism.
– Angkor Wat còn rất nổi bật với những bức tường dài gần 800 m miêu tả Vũ trụ trong Ấn Độ Giáo. Riêng các tháp trung tâm của Angkor Wat được xem là đại diện cho núi Meru, ngôi nhà của các vị thần.
– Những bức tường bên ngoài của ngôi đền là sự tượng trưng cho các ngọn núi bao quanh thế giới, trong khi con hào lại là biểu tượng của đại dương bên ngoài.
– Toàn bộ thành phố là một bức tranh họa cảnh kéo dài nhiều kilomet. Nó miêu tả những gì được tìm thấy trong văn học Hindu cổ đại.
– Được biết trong thời đại Angkor, tất cả các tòa nhà phi tôn giáo kể cả nơi ở của nhà vua đều được xây dựng bằng vật liệu dễ hư hỏng như gỗ. Điều đó là ngoại lệ với công trình này “bởi vì chỉ có các vị thần mới có quyền cư trú ở nơi được làm bằng đá”.
– Vào năm 2007, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng các bức ảnh vệ tinh và nhiều kỹ thuật hiện đại khác nhau để khám phá thành phố Angkor.
– Cuối cùng họ kết luận rằng thành phố cổ Angkor đã từng là thành phố tiền công nghiệp lớn nhất trên thế giới. Nơi đây có một hệ thống cơ sở hạ tầng phức tạp, được kết nối với một đô thị phát triển nhộn nhịp có diện tích tối thiểu là 1000 km vuông và các ngôi chùa nổi tiếng của nó hiện nay.
– Đặc biệt Angkor là một trong những nơi có mạng lưới quản lý nguồn nước tinh vi nhất trong thế giới cổ đại. Đây là lý do mà nhiều học giả xem Angkor là “Thành phố thủy lực”. Công trình này được sử dụng để ổn định, lưu trữ và phân tán nguồn nước một cách có hệ thống trên toàn bộ khu vực.
– Đến năm 1000, Angkor đã trở thành một trong những thành phố có dân số lớn nhất thế giới. Angkor khi đó bao gồm một mạng lưới thành phố tuyệt vời cùng với những đường thẳng hoàn hảo. Các chuyên gia ước tính rằng khu vực này có thể chứa khoảng 500.000 dân cư.
– Chưa dừng lại ở đó, Angkor còn được gọi là một siêu đô thị cổ đại nhờ vào hệ thống nông nghiệp mới được phát hiện bên trong thành phố. Đa số các nhà nghiên cứu đồng ý rằng công trình có thể đã hỗ trợ sản xuất cho khoảng một triệu người.
– Ngoài ra, Angkor còn sở hữu hệ thống kênh rạch quy mô lớn và 2 mỏ khoáng sản khổng lồ nằm ở phía Đông và phía Tây. Vì vậy nó có thể chứa được hàng triệu lít nước để tưới tiêu cho cây trồng trong thời gian hạn hán.
– Và những tàn tích còn lại của ngôi nhà Angkor chính là khuôn mặt tươi cười của đức vua Jayavarman VII, người đã tạo nên sự khác biệt cho mình so với các vị vua khác bằng cách chuyển sang tôn sùng Phật giáo.
Vậy tại sao một thành phố lớn như thế lại bị bỏ rơi? Lý do gì đã khiến cho con 500.000 người rời bỏ một khu đô thị cổ đại thịnh vượng? Đây vẫn còn là một điều bí ẩn. Hiện tại chúng ta chỉ có thể biết được rằng thành phố cổ Angkor là một trong những thành phố lớn nhất và tinh vi nhất từng tồn tại trên hành tinh của loài người.
Iris, theo AC