Nhiều nhạc sĩ thất vọng về đề cử giải thưởng Nhà nước

09/07/11, 09:47 Tin Tổng Hợp

Khởi đầu những tranh cãi xung quanh giải thưởng uy tín này là sự kiện 5 nhạc sĩ lão thành: nhạc sĩ Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa đã cùng gửi đơn kiến nghị lên Hội nhạc sĩ Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vì cho rằng việc xét duyệt trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về âm nhạc năm 2011 không đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và dân chủ.


Từ trái qua phải: Nhạc sĩ Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, nhà soạn nhạc Tạ Tường và NS Thế Song (Ảnh: Lê Thoa)

Theo nhạc sĩ Đoàn Bổng, cuối năm 2010 ông và 4 nhạc sĩ trên nhận được thông báo làm hồ sơ xét duyệt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước cùng với 63 người khác.  Mỗi nhạc sĩ phải nộp bốn bộ hồ sơ với các tác phẩm của mình, trong đó có kèm theo đĩa CD, VCD và DVD. Hội đồng xét duyệt gồm các nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu, Ca Lê Thuần, Trần Long Ẩn, Chu Minh, Đôn Truyền, Phạm Ngọc Khôi và GS.TSKH Tô Ngọc Thanh.

Đúng ngày 1/1/2011, 5 nhạc sĩ nhận được thông báo không lọt vào danh sách cuối cùng vì không đủ 3/4 số phiếu.  Ngày 6/1, họ đồng loạt làm đơn kiến nghị gửi lên Hội nhạc sĩ, nhưng quá nửa tháng vẫn không thấy hồi âm. Các nhạc sĩ quyết định gửi tiếp đơn khiếu nại lên văn phòng Bộ, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thanh tra, Vụ Thi đua khen thưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.

Bốn tháng sau,  Hội nhạc sĩ đã triệu tập cuộc họp để đại diện Hội đồng xét duyệt và các nhạc sĩ đối thoại. Các nhạc sĩ cho rằng, Hội đồng thẩm định làm việc chưa khách quan, chưa xem xét đầy đủ hồ sơ của người dự giải. Điển hình là bộ hồ sơ của nhạc sĩ Đoàn Bổng và Quang Hợp còn nguyên niêm phong. Có nghĩa là bộ hồ sơ chưa hề được Hội đồng xét duyệt “sờ” tới.

“Trong cuộc gặp mặt, bốn lần tôi yêu cầu đưa ra biên bản buổi thẩm định 68 nhạc sĩ nhưng đều không được đáp ứng”, nhạc sĩ Đoàn Bổng cho hay.

Trong đơn kiến nghị gửi Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ngày 22/2, nhạc sĩ Thế Xong cũng nêu: “68 nhạc sĩ với hơn 300 tác phẩm sáng tác trong hồ sơ, nếu nghe hết cũng phải mất 100 tiếng đồng hồ. Như vậy, muốn xét duyệt phải mất hai tuần mới xong, nhưng trên thực tế, Hội đồng xét duyệt chỉ làm việc trong hai ngày rưỡi đã có kết quả để chọn ra 28 người”. Nhạc sĩ Đinh Quang Hợp khi trao đổi với báo giới cũng tỏ ý thắc mắc rằng tại sao khi có kết quả, Hội nhạc sĩ không công khai thông báo tên người đủ tiêu chuẩn và chưa đủ tiêu chuẩn xét duyệt?


Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (Ảnh: S.T)

Trước thắc mắc của các nhạc sĩ, Thành viên Hội đồng xét duyệt – nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cho biết nguyên tắc làm việc của Hội đồng là xét những tác phẩm hay. Còn nhạc sĩ có tác phẩm chất lượng chưa cao hoặc không nổi tiếng, hoặc chỉ 1-2 tác phẩm cũng khó được xét. Ông nói, kết quả cuối cùng phụ thuộc vào số phiếu của Hội đồng xét duyệt chứ không phụ thuộc vào cá nhân nào. Ông cũng khẳng định Hội đồng nghệ thuật đã làm việc công tâm và khách quan.

Trước kiến nghị của các nhạc sĩ, Vụ trưởng vụ thi đua khen thưởng của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ông Hải Anh cho biết kết quả cuối cùng còn phải chờ cuộc họp chính thức. Hiện tại, ông không thể đưa ra bình luận gì.

Được biết, trong số 28 người được đề cử, có các tác giả: Doãn Tiến, Thanh Anh, Lê Lan, Lê Tịnh, Thập Nhất, Vĩnh Lai, Nguyễn Chính, Cát Vận…

Ngay sau khi có thông tin 5 nhạc sĩ Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa đã cùng gửi đơn kiến nghị lên Hội nhạc sĩ Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các nhạc sĩ Văn Thành Nho, Trương Tuyết Mai, Phan Long, Triều Dâng… đồng loạt làm đơn kiến nghị tiếp. Nhạc sĩ Văn Thành Nho và Trương Tuyết Mai đã thổ lộ sự bức xúc với Dân trí:

Nhạc sĩ Văn Thành Nho: “Tôi thực sự thất vọng!”

Đây là lần thứ hai, tôi tham gia Giải thưởng Nhà nước và đây là lần thứ hai tôi bị loại. Tôi khẳng định, mình không buồn vì bị loại. Tôi chỉ thất vọng vì cách làm việc không minh bạch. Phải có tới hơn chục người không có tác phẩm nào được công chúng biết đến.

Tôi nghĩ bất cứ ai đoạt giải thưởng này là niềm vinh hạnh. Và người đoạt giải thưởng phải xứng đáng, tác phẩm được công chúng biết đến và yêu mến. Nhưng thực tế thật đáng buồn và chua xót. Rất nhiều nhạc sĩ có cống hiến bị gạt ra ngoài…Đây không phải lần đầu tôi biết về những tai tiếng của Hội nhạc sĩ. Tôi nghĩ đã đến lúc Hội nhạc sĩ phải nhìn lại, nếu đã làm sau thì phải sửa.

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai: “Đây là sự bê bối của Hội nhạc sĩ”

Tôi đã gửi đơn kiến nghị lên Vụ thi đua khen thưởng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cách đây mấy ngày và sáng nay, tôi vừa gửi tiếp lên Chánh Thanh tra Bộ. Từ trước, tôi vốn là người ít quan tâm đến những chuyện như thế này. Tôi đã biết một số ì xèo trong những năm trước đây, biết là có sạn nhưng vẫn lờ đi đến khi biết được danh sách 28 người được đề cử Giải thưởng Nhà nước.

Tôi nghĩ đây là một bê bối của và tôi thực sự phẫn nộ khi được đọc thông tin mà 5 nhạc sĩ ngoài Hà Nội đưa ra. Hội đồng xét duyệt đã làm việc không minh bạch. Hơn 300 tác phẩm của 68 nhạc sĩ mà họ chỉ nghe và đọc trong hơn hai ngày đã xong? Tôi mới biết, có những nhạc sĩ đi lấy lại hồ sơ, tài liệu sau khi có thông tin bị loại đã sững sờ khi hồ sơ còn nguyên dấu niêm phong.

Nguyễn Hằng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này