Cách vượt qua nỗi sợ hãi hiệu quả nhất

10/09/12, 11:56 Khoa học

Các nhà khoa học tuyên bố rằng cách hiệu quả để vượt qua nỗi sợ hãi là… nói về chính nỗi sợ hãi đó.

Các nhà khoa học cho rằng chìa khóa để vượt qua nỗi sợ hãi, đơn giản, là nói về những cảm xúc của mình. Ảnh: Daily Mail. 

Theo Daily Mail, các nhà tâm lý học tại Đại học California, Los Angeles đã tiến hành nghiên cứu về nỗi khiếp sợ loài nhện của con người. Họ yêu cầu 88 người mắc bệnh sợ nhện tới và tìm cách tiếp cận một con nhện Tarantula trong một container.

Những người tham gia phải đi lại gần con nhện, và cuối cùng là thử chạm vào nó nếu họ có thể. Các đối tượng được chia thành bốn nhóm.

Nhóm đầu tiên được yêu cầu mô tả cảm xúc mà họ đã trải qua với con nhện Tarantula, ví dụ như: “Tôi rất sợ hãi và lo lắng khi thấy con nhện đáng sợ đó”.

Nhóm thứ hai tiếp tục được yêu cầu mô tả về cảm xúc của họ, nhưng với những từ ngữ trung tính hơn, ví dụ như: “Con nhện nhỏ bé đó không thể gây hại cho tôi, tôi không sợ nó”.

Nhóm thứ ba được yêu cầu chia sẻ một điều gì đó không liên quan tới việc họ phải tới gần con nhện Tarantula. Còn nhóm thứ tư không cần phải nói bất cứ điều gì – họ chỉ cần thử tiếp xúc với con nhện.

Sau đó một tuần, 88 người tham gia tiến hành tiếp xúc với con nhện Tarantula một lần nữa trong môi trường ngoài trời và chạm vào nó với một ngón tay.

Các nhà nghiên cứu quan sát các đối tượng, xem họ có phản ứng như thế nào khi chạm vào con nhện, đặc biệt là xem bàn tay của họ có đổ nhiều mồ hôi hay không (đây là một trong những dấu hiệu cho thấy sự sợ hãi). 

Kết quả cho thấy những người thuộc nhóm thứ nhất có thể tiếp xúc gần gũi với nhện Tarantula hơn các nhóm còn lại. Bàn tay của họ cũng ít đổ mồ hôi một cách đáng kể so với các nhóm khác.

Đây là một kết quả quan trọng và có ý nghĩ đối với các phương pháp giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi.

Trước kia, các nhà tâm lí học thường cho các bệnh nhân của họ nói các câu với những mô tả trung tính, và khẳng định “tôi không sợ nó”, nhưng phương pháp này xem ra chưa thu được nhiều hiệu quả.

Giáo sư tâm lý học Matthew Lieberman, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết việc mô tả chính xác cảm xúc của bản thân trong những thời điểm căng thẳng lại có khả năng giúp chúng ta đối diện với chính nỗi sợ hãi, và vượt qua nó tốt hơn.

Hà Nguyễn

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng