‘Huy chương Olympic’ trong thế giới sinh vật

11/08/12, 08:43 Cuộc sống

Khi thế giới đang sống trong không khí sôi động của Olympic London với các môn chạy, nhảy và lặn…thì Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế vừa công bố các loài có khả năng đặc biệt, xứng đáng đoạt huy chương vàng.

Kỷ lục nhảy cao giới động vật thuộc về loài ve sầu nhảy Philaenus spumarius, sống phổ biến ở nước Anh. Loài này nhảy cao đến 70cm - gấp 115 chiều dài cơ thể của nó, nếu tỉ lệ này quy ra tương đương thì con người phải nhảy cao đến 200m - mốc khả thi so với con người - Ảnh: Alamy

Kỷ lục nhảy cao thuộc về ve sầu nhảy Philaenus spumarius. Chỉ 6 mm, ve sầu nhảy có thể bật lên cao tới 70 cm, tức là gấp hơn 100 lần độ dài cơ thể. “Thành tích” này đã vượt xa kỷ lục trước đó của bọ chét, vốn được coi là “nhà vô địch nhảy cao” trong thế giới côn trùng.

Ve sầu nhảy phân bố trên khắp thế giới. Thông thường, chúng sống nhờ vào nhựa cây trong các khu vườn. Bí quyết nhảy cao của chúng nằm ở hai chân sau được “thiết kế” riêng cho việc nhảy từ cây này sang cây khác. Thông thường, khi di chuyển trên tán lá, loài côn trùng này kéo lê hai chân trông nặng nhọc. Khi cần di chuyển xa hơn, từ tán cây này đến tán cây khác, hai chân sau bắt đầu phát huy tác dụng. Ve sầu nhảy gần như đè toàn bộ trọng lượng cơ thể vào 2 chân sau, tạo nên một lực nén trên các múi cơ rất lớn, giống như cơ chế của một chiếc máy bắn đá. Sau đó, các khớp chân đồng loạt bật ra, giống như một động tác mở “khoá”, nhờ đó chúng nhảy vọt lên theo một hướng đã xác định. Ảnh: Alamy.

Loài vượn tay trắng Hylobates agilis (sống ở các khu rừng Đông Nam Á) có những động tác nhảy và chuyền cành uyển chuyển y hệt như các VĐV thi môn thể dục dụng cụ - Ảnh: Corbis

Loài vượn tay trắng Hylobates agilis nổi tiếng với động tác chuyền nhảy trên cành cây như vận động viên thể dụng dụng cụ. Loài này sống trong khu rừng ở Sumatra, Malaysia, Thái Lan. Vượn tay trắng đang đối mặt với nhiều mối đe dọa như bị săn bắn để lấy thịt, làm thú nuôi và mối đe dọa lớn nhất là mất môi trường sống. Ảnh: Corbis.

Nhìn hình ảnh của loài cá buồm Đại Tây Dương Istiophorus albicans giúp chúng ta liên tưởng đến các VĐV thi môn đua thuyền buồm. Bởi loài cá này có vây lưng lớn xếp dọc theo chiều dài cơ thể và khi mở rộng thì trông giống như cánh buồm - Ảnh: Doug Perrine/Alamy

Cá buồm Đại Tây Dương Istiophorus albicans khiến nhiều người nghĩ tới các vận động viên thi môn đua thuyền. Loài cá dài tới 1,7 m và cân nặng 20 kg, sinh sống trong khu vực Đại Tây Dương. Các thử nghiệm trong năm 1920 ước tính rằng chúng có khả năng bơi nước nước rút đoạn đường ngắn với tốc độ lên đến 111 km/giờ, tuy nhiên, một ước tính khác, cho con số từ 37 đến 55 km/giờ được nhiều người chấp nhận hơn.

Cá buồm Đại Tây Dương có màu xanh kim loại với một vây lưng buồm, mỏ dài và nhọn. Chiều dài lên đến 3,15 m và trọng lượng tối đa được công bố là 58,1 kg. Ảnh: Alamy.

Khi trái của loài cây Impatiens glandulifera (thường được tìm thấy tại dãy núi Himalaya) chín mùi thì chúng nổ tung và bắn các hạt giống đi xa. Mỗi một cây có thể sản xuất 2.500 hạt và kỹ thuật bắn hạt của cây này - tương tự môn bắn súng - giúp chúng có phát tán và sinh tồn tại một khu vực mới - Ảnh: Mallinckrodt/Alamy

Khi quả của cây Impatiens glandulifera chín sẽ nổ tung và bắn các hạt giống văng ra xa, tương tự như môn bắn súng. Cây này thường được tìm thấy tại dãy núi Himalaya. Ảnh: Alamy.
fgfgfgfpp
Báo săn Acinonyx jubatus được cho là loài chạy nhanh nhất thế giới với tốc độ 113 km/giờ. Kỷ lục này vượt xa thành tích của vận động viên Usain Bolt – người giữ kỷ lục chạy nước rút nhanh nhất thế giới cũng chỉ đạt tốc độ 44,6 km/giờ. Báo săn sống chủ yếu ở Iran và các nước châu Phi. Chúng sống ở các đồng cỏ, thảo nguyên để dễ dàng nhìn thấy con mồi và kẻ thù. Chiến lược của báo săn là lén chạy theo con mồi, sau đó khi còn cách khoảng 30 m, báo săn bất ngờ lao theo con mồi, quật ngã con mồi bằng một chân rồi dùng răng nanh sắc nhọn cắn vào cổ con mồi làm nó tê liệt. Thức ăn chủ yếu của báo săn là thỏ rừng, chim hoặc sơn dương. Ảnh: Wikipedia.

Trong mùa giao phối khi xuân đến, một cặp thỏ châu Âu Lepus europaeus thường “đấm bốc” (boxing) với nhau để lựa chọn bạn tình. Cụ thể, con đực - con cái đứng trên hai chân sau và đánh nhau bằng hai chân trước, những con đực nào thể hiện được sự mạnh mẽ mới có cơ hội được con cái chọn “kết đôi” - Ảnh: Duncan Usher/Corbis

Vào mùa giao phối, cặp thỏ châu Âu Lepus europaeus thường giao chiến với nhau, giống môn boxing, để lựa chọn bạn tình. Con đực và con cái đứng bằng chân sau và đánh nhau bằng hai chân trước. Ảnh: Corbis.

Hương Thu (theo Guardian)

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

    Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng