Pháp Luân Công và cuộc sống

13/05/12, 20:46 Trung Quốc

Trên thế giới Pháp Luân Công như thế nào, nó tồn tại ra sao? Có thể tìm thấy ở đâu, và trong hình thức gì? Và nó có thay đổi nhiều sau nhiều năm hoặc trong hoàn cảnh khác?

Địa điểm [tập luyện] đầu tiên mà bạn tìm thấy Pháp Luân Công vào những năm 1990 ở Trung Quốc, bây giờ ở trên khắp thế giới hầu hết cũng vẫn như thế , nhất là ở các công viên. Tới năm 1997 hàng chục triệu công dân Trung Quốc vẫn tới công viên vào lúc bình minh, tập hợp lại để thực hiện các bài tập Pháp Luân Công cùng nhau thành nhóm ở các cỡ khác nhau. Trong một công viên điển hình ở Bắc Kinh, bạn có thể thấy một nhóm nhỏ khoảng mười người ở bên cạnh những cây thông đứng thành một vòng tròn, hoặc khoảng 200 người đứng thành hàng trên một khu đất rộng rãi. Có thể nghe thấy tiếng nhạc nhẹ nhàng chỉ đạo các bài tập thoảng trên khắp công viên.

Thật ngạc nhiên là bạn sẽ không thấy Pháp Luân Công trên các bảng thông cáo hoặc các tài liệu quảng cáo, bởi vì môn luyện tập này tránh việc sử dụng các phương tiện quảng cáo truyền thống mà sử dụng cách thức tự nhiên, không quá sôi nổi: truyền miệng cho nhau. Thực tế, các cuộc điều tra đã thấy rằng rất nhiều nếu không nói là hầu hết học viên ở Trung Quốc đã tham gia luyện tập sau khi thấy bạn mình hoặc họ hàng nhận được lợi ích từ việc luyện tập Pháp Luân Công và muốn thử luyện tập. Một loạt các báo cáo tích cực, một số nêu chi tiết các lợi ích thần kỳ về sức khỏe, đã giúp lan truyền rộng rãi hơn sự quan tâm chú ý trên khắp Trung Quốc.

Một thể hiện chính khác của Pháp Luân Công mà bạn đã có thể thấy ở Trung Quốc là các hội thảo “chia sẻ kinh nghiệm” Pháp Luân Công. Rất nhiều vùng tổ chức các diễn đàn định kỳ, không chính thức gồm các học viên và những người quan tâm khác để trao đổi ý kiến và kinh nghiệm luyện tập và cổ vũ những người khác trên con đường tu luyện.

Mặc dù ngày nay không có thể thấy được những điều này ở Trung Quốc, nhưng bảy năm tồn tại đầu tiên của Pháp Luân Công chủ yếu dưới những hình thức này, và nhanh chóng thu hút khoảng 100 triệu người.

Ngày nay Pháp Luân Công vẫn được luyện tập rộng rãi và được chính quyền ủng hộ trên khắp thế giới, ở hơn 70 nước. Ở một số nơi, ví dụ như ở Đài Loan – nơi có di sản văn hóa truyền thống giống Trung Quốc ở một mức độ nào đó – hàng trăm ngàn người đã tập luyện Pháp Luân Công trong những năm gần đây. Thực tế, nhiều công viên Đài Loan là một bản thu nhỏ các công viên tại Trung Quốc một thập kỷ trước.

Từ năm 1995, Pháp Luân Công cũng đã được luyện tập trên khắp châu Âu và châu Mỹ, vào những năm sau là châu Úc, Nam Mỹ, Ấn độ, châu Phi và những nơi khác.

Trong khi Pháp Luân Công có thể thường được thấy trong các công viên và các khu giải trí tương tự tại những châu lục trên, cũng vẫn có thể thấy nó ở các trung tâm cộng đồng, sân của các trường học, các công ty, các gian hàng bán thức ăn, các trung tâm thích hợp, trong các thư viện, các trung tâm cao cấp, trong các sân sau nhà tư nhân.

Từ năm 1999, khi sự đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung Quốc, môn đồ và những người ủng hộ môn luyện tập này đã có nhiều nỗ lực để cộng đồng biết về sự bất công và những đau khổ đang diễn ra ở nơi Pháp Luân Công được sinh ra.

Theo mạch này, có một cơ hội tốt để gặp những người Pháp Luân Công ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, ví dụ như trên góc phố của một trung tâm thành phố đang phát tài liệu thông tin, hoặc đang đứng im cạnh đại sứ quán Trung Quốc, phản đối hòa bình. Nhiều người ở đây đang kêu gọi, và họ làm rất nhiều. (Xem “Phản đối chính đáng”)

Trong những năm gần đây, nhiều người quan tâm tới Pháp Luân Công đã tham dự vào các buổi diễu hành, các hội chợ văn hóa, và nhiều dạng thức kỷ niệm di sản Trung Quốc. Điều này bắt nguồn từ sự phát triển những quan tâm trong Pháp Luân Công về việc hồi phục và chia sẻ lẫn nhau về văn hóa truyền thống và các giá trị Trung Quốc cổ. (Xem “Hồi phục Văn hóa”)

Ngày nay, bạn cũng có thể thấy một học viên Pháp Luân Công đang múa một điệu “múa quạt” thanh nhã trong trang phục truyền thống tha thướt khi bạn đang suy ngẫm lặng lẽ ở một góc yên tĩnh của công viên. Cũng đều như vậy, lý lẽ bên dưới của những biểu hiện công cộng là như nhau: chia sẻ sự hạnh phúc – sức khỏe, cái đẹp và cái tốt – với những người khác mà cũng sẽ có thể có lợi ích tương tự.

Với những hoạt động cộng đồng này và các hoạt động cộng đồng khác, nhiều học viên hoặc nhóm học viên Pháp Luân Công đã nhận được hàng loạt các lời ca ngợi và phần thưởng.

Bài liên quan:

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?