Những vận động viên vĩ đại như Michel Phelps qua các kỳ Olympic

02/08/12, 20:44 Cuộc sống

Công bằng mà nói, Michel Phelps đang trải qua kỳ Olympic chưa thật sự ưng ý, trước khi giành tấm huy chương vàng đồng đội ở nội dung 4x200m tự do tiếp sức để đi vào lịch sử Olympic, kình ngư 27 tuổi này đã liên tục thất bại ở những nội dung trước đó như: 400m hỗn hợp nam, 4x100m tự do nam, 200m bơi bướm.  Michel Phelps đã trở thành vận động viên vĩ đại nhất Olympic với 19 tấm huy chương Michel Phelps đã trở thành vận động viên vĩ đại nhất Olympic với 19 tấm huy chương 

Dù sao, những tấm huy chương này cũng giúp Michel Phelps trở thành vận động viên vĩ đại nhất các kỳ Olympic với 19 huy chương, trong đó có tới 15 huy chương vàng. Có thể nói kỷ lục của Michel Phelps tựa như một chiến công thời hiện đại.

Ngay sau khi kình ngư này lập nên kỳ tích, đích thân tổng thống Barack Obama đã gọi điện trực tiếp chúc mừng anh, sau đó, hàng loạt những vận động viên nổi tiếng khác tới tấp chúc mừng anh.

Serena Williams đã gọi chiến công của Michel Phelps là một điều “điên rồ” trong lịch sử Olympic trong khi đó, dù đánh bại được Michel Phelps ở đường đua 200m bướm ở Olympic này nhưng kình ngư người Nam Phi, Chad le Clos vẫn giành những lời tốt đẹp nhất gửi tới đối thủ, thậm chí, anh còn cho rằng Michel Phelps chính là thần tượng của mình.

Ngay cả một kẻ ngoài cuộc như trung vệ Gerard Pique của Barcelona cũng đã hết lời ca ngợi Michel Phelps trên trang Twitter của mình. Bên cạnh đó, còn rất nhiều vận động viên nổi tiếng khác như: Lord Coe (vận động viên điền kinh huyền thoại người Anh), Tyler Clary (kình ngư người Mỹ), Chen Ying (xạ thủ người Trung Quốc)…

Sau Michel Phelps, trong lịch sử Olympic chứng kiến không ít vận động viên vĩ đại. Đầu tiên phải kể tới vận động viên thể dục dụng cụ người Liên Xô, Larissa Latynina, người đã giành tới 18 tấm huy chương qua các kỳ Olympic từ năm 1956 – 1964 (trong đó có 9 huy chương vàng).

  Huyền thoại thể dục dụng cụ người Liên Xô, Larissa Latynina, đứng thứ 2 với 18 huy chương Huyền thoại thể dục dụng cụ người Liên Xô, Larissa Latynina, đứng thứ 2 với 18 huy chương 

Tiếp đến là Nikolai Andrianov, một vận động viên thể dục dụng cụ người Liên Xô khác, đã giành tới 15 tấm huy chương trong giai đoạn này (trong đó có 7 huy chương vàng).

Nếu tính riêng ở bộ môn bơi lội, có lẽ, còn lâu Michel Phelps mới có đối thủ bởi người đứng ngay sau anh, Mark Spitz chỉ giành được 11 tấm huy chương (trong đó có 9 huy chương vàng).

Ở trên một khía cạnh khác, Carl Lewis (vận động viên điền kinh người Mỹ), Steve Redgrave (vận động viên đua thuyền người Anh), Aladar Gerevich (vận động viên đấu kiếm người Hungary) lại vĩ đại bởi họ giành được huy chương vàng qua nhiều kỳ Olympic liên tiếp.

Trong khi Carl Lewis giành tới 9 huy chương vàng qua 4 kỳ Olympic khác nhau (trong khi Michel Phelps mới chỉ qua 3 kỳ), Steve Redgrave và Aladar Gerevich còn tuyệt diệu hơn khi làm được điều đó qua…6 kỳ Olympic.

Thậm chí, Aladar Gerevich là trường hợp đặc biệt bởi trong quãng thời gian ông thi đấu, có tới 2 kỳ Olympic phải hoãn lại do chiến tranh thế giới thứ 2 (nếu không thành tích của Aladar Gerevich sẽ được cải thiện hơn rất nhiều).

  Aladar Gerevich, vận động viên vĩ đại khi giành huy chương vàng trong 6 kỳ Olympic khác nhau Aladar Gerevich, vận động viên vĩ đại khi giành huy chương vàng trong 6 kỳ Olympic khác nhau 

Trong khi đó, huyền thoại Ray Ewry, người giành 3 tấm huy chương vàng ở Olympic 1900, và 3 tấm khác ở Olympic 1908 lại trở thành tấm gương vĩ đại nhất tại các kỳ Olympic khi ông đã vượt qua căn bệnh bại liệt ở thưở nhỏ để trở thành nhà vô địch Olympic trong môn điền kinh.

Mọi chuyện chỉ mang ý nghĩa tương đối, so với nhiều vận động viên trước khi, Michel Phelps có lợi thế hơn rất nhiều bởi điều kiện thi đấu (không ít vận động viên bị ảnh hưởng bởi thế chiến thứ 2 khiến Olympic không thể tổ chức) , bên cạnh đó, Olympic càng ngày càng có thêm nhiều nội dung mới.

Suy cho cùng, tất cả bọn họ đều xứng đáng được vinh danh, họ sinh ra để bước vào ngôi đền Olympic với tư cách là những vận động viên vĩ đại nhất.

H.Long

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện