Tàu Queen chìm vì chở quặng Nickel?

30/12/11, 09:50 Tin Tổng Hợp

Một chuyên gia đã gửi đến VietNamNet bản phân tích, nhận định của anh về việc tàu Queen bị chìm. Theo phân tích của độc giả này, việc tàu chìm là do chở quặng Nickel Ore – loại hàng rắn rời được xếp vào rủi ro nhóm A do tính chất hóa lỏng của nó khi độ ẩm cố hữu đạt trên 10%.

Do cộng hưởng của nước trong hầm hàng?

Một chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực cho thuê, mua bán tàu, chuyên chở hàng hoá phân tích: khi biết được thông tin tàu Queen “mất tích một cách bí ẩn”, tôi thấy vô cùng ngạc nhiên và bức xúc khi biết tàu chở quặng Nickel.

Điều ngạc nhiên đầu tiên là vào lúc này không có bão lớn, chỉ gió mùa đông bắc cấp 8-9 biển động nhưng đối với tàu Queen thì gió này chẳng hề hấn gì, thậm chí gió cấp 10-11, nếu thuyền trưởng và đại phó biết cách sắp xếp hàng hoá và hàng hoá không phải là quặng Nicken.

Tàu Queen bị chìm có thể do nguyên nhân chở quặng Nickel? – Ảnh: TP

Vì sao tàu mất tích? Theo suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi thì yếu tố chính là gió mùa Đông Bắc hơi lớn và hàng trong tàu chính là quặng Nickel.

Mùa này vùng biển Luzon hay Việt Nam có gió cấp 7-9 trong những lúc có gió mùa đông bắc là chuyện bình thường, gió này không thể nào đánh chìm được tàu Queen nếu hàng hoá trên tàu không phải là quặng Nickel.

Tàu Queen bị chìm do hiện tượng cộng hưởng của nước trong hầm hàng với gió mùa nên mới bị đắm.

Quặng Nickel rất ẩm ướt, nếu thuyền trưởng/đại phó không kiểm tra kỹ trước khi xếp hàng thì khi hàng xếp lên tàu, nguyên tắc hoá lỏng của quặng Nickel cộng với nước có sẵn trong quặng sẽ thẩm thấu xuống dưới.

Lúc này, hầm tàu giống như đang chở một hỗn hợp lõng giống bùn. Khi có gió làm nghiêng tàu, hỗn hợp này sẽ chảy về một phía theo nguyên tắc bình thông nhau, lúc này tàu sẽ không thể lấy lại tính cân bằng và sẽ nghiêng về một phía cho đến lúc chìm luôn.

Không biết thuyền trưởng/đại phó của tàu Queen có biết điều này hay không hoặc có chịu sức ép nào của chủ tàu hay không? Không biết trên hợp đồng thuê tàu người quản lí tàu có điều khoản là “Thuyền trưởng/ Đại phó có quyền từ chối cho xếp hàng nếu độ ẩm của hàng trên 35%” hay không?

Nếu người khai thác tàu có kinh nghiệm thì trong hợp đồng thuê tàu chở hàng Nickel phải có điều khoản này.

Bởi vì, quặng Nickel là loại hàng rắn rời được xếp vào rủi ro nhóm A do tính chất hóa lỏng của nó khi độ ẩm cố hữu đạt trên 10%.

Đối với tàu của nước ngoài khai thác, khi xếp hàng quặng Nickel thuyền trưởng luôn kiểm tra từng xà lan hàng và họ sẽ từ chối ngay hàng khi độ ẩm vượt quá 35%.

Đây là điều tiên quyết không có khoan nhượng của tàu nước ngoài. Bạn tôi từng phải bồi thường thiệt hại 240.000 USD với một chủ tàu Hy Lạp khi xếp hàng này ở Pomala Indonesia.

Thuyền trưởng nhất định không chịu cho xếp hàng khi độ ẩm hàng vượt 35%. Chủ tàu sẵn sàng đòi tiền tàu quá hạn nhưng họ nhất định không chịu cho xếp hàng vì họ xem mạng sống của thuỷ thủ rất cao và con tàu là tài sản riêng của họ, không phải tàu là của nhà nước như tàu Queen.

Tôi đề nghị cơ quan chức năng, nhất là Bộ trưởng Thăng phải làm đến nơi đến chốn để lấy lại công bằng.

Tiền đóng tàu này là tiền thuế của dân, thủy thủ là công dân Việt Nam, để họ mất tích vì đồng tiền thì không đáng. Hãy làm rõ trách nhiệm từng người vì sao để tài sản lớn và hai mươi ba con người mất tích như vậy?

Hãy xem lại những vụ đắm tàu gần đây nhất là năm ngoái, tàu Nasco Diamond tải trọng 57K DWT của China bị đắm ở biển Nhật Bản cũng nguyên nhân do chở Nickel Ore; tàu Jian Mao 09 của China tải trọng 34K Dwt cũng bị đắm khi đang chở Nickel Ore.

Tại sao ban lãnh đạo Vinalines lại không xem đó là những bài học bổ ích, để lặp lại một thảm kịch khủng khiếp thế này?

Hãy cầu nguyện bình yên cho 23 thuỷ thủ Việt Nam. Hy vọng những chủ tàu khác coi đây là bài học đắt giá để làm tốt hơn sau này. 

Nhiều tai nạn chìm tàu vì chở quặng Nickel đã từng xảy ra

Cũng đồng quan điểm như trên, phân tích trên báo Tiền Phong, kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình, Thành viên Hội Kiến trúc sư Đóng tàu & Kỹ sư Hàng hải Hoa Kỳ (VSNAME), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Biển Việt Nam cũng đưa ra những nhận định tương tự về nguyên nhân tàu Queen bị chìm vì do chở quặng Nickel.

Kỹ sư Đỗ Thái Bình cho rằng, tàu bị tai nạn khi đang chở quặng Nickel khiến tôi nghĩ ngay đến vấn đề đó. Nhiều tai nạn đã xảy ra với tàu chở quặng. Chỉ tính hai năm gần đây, đã xảy ra năm vụ.

Quặng Nickel khi hoá lỏng trông như một hỗn hợp lỏng – Ảnh: TP

Ba con tàu sự cố vào cuối năm 2010 đều là tàu chở xô, tức là những tàu chở hàng không đóng bao, hàng được rót thẳng vào hầm. Ba tàu này đều cùng chở quặng nickel, cùng bốc hàng từ Indonesia, cùng treo cờ Panama nhưng ông chủ thật sự là Trung Quốc. Từ lâu, người ta đã bàn luận nhiều về thứ hàng hóa được coi là nguy hiểm này.

Theo ông Bình, quặng sắt hay quặng nickel bình thường được coi là thứ hàng khô ráo. Nhưng khi quặng hút ẩm, sẽ xảy ra hiện tượng hóa lỏng. Bình thường, các hạt quặng có chứa độ ẩm nhất định. Khi hàng chất đống trong mỏ được đưa tới bến tàu bằng các sà lan hay xe tải rồi từ đó chất đống lên bến cảng vào những ngày mưa gió, độ ẩm sẽ tăng rất cao.

Người ta thường khuyến cáo các thuyền trưởng phải đặc biệt chú ý tới chứng chỉ cho loại hàng này được phép chất lên tàu với giới hạn độ ẩm cho phép vận chuyển. Nhiều khi độ ẩm quặng trong thực tế vượt quá chỉ số ghi trên giấy và vượt quá mức cho phép.

Thông tin từ ông Bình trên báo Tiền Phong cũng nhận định: Khi tàu chạy trên biển, do lắc ngang, lắc dọc, do trồi lên sụp xuống, khoảng không gian giữa các hạt quặng sẽ giảm đi, làm tăng áp suất nước tại các khe trống, và sức kháng của các hạt cũng giảm. Nếu áp suất nước tại các khe trống tăng đủ lớn, quặng sẽ đạt tới một trạng thái gọi là điểm ẩm chảy.

Số hàng quặng khô rời rạc lúc ấy sẽ chuyển sang trạng thái gần như như một chất lỏng vì lực ma sát giữa các hạt đã bị mất đi. Quá trình đó được gọi là quá trình hóa lỏng của hàng quặng.

Và cái gì tới phải tới. Khi trở thành thứ hàng lỏng, có mặt thoáng tự do, hàng sẽ có xu hướng xô về một hướng khi tàu lắc và không quay trở về vị trí cân bằng ở trung tâm nữa. Khi tàu lắc tiếp, quặng lỏng tiếp tục dồn sang một bên, khiến góc nghiêng của tàu tăng nhanh.

Tàu mất ổn định và lật nhào rất nhanh, nhanh đến mức không kịp phát tín hiệu cấp cứu.

Chính vì nguy cơ cao như vậy, để ngăn ngừa tai nạn, tất cả các tổ chức quốc tế như đăng kiểm, bảo hiểm, các hiệp hội nhấn mạnh phải tuân thủ triệt để Luật Quốc tế về An toàn Chở Hàng xô trong đó có những yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm cho phép.

  • Kiên Trung

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi