Thú ‘mua vui’ độc ác của ông hoàng Ngọa Triều

19/01/12, 08:29 Cuộc sống
Lê Long Đĩnh (còn gọi là Lê Ngọa Triều) được coi là vị hoàng đế độc áo,
tàn bạo, bệnh hoạn, thích giết người, nhìn thấy máu chảy… trong lịch sử
các triều đại phong kiến Việt Nam.
Là con trai thứ 5 của Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) và bà Chi hậu Diệu Nữ, Lê Long Đĩnh làm vua được 4 năm thì qua đời, thọ 24 tuổi. Sử sách ghi: Đó là ngày Tân Hợi tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) – đánh dấu sự kết thúc của triều Tiền Lê, nhưng khai sáng vương triều Lý.

Tượng Vua Lê Long Đĩnh (986 – 1009).

Cũng theo sử sách, sau khi Vua Lê Đại Hành mất, bốn hoàng tử tranh giành ngôi trong 8 tháng. Năm 1006, Lê Long Việt, anh cùng mẹ của Long Đĩnh giành được ngôi vua, lấy hiệu là Lê Trung Tông. Tuy nhiên, chỉ 3 ngày sau đó, Long Đĩnh đã làm binh biến, giết chết anh để giành ngôi.

“Lấy sự giết người làm trò chơi”

Trong suốt thời gian trị vì, Vua Lê Long Đĩnh để lại trong dân gian hình ảnh của một hôn quân, lấy việc tra tấn người làm thú vui tiêu khiển. Ông đã nghĩ ra nhiều cách tra tấn dã man để hành hạ người phạm tội, kể cả tội nặng và tội nhẹ.

Trong cuốn Việt Nam sử lược, nhà sử học Trần Trọng Kim đã đúc kết toàn bộ sự nghiệp của ông vua cuối cùng nhà tiền Lê: “Long Đĩnh là người bạo ngược, tính hay chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa. Khi đã giết anh rồi, lên làm vua thường cứ lấy sự giết người làm trò vui: có khi những tù phạm phải hình, thì bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt sống; có khi bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống sông. Làm những điều ác như thế thì lấy làm thích chí. Một hôm lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười. Còn khi ra buổi chầu, có ai tấu sớ điều gì thì cho những thằng hề nói khôi hài hay là nhại tiếng làm trò”.

Sách Đại Việt sử lược cũng viết: Phàm đánh trận, bắt được quân địch thì Long Đĩnh cho áp giải đến bờ sông. Lúc nước thủy triều rút xuống thì sai làm cái chuồng dưới nước, rồi đuổi tù binh vào trong chuồng. Khi nước thủy triều dâng lên, tù binh ngộp hơi thì hả miệng ra rồi uống nước mà chết… Vua còn bắt tù nhân treo lên cây cao rồi sai người ở dưới chặt cây. Có khi nhà vua đi chơi ở sông Chi Ninh, sông có nhiều thuồng luồng, bèn trói người ở một bên ghe, rồi cho ghe qua lại ở giữa dòng nước, khiến cho thuồng luồng sát hại đi…
 
Không dừng ở đó, Vua Lê Long Đĩnh còn có một quy định bất thành văn là những con vật (nuôi để cúng tế) đem cung cấp cho nhà bếp, trước tiên phải sai người khiêng vào để tự tay nhà vua đâm chết, rồi sau mới giao cho người nấu. Hoặc đêm đến, Vua sai làm thịt mèo để cho các tướng vương xơi. Ăn xong vua đem đầu mèo bày ra, các tước vương đều mửa thốc mửa tháo…

Ác giả ác báo?

Liệu có phải Vua Lê Long Đĩnh quá tàn độc, cộng thêm chứng hoang dâm vô độ nên cuộc đời gắn liền với biệt danh “Ngọa Triều Hoàng đế”? SáchKhâm định Việt sử thông giám cương mục ghi rằng, Long Đĩnh bị bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, mà phải nằm nghe các triều thần tâu trình việc nước.

Thế nhưng, trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, sử gia Ngô Thì Sĩ lại cho rằng, tên gọi “Ngọa triều Hoàng đế” xuất phát từ việc Lý Công Uẩn đặt… cốt bôi nhọ Lê Long Đĩnh, để ông vua này mãi mãi mang tai tiếng trong lịch sử và với hậu thế.

Để minh chứng cho điều này, một số tài liệu đã nêu rõ chi tiết bệnh tật mâu thuẫn với các cuộc chinh phạt của Vua Lê Long Đĩnh – trong 4 năm tại vị, có 5 lần thân chinh cầm quân ra ngoài đánh giặc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lần đầu năm 1005 dẹp tan bạo loạn giữa các anh em thu phục mọi người. Từ đấy về sau, các Vương và giặc cướp đều hàng phục. Lần thứ hai (1005), khi quan quân đang đánh nhau với người ở trại Phù Lan, chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp, đã đến cửa biễn Thần Đầu (Ninh Bình), vua về đến sông Tham, đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long. Lần thứ ba (1008), đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long. Lần thứ tư (1008), đánh giặc ở Hoan châu và châu Thiên Liêu. Lần thứ năm (1009), vào tháng 7, vua đi đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà (nay là Nghệ An – Hà Tĩnh).

Theo đó, thời gian của trận chiến cuối cùng mà vua Lê Long Đĩnh tham dự trước khi chết là 3 tháng. Để thực hiện được những cuộc chinh chiến liên miên, lâu dài và thành công như vậy, chắc chắn nhà vua phải có một sức khỏe thật tốt, nên nói Long Đĩnh đau bệnh trĩ, lâm triều phải nằm là chuyện cần phải xét lại…

Như vậy, chưa hẳn vì bị trĩ nặng mà Vua Long Đĩnh mang tên Ngọa Triều. Song một điều rõ rằng, ông vua cuối cùng của triều Tiền Lê quá tàn ác, dã man, nên hình ảnh của ông bị bóp méo… âu cũng là chuyện thường tình.

                                                                                        Theo báo đất việt 

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

    Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà