Hụt hơi sau cánh cửa đại học

29/06/12, 08:20 Cuộc sống

Không bắt kịp đà chạy

Vượt qua 12 năm học tập, cùng giai đoạn thi cử căng như dây đàn, chính khi nhận được giấy báo nhập học cũng là lúc teen cho mình quyền ăn chơi thả cửa để bù lại. Không sai, khi bạn cần ăn mừng thành công bước đầu của mình, một chuyến phượt cùng bạn bè, hay vài bữa tiệc chiêu đãi nhỏ không ảnh hưởng gì cả. Nhưng sẽ là vấn đề khi bước vào học kỳ 2 của năm học rồi mà đầu óc bạn vẫn chưa kịp thích nghi, vẫn mang tâm lý hưởng thụ chiến thắng thì nguy đấy.

K.Long (SV năm 1 ĐH NH) kể: “Do điểm đầu vào của tớ khá cao, cộng với việc được gia đình khen ngợi, bạn bè ngưỡng mộ suốt thời gian dài, nên hầu như cả năm 1 tớ có học hành gì đâu. Đến khi nhận giấy điểm rớt 5/8 môn mới giật mình. Có thể điểm thi bạn cao, nhưng bắt đầu cuộc chạy thì mọi người đều cùng xuất phát điểm thôi”. Đừng để mình ngủ quên trong chiến thắng quá lâu teen nhé!

Chơi nhiều hơn học

Vì môi trường đại học có nhiều điểm khác so với khi bạn học phổ thông, thầy cô cũng thoải mái hơn trong chuyện đến lớp. Nên không hiếm để bắt gặp từng tốp sinh viên tụm năm tụm bảy trong quán thay vì đến lớp đầy đủ.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát cũng chỉ dừng lại ở chuyện điểm danh và với sự mưu mẹo của các tân binh này thì qua mặt giảng viên cũng gọn thôi. Với các môn chuyên ngành còn đỡ, chứ các buổi học Triết học hay Kinh tế chính trị, số lượng sinh viên chỉ lác đác đếm trên đầu ngón tay.

H.Tuấn (SV năm 2 ĐH VL) nói: “Lớp chỉ thật sự sôi động khi gần ngày thi thôi. Mượn tập mượn vở photo để học, học không kịp thì có cái để vào phòng… mà thi, chứ sinh viên có đứa nào mà không cúp học một vài tiết đâu!”


Ngồi không đúng chỗ

Dường như gánh nặng của việc thi đậu đại học dồn quá sức lên teen, cộng với công tác tuyên truyền hướng nghiệp ở nhiều nơi chưa thật sự tốt, nên việc định hướng tương lai của teen đôi khi chỉ đơn giản vài lý do kiểu như: “Nhà tớ ai cũng làm giáo viên, nên tớ cũng thi Sư phạm”, “Thi Kinh tế ra trường kiểu gì cũng có việc”, “Chọn ngành này, trường này cho… dễ đậu”…

L.Tú (SV năm 1 ĐH KHXHNV) tâm sự: “Lúc đầu nghe bảo ngành Đông Phương học ít người thi, lại có cơ hội đậu cao, trường này cũng thuộc Đại học Quốc Gia… Nhưng vào học rồi mới thấy mình không có khả năng, cũng không đủ đam mê. Nên bây giờ vừa phải cố gắng cày cho đủ điểm trên lớp, buổi tối tranh thủ đi luyện thi lại”.

Khi nhìn vào con số thống kê 90% sinh viên ra trường làm trái ngành, thậm chí cả các công việc chân tay, bạn nghĩ sao?

Hãy lắng nghe điều gì chính bản thân bạn muốn nhé teen!

Ham làm hơn ham đến lớp

Đương nhiên, khi bạn thu xếp được thời gian và tìm được một công việc hợp lý, thì chuyện đi làm thêm sẽ giúp ích rất nhiều trọng chuyện cải thiện sự tự tin, kinh nghiệm lẫn tài chính của bạn. Nhưng nếu vẫn còn loay hoay với rất nhiều bài vở, teen nên nhớ đâu là nhiệm vụ chính của mình mà chú tâm vào nhé, bạn đầu tư thời gian lâu dài cho kiến thức cũng là một cách sẵn sàng để bước đi vững vàng hơn về sau.

Đã rất nhiều teen rơi vào cái vòng luẩn quẩn của việc làm thêm – kiếm được tiền – bỏ bê việc học – hết tiền vì học lại. D.Tùng (SV năm 3 ĐH Bách Khoa) được bạn bè nhận xét rằng: “Xét về kinh nghiệm thực tế Tùng hơn hẳn bạn bè, nhưng việc Tùng bỏ hẳn việc lên lớp để đi kiếm tiền và kinh nghiệm thì cũng không ổn. Dẫu biết rằng nhà tuyển dụng đánh giá cao yếu tố kinh nghiệm này, nhưng dù sao thì tấm bằng chuyên môn be bét vẫn sẽ khiến người ta nghĩ lại”.

Cày cuốc rất nhiều để “giật gấu vá vai” như thế thì không nên chút nào nhỉ?

Nếu kịp nhận ra bản thân mình có những suy nghĩ không ổn, teen mau mau tỉnh lại để lấy kịp đà chạy trên con đường học vấn còn dài này nhé.

(kenh14.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng