Thả cá Lòng tong đá bảo vệ môi trường

19/12/11, 16:21 Tin Tổng Hợp

– Hơn 250 con cá Lòng tong đá gây nuôi trong chương trình “Nhân giống và thả cá bản địa về thiên nhiên” vừa được  thả về rạch Cầu Đen (phụ lưu sông Sài Gòn).

 

Tổ chức WAR khuyến khích người dân sử dụng các loài cá bản địa để làm cảnh, phóng sinh nhằm góp phần bảo vệ các loài bản địa, bảo tồn đa dạng sinh học (Ảnh: WAR).  

Sáng 18/12, các thành viên Câu lạc bộ Đạp xe vì Môi trường (C4E) tại TP.HCM dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) đã đạp xe từ Công viên Tao Đàn tới rạch Cầu Đen – một phụ lưu của sông Sài Gòn (Quận 2, TP.HCM) để thả cá bản địa về thiên nhiên.

Hơn 250 con cá Lòng tong đá (Rasbora paviana) đã được thả về rạch Cầu Đen. Những cá thể cá Lòng tong đá này được gây nuôi trong chương trình “Nhân giống và thả cá bản địa về thiên nhiên”.

Theo WAR, Lòng tong là nhóm cá khá phổ biến, có thể sống tại những khu vực có nước chảy mùa mưa và nước tù hãm mùa khô. Cá Lòng tong đá chịu được mức ô nhiễm khá cao, đặc thù của loài này là ăn thức ăn rơi vãi và do vậy, chúng có thể dọn sạch các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt.

Ông Bùi Hữu Mạnh, chuyên gia Bảo tồn của Tổ chức WAR cho biết: “Chúng ta nên dùng các loài cá nội địa để làm cảnh hoặc phóng sinh thay vì các loài cá nhập. Hành động này góp phần phục hồi quần thể cá bản địa”.

Ông Mạnh cũng cho biết, ngày càng có nhiều người dân TP.HCM liên hệ với Tổ chức WAR để nhận các loài cá bản địa về nuôi làm cảnh.

Cũng trong năm 2011,  về những phụ lưu khác của sông Sài Gòn. WAR cho biết, một số loài cá nước ngọt bản địa khác cũng sẽ được thả về thiên nhiên trong thời gian tới. Tổ chức này cho biết sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ mọi tập thể, cá nhân quan tâm đến việc gây nuôi và phóng sinh cá bản địa. 

Chương trình Nhân giống và thả cá bản địa về thiên nhiên được Tổ chức WAR bắt đầu thực hiện từ tháng 2/2010.

Các hoạt động bao gồm nghiên cứu đặc tính sinh học, nhân giống và thả lại một số loài cá bản địa không kinh tế. Nhiều loài cũng có thể được sử dụng làm cá cảnh.

Những loài cá hiện đang được nghiên cứu trong chương trình này gồm cá Lia thia (Betta spp), cá Tam giác (Trigonostigma espei), cá Lòng tong đuôi đỏ (Rasbora borapetensis), cá Thanh ngọc (Trichopsis pumilla)… Những loài cá này được thu giống trong các chương trình khảo sát của Tổ chức WAR tại Vườn Quốc gia Phú Quốc, U Minh Thượng, Sài Gòn…

 Kiều Minh

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi