Người lùn bị trưng bày ở sở thú – bi kịch đầu thế kỷ 20

02/05/12, 17:27 Cuộc sống

Du khách la hét, chế giễu, trêu chọc người lùn và lấy đó làm niềm vui lớn… để rồi, người lùn đã tự kết liễu đời mình.

Chế độ nô lệ chính thức sụp đổ năm 1861 dưới thời kì tổng thống Mĩ Abraham Lincoln với bản tuyên ngôn Giải phóng nô lệ, chấm dứt hoàn toàn tư tưởng phân biệt chủng tộc với những người da đen – từng bị coi như một món hàng trên toàn thế giới. Thế nhưng, những tàn dư của chế độ này vẫn còn “văng vẳng” đâu đó trong xã hội thời kì đầu thế kỉ 20. Lúc đó, nhân quyền có vẻ bị coi như là một trò đùa mà câu chuyện của người nô lệ châu Phi Ota Benga dưới đây là một ví dụ điển hình. 
 
Hình ảnh của Ota Benga.
 
Nhân vật chính của câu chuyện là Ota Benga – một người Mbuti lùn – một bộ lạc của châu Phi vốn sinh sống ở Congo. Ota Benga sống vào khoảng đầu thế kỉ thứ 20, tại vùng đất bị vua Bỉ Leopold kiểm soát. Sau một vụ thảm sát man rợ nhằm chiếm rừng cây cao su, vợ Benga đã bị giết cùng với rất nhiều người trong bộ tộc. Rất may, Benga đã thoát chết vì khi ấy anh đang có chuyến đi săn.
 
Tuy nhiên, ngay sau khi Ota Benga trở về, anh đã bị bắt như một nô lệ (thật khó hiểu khi mà chế độ nô lệ đã bị xóa bỏ vào thời điểm bấy giờ). Anh được bán cho nhà truyền giáo kiêm tiến sĩ tên Samuel Verner với một cái giá rẻ mạt: một ít vải và chút muối. Trước đó, Verner đã kí hợp đồng với Hội chợ Thế giới Saint Louis cho việc tìm kiếm những gì độc đáo để trưng bày tại hội chợ. Kết quả là, Benga bị bắt và bị bán với mục đích vô nhân tính ấy cùng với 4 người lùn Batwa và 5 người thổ dân khác.
 
Benga và 4 người lùn Batwa.
 
Tại hội chợ, Benga là người nổi tiếng nhất, anh được miêu tả như là “sinh vật ăn thịt ở châu Phi duy nhất đã có mặt ở Mĩ” và có bộ răng nhọn hoắt vô cùng đặc biệt. Bộ răng đó là một tập tục kì lạ trong bộ lạc anh. Lần ấy, cả nhóm người của Benga bị đối xử man rợ như những người nguyên thủy hay kẻ tù nhân. Kết thúc hội chợ, họ quay về Congo, Benga đã tái hôn nhưng thật không may, một tai họa khác lại ập đến khi vợ Benga bị rắn cắn mà chết. Anh quyết định đi theo Verner về lại Mĩ bởi châu Phi không còn thứ gì đủ sức níu giữ anh.
 
Viện bảo tàng – nơi mà Benga đã bị trưng bày sống.
 
Verner gặp khá nhiều khó khăn ở Mĩ nên ông đã quyết định cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên “thuê” Benga làm vật trưng bày sống trong bảo tàng. Điều này đã đi ngược lại tuyên ngôn về nhân quyền. Trong sự im lặng của bảo tàng, Benga “bị trưng bày” trong phòng kính, đi lại quanh đống lửa giả, ăn thịt đứa bé giả cho khách tham quan xem. Anh “vô tình một cách sắp đặt” trở thành mồi câu khách của viện bảo tàng.
 
Verner vẫn tràn ngập trong nợ nần, cuối cùng ông ta quyết định bán Ota Benga cho vườn thú Bronx, New York. So với bảo tàng, ở đây Benga cảm thấy “tự do” hơn song đây lại là điểm bắt đầu cho chuỗi các cảnh tượng dã man và thương tâm sau này. Vào ngày Chủ nhật, 9 tháng 9 năm 1906, tại khu nhà lồng giam khỉ của sở thú Bronx, các du khách đọc một bảng quảng cáo còn ướt nước sơn như sau: “Người lùn Phi châu, Ota Benga, 23 tuổi, cao 4 feet 11 inches (khoảng 1,4m), nặng 103 pounds (khoảng 46kg). Tiến sĩ Samuel Verner mang về từ sông Kasai, Congo, Phi Châu. Triển lãm vào tất cả các buổi chiều trong tháng 9”.

Ota Benga với bộ răng mài nhọn – một tập tục kì lạ.

Đằng sau tấm bảng quảng cáo là một cái nhà lồng khỉ thật lớn, mà trên nền nhà, người ta rắc một ít xương như để nhấn mạnh tình trạng còn man rợ của một người đàn ông bé xíu, đang ngồi trên võng, mặc một cái áo khoác và một cái quần, nhưng chân không có giày, đang bện một tấm chiếu, thỉnh thoảng đứng lên để bắn vài mũi tên vào một đống rơm bên cạnh. Một con đười ươi cũng được nhốt chung chuồng với người đàn ông bé xíu này. Khi người này và con đười ươi chơi đùa, đuổi bắt nhau là lúc đám đông đứng ngoài thưởng ngoạn và reo hò vỗ tay thích thú.
 
Bình luận về sự kiện này, tờ New York Times đã từng viết bài với tiêu đề lớn: “Người rừng ở chung với khỉ tại sở thú Bronx”. Đáng ngạc nhiên hơn là hành động trên của giám đốc sở thú William Hornaday được khuyến khích bởi một số nhà nhân chủng học mà tiêu biểu là Madison Grant. Ông cho rằng, đây là cơ hội để công chúng thấy được sự khác nhau giữa các chủng tộc người trên thế giới và so sánh sự giống nhau giữa động vật linh trưởng với người.
 
Chắc hẳn ai cũng hiểu tâm trạng của Benga lúc đó. Tưởng tượng xem, vào ngày Chủ nhật hàng tuần, có tới hơn 40.000 du khách tới sở thú và điều họ làm chỉ là đến xem người đàn ông hoang dã tới từ châu Phi. Họ tới đây, la hét, chế giễu, trêu ghẹo và thậm chí, chọc vào mạng sườn Benga rồi lấy đó làm niềm vui lớn. Và rồi những hành động vô lương tâm, coi thường con người ấy đã bị cả xã hội lên án. 
 
Trước sức ép từ dư luận và ngay cả những phản ứng yếu ớt của Benga, chủ vườn thú đã phải chuyển anh ra khỏi cái lồng khỉ, sau này được giao cho mục sư H.James Gordon – người đưa Benga vào trại mồ côi. Để thoát khỏi sự chú ý của phương tiện truyền thông, Benga lưu lạc và chuyển đến rất nhiều chỗ như Lynchburg, Virginia… Răng của anh cũng được mài lại cho hết nhọn và được ăn mặc theo phong cách người Mĩ. Tiếng Anh của Benga dần dần được cải thiện trong môi trường giáo dục và anh bắt đầu làm việc tại một nhà máy sản xuất thuốc lá, nhưng ước mơ cháy bỏng trong Benga vẫn là quay lại quê hương châu Phi. 
 
Nhưng vì ước mơ trở lại cố hương không thể trở thành hiện thực do Thế chiến thứ nhất nổ ra, Benga chán nản và ngày 20/3/1916, sau khi làm một nghi lễ đặc biệt có vẻ như là truyền thống bộ lạc, người lùn Ota Benga đã kết liễu cuộc đời mình bằng một khẩu súng lục.
 
Trên thế giới, thực ra đã có rất nhiều những tình cảnh tương tự, những sở thú hội chợ trưng bày thổ dân, nhất là trong giai đoạn thế kỉ 20. Thật đáng sợ! Nhưng liệu Ota Benga có phải là người duy nhất chịu cảnh bị xúc phạm nhân quyền như vậy hay đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi bí ẩn khổng lồ? Bóng ma nào đang đùa giỡn với lịch sử chân thật của loài người? Đây vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
 
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: CNN/TFP History, The Guardian/Culture, Michele Collet, EG.

>>Địa ngục trần gian ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?