Săn tin, ‘chém gió’ kiếm 10-20 triệu/tháng

24/07/12, 08:01 Cuộc sống

Sự năng động, liều lĩnh và thích “cày cuốc” đã giúp các
bạn trẻ học báo rất dễ kiếm việc làm thêm. Trong đó, có những bạn kiếm
được 10 triệu tháng, thậm chí trong đợt hè, có sinh viên thu nhập 40
triệu đồng.

Nghề của sự sắc sảo và năng động

Nghề
làm báo rất phù hợp đối với những bạn yêu thích công việc viết lách.
Khi lần đầu tiên nhìn thấy bài viết của mình được đăng lên báo, ai cũng
cảm thấy phấn khích, hào hứng bởi ngoài việc chứng minh được khả năng
của mình và nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu thì các bạn còn nhận
được tiền nhuận bút sau mỗi bài viết.

Đối
với những bạn sinh viên đang theo học ngành báo chí thì ngoài việc học
tập, đa số đều chọn giải pháp là làm cộng tác viên cho các báo mạng, báo
in, tạp chí hoặc làm biên tập cho một số website. Bởi lẽ các công việc
như vậy giúp ích rất nhiều cho nghề nghiệp sau này. Hơn nữa, số tiền
nhuận bút nhận được cũng khá cao, một số bạn có thể dùng tiền này trang
trải học phí cũng như chi tiêu cho bản thân mình.

Sự phát triển của báo chí Việt Nam đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Ảnh Internet. 

Nguyễn
Trần Phương Linh – sinh viên trường Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền
chia sẻ về công việc làm thêm: “Hiện tại, mình đang là cộng tác viên cho
một tờ báo khá nổi tiếng. Mình tham gia cộng tác cũng được gần nửa năm
rồi. Mới đầu, mình cũng hơi hồi hộp không biết có được nhận vào làm hay
không, vì người phụ trách muốn xem khả năng của mình đến đâu, có nhạy
bén trong tư duy hay không. Cuối cùng mọi việc cũng được như ý muốn.

Với
mỗi bài viết khoảng 1200 – 1500 từ thì mình nhận được 400.000-500.000
đồng tiền nhuận bút. Ngoài ra, với những bài viết được đánh giá tốt thì
sẽ được tòa soạn cân nhắc để tăng nhuận bút. Trung bình một tháng mình
viết được trên dưới 10 bài, nên tính ra cũng kiếm được 5-7 triệu
đồng/tháng.

Mình
nhớ lần đầu tiên sau khi nhận được tiền nhuận bút, mình đã rủ đám bạn
thân đi ăn uống và xem phim. Hôm đấy cả nhóm đã có một buổi đi chơi đầy
thú vị. Chẳng nhớ rõ mình đã tiêu hết bao tiền nhưng đó mãi là một kỷ
niệm đáng nhớ”.

Dương
Thu Trang, cũng là sinh viên trường Học viện Báo chí. Hiện nay, cô cũng
đang là cộng tác viên cho một tờ báo dành cho lứa tuổi học trò. Với cô,
việc được tham gia làm cộng tác viên mang một ý nghĩa rất lớn.

“Trước
hết công việc này đem lại cho mình rất nhiều trải nghiệm đầy thú vị.
Quan trọng nhất là mình được rèn luyện khả năng viết lách, với mỗi tờ
báo thì đều mang các tiêu chí khác nhau nên nhiều khi mình phải viết
theo cái “gu” của họ. Hơn nữa, mình sẽ được làm việc trong một môi
trường chuyên nghiệp, áp lực công việc cao, do vậy mình sẽ trở nên nhanh
nhạy, năng động cũng như được làm quen với công việc sau này. Ngoài
việc làm cộng tác viên cho báo, thì mình cũng đang làm quản lý, biên tập
cho website về ẩm thực”.

 

Thu
Trang cho biết, có những thời điểm, buổi sáng cô được giao đề tài, và
ngay đầu giờ chiều là phải có để bài xuất hiện trên trang báo. “Thực sự
là áp lực hơn mình tưởng rất nhiều, không phải chạy đi hiện trường như
các anh chị làm phóng sự nhưng mình cũng phải dò hỏi khắp nơi, phỏng
vấn, moi móc thông tin rồi sau đó gõ phím lia lịa để hoàn thành bài
viết. Thế mà cũng có hôm bị trả lại vì chưa đạt yêu cầu” – Trang tâm sự.

Cùng
là làm cộng tác viên, nhưng cũng có sự khác nhau giữa những bạn làm cho
báo in và báo mạng. Với báo in, số tiền nhuận bút các bạn nhận được
thông thường sẽ cao hơn. Hiện nay, trung bình với mỗi bài viết được đăng
trên báo in, tiền nhuận bút các bạn nhận được trung bình từ
400.000-500.000 đồng/bài, còn đối với báo mạng thì con số đó chỉ là
200.000-300.000 đồng/bài. Đôi khi có một số tờ báo in lớn trả 700.000
đồng/bài.

“Hiện
tại, mình đang làm cộng tác viên báo mạng. Từ trước đến nay, mình luôn
sống bằng tiền nhuận bút. Mỗi tháng mình viết được 15-20 bài, có những
tháng mình chỉ tập trung vào viết nên cường độ làm việc cao hơn, chính
vì vậy mà mang lại nhiều hiệu quả công việc hơn. Tiền nhuận bút hàng
tháng rơi vào khoảng 4,5-6 triệu đồng/tháng.

Mình có lợi thế hơn một số
bạn ở chỗ có gia đình trên này nên không phải mất tiền đi thuê nhà, tiền
ăn uống. Tiền nhuận bút mình kiếm được thì chỉ dành cho việc đóng tiền
học, tiền học thêm tiếng Anh, đương nhiên là cũng phải đi chơi với bạn
bè như xem phim, ăn uống, sinh nhật” – Nguyễn Hải Trung, sinh viên của
Học viện Báo chí Tuyên truyền chia sẻ.

Theo
Trung, để kiếm được tiền, sinh viên báo chí cũng không hề nhàn hạ như
mọi người vẫn tưởng. Với các bạn chụp ảnh thì phải thường xuyên chạy tin
sự kiện vào buổi tối, có những hôm 12-1h sáng mới về đến nhà.

Sinh
viên cộng tác các mảng đời sống thì còn vất vả hơn, vì các bạn sẽ phải
lăn lộn giữa mưa nắng, hoặc phải đi ngoại tỉnh để làm bài. Thậm chí, để
có được tin, các bạn đôi khi phải cắn răng nghe người ta mắng chửi, hoặc
một đi không trở lại ở một địa phương mà mình đã phản ánh có tính tiêu
cực. Chính vì thế, dù kiếm được bao nhiêu thì số tiền nhận được đều rất
quý giá đối với dân làm thêm báo chí.

Năng động

Theo
như một số sinh viênchia sẻ về kinh nghiệm thực tế của chính bản thân,
thì những bạn trẻ làm cộng tác viên khai thác quảng cáo, viết bài PR cho
doanh nghiệp, các cơ quan hành chính là kiếm nhiều nhất. Để có thể làm
cộng tác viên viết bài pr, sinh viên thường xuyên phải chấp nhận đi xa,
về các tỉnh hàng tuần để làm việc và công việc này được nhiều bạn lựa
chọn trong dịp nghỉ hè.


Duy Hưng – sinh viên trường CĐ Phát thanh Truyền hình chia sẻ, trong
thời gian nghỉ hè, cậu đang làm cộng tác viên ban Kinh tế – Xã hội cho
một tờ báo khá uy tín trong cả nước. Công việc của Hưng là phải thường
xuyên đi để kiếm hợp đồng viết bài PR – quảng cáo.

Theo quy định của tòa
soạn, với mỗi một hợp đồng Hưng được hưởng 40%. Đó là trong trường hợp
Hưng đi một mình để làm việc. Còn nếu đi cùng một anh/chị nữa trong cơ
quan thì số tiền 40% sẽ chia đều cho 2 người, mỗi người được hưởng 20%.
Chi phí đi lại, sinh hoạt thì các bạn phải tự lo liệu, chi trả chứ cơ
quan không chu cấp.

Ban
đầu, khi mới vào cơ quan không ai tránh khỏi sự bỡ ngỡ trong công việc,
vì chưa biết, chưa hình dung ra công việc sẽ như thế nào nên Hưng được
cử đi làm cùng một anh nữa trong cơ quan. Nơi Hưng sẽ thường xuyên xuống
công tác là ở tỉnh Nam Định và thời gian làm việc sẽ từ sáng thứ 2 cho
đến chiều thứ 6, bởi sáng thứ 7 hàng tuần tất cả mọi người đều phải quay
trở về tòa soạn để báo cáo tình hình công việc trong tuần, kết quả công
việc và lấy giấy giới thiệu của cơ quan.

Tháng
đầu tiên làm việc, Hưng kiếm được 4 hợp đồng trị giá 40 triệu đồng,
hưởng 8 triệu đồng từ đó (hưởng 20% ). Tuy nhiên, theo như Hưng “bật mí ”
thì ngoài số tiền kiếm được trên hợp đồng, các bạn còn nhận được khá
nhiều chi “tiếp khách” của các đơn vị.

Mỗi
lần đến đơn vị làm việc, họ đều có “quà” cho anh em. Ít thì
200.000-300.000 đồng/người, vừa thì 500.000 đồng/người. Đối với nhiều
doanh nghiệp lớn, hơn nữa lại có quen biết thì số tiền đó lên tới 1-2
triệu đồng/người. Khi lần đầu cầm số tiền trong tay, Hưng có phần rụt rè
và ái ngại. Nhưng về sau, được biết ai làm việc trên cơ quan mà chả như
vậy nên cậu bạn đã quen hơn rất nhiều và rất “nhiệt tình” đi công tác.
Đối với sinh viên thì đây là những khoản tiền không hề nhỏ.

Do
vậy, chỉ tính riêng số tiền mà Hưng nhận được từ việc “tiếp khách” đã
lên tới 7-8 triệu đồng. Cộng thêm số tiền % được hưởng thì tháng đầu
tiên, Hưng đã kiếm được 16 triệu đồng. Trừ đi số tiền chi phí đi lại, ăn
uống ngủ nghỉ ở khách sạn, khi về đến Hà Nội lại đi chơi… thì số tiền
Hưng để dành được hàng tháng là hơn 10 triệu đồng.

Hưng
chia sẻ: “Mình cộng tác ở đây cũng hơn 1 năm rồi. Nói là hơn 1 năm
nhưng mình hầu như chỉ đi làm những khi nghỉ hè, còn thời gian trong năm
thì tập trung học hành, thi cử. Hè năm ngoái, tính riêng 3 tháng hè
mình kiếm được hơn 40 triệu đồng, mua được một chiếc máy ảnh Canon
khoảng 20 triệu. Còn đâu là để tiền đấy chi trả cho các thứ lặt vặt
khác. Hè này, mục tiêu phấn đấu của mình là sẽ kiếm tiền mua cái xe mới
đi cho thích.”

Tuy
kiếm được cũng kha khá nhưng nghề này đòi hỏi sự kiên trì, chịu khó và
đôi khi cũng có nhiều nguy hiểm. Hưng kể rằng, suýt nữa đã gặp tai nạn
khi đang trên đường đi công tác. Số là mỗi lần đi công tác tại Nam Định
thì 2 anh em đều đi xe máy từ Hà Nội xuống, trong một lần đang đi trên
đường từ Hà Nam về Nam Định thì bị một xe khách chạy ngược chiều bất ngờ
lấn sang làn đường để tránh công an, may mà Hưng phản ứng nhanh, lách
kịp vào sát đường mép đường, không thì đã xảy ra tai nạn.

Cũng
nhiều lần, phải đi công tác một mình, Hưng phóng xe từ Nam Định về
trong tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ. Đi 3 tiếng trên đường không nghỉ
ngơi, với quãng đường hơn 130km (từ bãi biển Thịnh Long) về đến Hà Nội.
Chính vì buồn ngủ mà cũng mấy lần Hưng suýt bị tai nạn. Cũng may là từ
lần đó Hưng quyết định không tự lái xe đi xuống các tỉnh nữa mà cho hẳn
xe máy lên xe khách. Tuy mất thêm tiền nhưng bù lại sẽ được an toàn và
yên tâm hơn.

Theo Infonet

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng