Giá trị của Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ

10/08/12, 14:21 Cuộc sống

– Ngày 4/7/2012 là một ngày đặc biệt trong cuộc đời TS Mai Hồng. Đó là ngày ông quyết định hiến tặng tấm bản đồ đặc biệt có một không hai mà ông đã gìn giữ suốt 35 năm qua, bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Bản đồ địa dư các tỉnh của triều đình nhà Thanh) cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.


Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ là của Trung Quốc

Tấm bản đồ đó không chỉ là của báu của riêng ông, mà là của báu vô giá của tất cả chúng ta, của tất cả những ai có lương tri trên toàn địa cầu. Bởi nó là bằng chứng hùng hồn không thể chối cãi để khẳng định rằng Hoàng Sa, Trường Sa từ xưa chưa bao giờ là của Trung Quốc, rằng cái “lưỡi bò” là hoàn toàn bịa đặt, không có một chút cơ sở pháp lý nào. Sau khi làm các thủ tục cần thiết, ngày 24/7/2012, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tổ chức trọng thể lễ tiếp nhận và công bố tấm bản đồ này.

Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là một tấm bản đồ quý giá mà những người thực hiện đã bỏ công sưu tầm, tập hợp các kết quả điều tra, điền dã do đích thân Hoàng đế nhà Thanh huy động các giáo sĩ, những người giỏi địa lý, toán pháp trong nước cùng đi điều tra thực địa, tập hợp tư liệu, thực hiện. Năm 1904, bản đồ được hoàn thành, do Nhà xuất bản Thượng Hải chính thức xuất bản.

Bản đồ có kích thước 115 x 140cm, được tạo thành từ 35 miếng ghép được dán (bồi) trên vải bố, mỗi miếng có kích thước 20 x 30cm. Do được bồi trên vải nên bản đồ bảo quản được lâu dài mà không bị rách, hỏng. Sau khi tấm bản đồ được công bố đã gây xúc động lớn đối với người dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài và cả bạn bè quốc tế khắp năm châu bốn biển.

Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ.
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ.

Bản đồ cổ Trung Quốc không hề có Hoàng Sa, Trường Sa

Thật ra, không phải chỉ riêng tấm bản đồ này mới thể hiện giới hạn cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam mà tất cả các bản đồ lãnh thổ Trung Hoa do người Trung Quốc vẽ, cho đến đầu thế kỷ XX đều thể hiện cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Lần theo chiều dài lịch sử, chúng ta có thể thấy được điều này. Cụ thể:

– Đời Tống: Tấm bản đồ được xem là cổ nhất của Trung Quốc thể hiện cương vực lãnh thổ của quốc gia là “Cửu vực thú lệnh đồ” được khắc trên đá, từ đời Tống, vào năm 1121, theo bản đồ khắc đá này, giới hạn phía Nam của Trung Quốc đến Quỳnh Châu, tức đảo Hải Nam.

– Đời Nguyên: Trong sách “Quản Như đồ” của La Hồng Tiên có in “Dư địa đồ” đời Nguyên của Chu Tư Bản thực hiện năm 1361 vẽ phần cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.

– Đời Minh: Các bản đồ “Đại Minh nhất thống chí” (1461), “Quảng dư đồ” khắc in năm 1555,  “Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ” được in lại trong “Hoàng Minh chức phương địa đồ” của Trần Tổ Thụ (1635), “Hoàng triều chức phương địa đồ” khắc in năm 1636 đều thể hiện cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.

– Đời Thanh: “Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ” đời Thanh (1862) vẽ theo “Nội phủ địa đồ” gồm 26 mảnh mang tên “Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ” không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. “Quảng Đông tỉnh đồ” trong Quảng Đông dư địa toàn đồ” vẽ năm 1897 không có quần đảo nào. “Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ” vẽ năm 1909 phần cực Nam là đảo Hải Nam.

– Tiếp đến thời kỳ Trung Hoa dân quốc, “Trung quốc tân hưng đồ” vẽ năm 1917 cũng thể hiện cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Mãi sau này, các bản đồ “Trung Quốc địa lý các duyên đồ” vẽ năm 1922, “Trung Quốc tân hình thế đồ” (1922), “Trung Quốc triết loại phân tỉnh đồ” (1931), “Trung Hoa dân quốc tân địa đồ” (1934) mới vẽ đến quần đảo Hoàng Sa.

Năm 1948, “Bản đồ khu vực hành chánh Trung Hoa dân quốc” mới thấy vẽ “đường mười một đoạn” bao chiếm biển Đông. Năm 1953, từ bản đồ trên, Trung Quốc lại vẽ “đường chín đoạn” (bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, thường gọi là đường lưỡi bò, vì giống như cái lưỡi bò liếm xuống phía Nam).

“Đường chín đoạn” bao trọn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông là Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ còn lại 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam. Mỗi nước trung bình được 5%. Đây chính là sự thể hiện tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế.
    
(còn nữa)

Phan Duy Kha

(bee.net.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng