Chỉ tập thể dục thôi là chưa đủ
Do hiểu biết khác nhau về thân thể người và sức khỏe, có sự khác biệt lớn giữa thể dục phương Tây, Trung Y Trung Quốc, và phương pháp dưỡng sinh thời Trung Quốc cổ đại. Thể dục có thể giúp người ta có một cơ thể cường tráng ở bề mặt, tuy nhiên lợi ích của nó lại không thể đạt đến tầng sâu hơn. Ngoài ra, nó không thể ngăn người ta mắc bệnh.
Sự thiếu hụt tinh thần gây ảnh hưởng tới sức khỏe là một vấn đề của cuộc sống hiện đại. Ảnh: Internet
Giảng từ góc độ Trung Y, bệnh tật được gây ra bởi các lý do nội tại, với thiếu hụt nào đó trong nội tạng, chẳng hạn gan hay thận. Tất nhiên, tập thể dục có thể chuyển hóa một số năng lượng bên trong thân thể ra ngoài bề mặt, nhưng nó thực sự không thể tăng cường năng lượng nội tại của cơ thể. Đối với một người khỏe mạnh, tập thể dục thực sự là một cách tiêu hao và giải phóng năng lực cơ thể. Còn đối với một người ốm yếu, hiệu quả của tập thể dục là rất hạn chế. Thực ra, vận động quá nhiều có thể gia tăng quá mức gánh nặng lên cơ thể và nội tạng, gây ra hại nhiều hơn lợi cho sức khỏe con người.
Tình trạng cơ thể của một người phụ thuộc vào nghiệp lực của người ấy, thứ được tích lũy qua việc làm những điều xấu trong quá khứ. Làm sao tập thể dục có thể động chạm đến nghiệp, thứ tồn tại ở không gian khác? Thêm nữa, sức khỏe không đồng nghĩa với sự cường tráng của cơ thể và chức năng đầy đủ của nội tạng, mà là sự yên tĩnh và hài hòa trong nội tâm. Người Trung Quốc cổ đại hiểu rõ nguyên lý này, bởi vậy họ không coi trọng tập thể dục vào thời bấy giờ. Ông Lý Hồng Chí giảng: “Cổ nhân thành nhi thiện, Tâm tĩnh phúc thọ tề” (“Phóng hạ chấp trước” – Hồng Ngâm). Sức khỏe không phụ thuộc vào tập thể dục, mà vào tu luyện cả thân lẫn tâm.
Thực ra, người cổ đại đã có đủ các hoạt động thể dục trong cuộc sống thường ngày, chẳng hạn đi bộ, cưỡi ngựa, săn bắn, cày bừa, và luyện võ. Bởi vậy, họ không cần phải có động tác thể dục đặc thù nào. Máy móc hiện đại với mức độ tự động hóa cao giải phóng con người khỏi lao động nặng nhọc, nhưng con người vẫn phải tập thể dục sau khi làm việc. Dường như lối sống căng thẳng thường thấy trong xã hội hiện đại lại là kết quả của tâm truy cầu nghỉ ngơi và ngại lao động. Tuy nhiên, điều này không có chút gì tốt cho sức khỏe cả. Trên thực tế, người ta đã quan sát thấy lối sống hiện đại gây hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Các bài tập thể dục phụ trợ không thể vượt qua và bù đắp xu hướng này.
Mặc dù thành tích trong các cuộc thi đấu thể thao hiện đại càng ngày càng cao, nhưng chất lượng sức khỏe nói chung đang đi xuống do sự tích lũy nghiệp lực. Điều này biểu hiện vô cùng rõ ràng trong sự mắc bệnh phổ biến ở trẻ em. Các nhà khảo cổ đã phát hiện thấy những chiếc áo giáp cực kỳ nặng nề từ thời cổ đại. Con người hiện đại khó có thể nhấc nổi sức nặng của chúng, nói gì đến việc mặc chúng và chiến đấu nơi chiến trường.
Áo giáp của Samurai Nhật Bản nặng 50 kg
Nói cụ thể hơn, một số vận động viên trẻ ở các nước đang phát triển —những người trong độ tuổi 20— phải chịu nhiều chấn thương trong suốt những năm huấn luyện nặng nhọc. Giáo dục mà họ nhận được là khá bó hẹp và cũng không được nhấn mạnh, do đó họ không còn cách nào khác để kiếm sống. Ngay khi kết thúc sự nghiệp thể thao, họ lập tức có vấn đề trong việc tìm công việc khác. Tập thể dục chỉ đơn thuần nhấn mạnh vào thành công trong thể thao như một loại phát triển bất thường. Làm sao tập thể dục có thể trở thành một nghề nghiệp được?
Trong những cuộc thi tài và huấn luyện căng thẳng, thể thao hiện đại thường gây ra chấn thương, tàn tật, hoặc thậm chí là cái chết. Ngoài ra, nhiều hành vi thiếu đạo đức vẫn tiếp diễn mà không kiểm soát được, chẳng hạn lừa đảo, hoặc dùng đô-ping. Thêm nữa, một số vận động viên thể thao thường rất hung hãn, thô lỗ và tàn bạo.
Thể thao hiện đại bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại. Ở bề mặt, nó quảng cáo rằng việc tham dự là quan trọng, nhưng hầu hết vận động viên đều muốn về nhất và mang một tâm lý cạnh tranh rất mạnh. Tâm lý cạnh tranh này là rất không lành mạnh. Nó trộn lẫn với các tâm lý xấu khác, chẳng hạn cầu danh cầu tiền, muốn đánh bại người khác, đánh bạc hơn thua, và đều là biểu hiện của ma tính. Nó cũng ảnh hưởng xấu đến những người theo dõi trận đấu. Điều này gây ra nhiều hiện tượng xã hội thoái hóa, chẳng hạn cổ động viên đánh đấm lẫn nhau hay cá độ thể thao. Những người tổ chức các cuộc thi thể thao thậm chí còn lên kế hoạch và câu kết với những hãng thương mại lớn để tối đa hóa lợi nhuận và giành giật danh tiếng. Những điều này đã vượt ra ngoài phạm trù về cải thiện sức khỏe.
Một ngôi sao bóng rổ nổi tiếng người Mỹ luôn cảm thấy anh là vô địch. Sau khi bị nhiễm virus HIV vì phóng túng tình dục, những giấc mơ và kế hoạch cho cuộc sống của anh đã tiêu tan. Rồi anh hiểu được một số nguyên tắc của cuộc sống và thỉnh cầu giới trẻ Mỹ kiềm chế hành vi của họ. Do chấp trước nặng vào truy cầu thành tích, danh tiếng, và tiền bạc, một số vận động viên cố gắng đạt được mục đích bằng bất cứ giá nào, ngay cả chiêu mời phụ thể là động vật.
Dưới sự quảng bá rầm rộ của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhiều sự kiện thể thao đã trở thành điểm nóng của xã hội và trở thành các hình thức giải trí. Điều này khuyến khích tâm lý tranh đấu của con người, để che đậy và thỏa mãn nội tâm rỗng tuếch của họ. Con người đã thụ nhận ma tính từ các trò chơi này. Thi đấu thể thao đã trở thành một thứ thuốc phiện tinh thần và thậm chí kiểm soát cả xã hội, trở thành một phần của xã hội hiện đại đui mù bởi danh và lợi. Con người đã đánh mất chính mình trong đó.
Thân thể người là cực kỳ phức tạp. Một người có thể tịnh hóa tâm mình bằng cách coi trọng đức và giảm bớt ham muốn. Và rồi, việc đề cao tâm tính (bản tính của tâm) có thể mang đến cho con người những năng lực siêu thường, bên cạnh việc giữ gìn một thân thể khỏe mạnh. Nếu người ta chú trọng quá nhiều vào sự cường tráng bề mặt mà vẫn phóng túng nội tâm, thì mọi thứ sẽ đi ngược lại những gì họ mong đợi. Thoái hóa và sa ngã là khó tránh khỏi.
Trong xã hội hiện đại, sự phổ biến của các sự kiện thể thao, sự suy giảm trong thể chất con người, sự phát đạt của ngành công nghiệp dược phẩm, và sự xuất hiện của các căn bệnh quái gở là đi đôi với nhau. Lý do bên trong là sự suy đồi đạo đức. Nó nằm im đằng sau các hiện tượng xã hội trên, một thực tế chưa được công nhận bởi con người. Tinh thần cơ bản của thể dục thể thao hiện đại phản ánh trạng thái tinh thần của con người hiện đại: điên cuồng truy cầu danh và lợi, cạnh tranh quá đáng, và bỏ qua đạo đức tinh thần. Khoa học công nghệ và các bài tập thể dục có thể tăng cường cơ thể bề mặt của con người, trong khi nhân tâm thì trống rỗng và bẩn thỉu. Những thứ cơ bản này đã thoái hóa, và mọi thứ đang chuyển từ xấu thành xấu hơn.
Tôi cho rằng nhân loại tương lai sẽ tập trung nhiều hơn vào tu luyện. Do đó, giữ gìn sức khỏe và chữa bệnh khỏe người sẽ không còn là vấn đề nữa. Bởi vậy, những hiện tượng biến dị trong thể thao hiện đại cũng sẽ không còn hiện hữu nữa.
(Theo Chanhkien)