Chuyện hy hữu về người đàn ông bị cắt trí nhớ (II)

22/05/11, 16:42 Không đặt tên

Theo lời kể của bác sĩ Corkin, cho dù đã được uống không ít biệt dược bổ dưỡng thần kinh, trí nhớ của Henry vẫn không được cải thiện, tệ hơn, những ký ức trước năm 1953 ngày càng phôi phai. Đồng thời thực tế cũng cho thấy: Ở mức độ rất thấp trí nhớ dài hạn của Henry vẫn hoạt động – chắc chắn nhờ việc bác sĩ Scotville đã vô tình bỏ sót một phần vùng hải mã trong khi phẫu thuật cắt bỏ.

Không nhận ra chính mình

Henry ý thức được, thí dụ – sự kiện đã có vụ ám sát Tổng thống John Kennedy, song lại nói rằng, kẻ sát nhân đã bắn vào người khác – khi được yêu cầu kể lại diễn biến sự kiện. Đối tượng đã nhầm chi tiết đó với vụ mưu sát Tổng thống Franklin Roosevelt xảy ra trước đó hơn hai chục năm, khi Thống đốc Chicago đã thiệt mạng oan. Sự kiện này xảy ra năm 1933, chi tiết Henry đó có thể nhớ từ thời thơ ấu và đã vô tình kết nối với vụ ám sát Kennedy.

d
Khi con người bị “cắt” trí nhớ

 

Henry cũng thường xuyên theo dõi bộ phim truyền hình nhiều tập “MagnumP.1” và đã liên tưởng rằng, tên phim là tên thám tử. Thế nhưng anh không bao giờ có thể nhận ra bác sĩ Corkin. Khi Corkin hỏi anh rằng bà là ai, Henry hồn nhiên trả lời: “Có vẻ nhìn hơi quen” và “Chắc là bạn học thời phổ thông”(!).

Có lần Corkin đưa cho Henry xem bức ảnh mới chụp của mẹ anh, khi ấy đã rất già cùng Henry đứng bên cạnh. Anh nhận ra mẹ, song không nhận ra mình(!). Với câu hỏi, ai đấy, Henry trả lời, hẳn là bố của mẹ (?). Rõ ràng, Henry không thể nhớ được những thay đổi hình dạng của chính mình – anh chỉ nhớ gương mặt mình từ thời tuổi trẻ. Căn phòng, mà anh đã sống trong những năm 70 cùng với mẹ có dáng dấp như căn phòng từ những năm 40. Nghe những giai điệu sắc lẹm nhạc rock and roll, Henry vẫn tin đó là nhạc swing êm đềm.

Thế nhưng các trắc nghiệm lại cho thấy, Henry có khả năng gom nhặt một số năng lực nhất định. Một trong số đó là bài tập vẽ lại những đường thẳng nối giữa các cạnh trùng nhau của ngôi sao nhỏ và ngôi sao lớn. Cho dù lần thứ hai giải lại cùng một bài tập, Henry quên hẳn trước đó đã làm thế nào. Những nghiên cứu này đã xác nhận thực tế: vẫn tồn tại cái gì đó như việc gom nhặt một cách vô thức những năng lực vốn xuất hiện theo cách khác so với sự ghi nhớ một cách có ý thực những sự kiện hay thông tin khác.

Trái lại, những giấc mơ của Henry dường như lại khẳng định rằng, qua giấc ngủ chúng ta lưu giữ những gì đã thâm nhập vào trí nhớ dài hạn của mình. Đánh thức Henry vào giữa đêm và hỏi anh trước đó giây lát đã mơ thấy gì. Câu trả lời lúc nào cũng là những hình ảnh liên quan đến những sự kiện từ thời trước phẫu thuật.

Lạc vào thời gian

Corkin nghiêm cấm người ngoài giới khoa học tiếp xúc với Henry. Nhà báo duy nhất may mắn tiếp xúc với bệnh nhân H.M nổi tiếng là Philip Hilts, phóng viên khoa học của nhật báo “Washington Post” và “ New York Times”. Lần đầu tiên tôi nghe một người quen nói về anh ta: Vì hậu quả một ca phẫu thuật, có bệnh nhân đã bị mất trí nhớ và buổi sáng thức dậy đều không biết đó là ngày nào, năm nào. Đã nhiều năm chỉ có một hộ lý chăm sóc, nhưng người phụ nữ này hôm nào cũng phải tự giới thiệu, mình là ai, bởi anh ta hoàn toàn không nhớ gì hết –  nhà báo Hilts kể lại.

d
Henry đã không nhận ra chính mình trong những bức ảnh như thế này

 

Thời gian ngắn sau đó Hilts lẻn vào hội trường Viện nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia ở ngoại ô Washington để nghe bài thuyết trình của bác sĩ Corkin về hiện tượng H.M. – Ngay khi bác sĩ Corkin kết thúc bài giảng, tôi đã đến gần bà và hỏi về Henry. Bà lập tức bỏ đi. Thái độ bất thường của Corkin càng kích thích trí tò mò của tôi. Tôi biết, các nhà khoa học vẫn thường né tránh giới báo chí, bởi họ có mặc cảm, phần lớn nhà bào là những kẻ kiến thức hạn chế nhưng lại thích viết nhiều. Vậy nên tôi quyết tâm chứng tỏ với bác sĩ Corkin, tôi là nhà báo nghiêm túc và đứng  đắn. Tôi đã tìm đọc tất cả bài viết khoa học của bà và tất cả tài liệu liên quan đển chủ đề H.M. Đầu thập kỷ 90, khi tôi may mắn được nhận  học bổng của Boston, tôi đã chăm chỉ đi nghe tất cả bài giảng của bác sĩ Corkin cho sinh viên MIT. Nỗ lực chinh phục lòng tin của bà đã ngốn mất của tôi thời gian vài năm, song cuối cùng tôi đã đạt được mục đích. Đến một ngày bác sĩ Corkin bất ngờ tiết lộ với tôi rằng. Henry hiện đang có mặt tại MIT và bà có thể tổ chức cho tôi tiếp xúc – Hilts kể tiếp.

Ngay lần gặp mặt lần đầu tiên Hilts nhớ H.M là người đàn ông có thân hình lực lưỡng, gương mặt dễ mến đến mức ngây ngô và lúc nào cũng cảnh giác quan sát chung quanh. Henry liên tục cố gắng nắm bắt những chỉ dẫn nào đó khả dĩ cho phép định hướng, cho dù khái quát, tình huống thực tại. Trí tuệ của Henry không đổi, vậy nên anh ta tự xoay sở theo khả năng có thể – liệu những người này đến với mình vì mục đích đặc biệt, liệu mình đã biết họ, mình đang ở đâu, những câu hỏi của họ có ý gì?

Có thể sự liên tục thiếu hụt định hướng trong thời gian đã làm cho Henry đặc biệt thích thú trò chơi giải ô chữ. Đã biết nguyên tắc, Henry có thể định vị, chỗ nào không điền thêm từ. – Henry khao khát thả neo vào thời gian một cách vô vọng. Vì thế có lần tôi đã đưa Henry về ngôi nhà xưa và ngôi trường Henry từng học ngày còn bé. Henry đã tỏ ra hết sức sung sướng, bởi anh đã tìm thấy một nơi trên Trái đất này chứa đựng những đồ vật mà bản thân đã nhận ra – Hilts kể.

Cũng còn vấn đề khác với Henry: không thể thiết lập mối quan hệ thân mật với anh. Bởi làm sao có thề kết bạn khi mà cứ mỗi lần gặp tiếp theo lại nghĩ như mới gặp lần đầu? Bà mẹ Henry thật thà bộc bạch: Việc chăm sóc con trai hết sức mệt mỏi, bởi trẻ sơ sinh còn có cảm giác thời gian.

Kết cục buồn của thí nghiệm khoa học

Sau ngày bố mẹ qua đời, Henry cô độc hoàn toàn. Anh sống trong nhà dưỡng lão. Mỗi buổi sáng lại ngạc nhiên trước gương mặt nữ hộ lý “mới”. Corkin rất cũng quan tâm đến Henry. Henry tự ý thức đến mức độ nào về tình trạng sức khỏe của mình và có thể sống ra sao? Thỉnh thoảng anh thốt ra những câu chứng tỏ phong độ tồi tệ của mình: Tôi cảm thấy mình tự xoay sở kém hẳn mọi người; tôi thất vọng về mình và cảm thấy vô tích sự; tôi không nhìn thấy bất cứ tia hy vọng nào.

Tuy nhiên không thể nói rằng Henry bị trầm cảm. Rất hiếm khi Henry tỏ ra hung hãn với mọi người hay bản thân. Chắc chắn những tình cảm tiêu cực cũng chớp nhoáng bay khỏi trí nhớ của Henry giống như tất cả thông tin khác. Và có thể bản tính tử tế bẩm sinh và câu nói nhắc lại như con vẹt rằng, bản thân cảm thấy sung sướng vì những nghiên cứu mà bản thân tham gia sẽ phát huy tác dụng tích cực với những người cùng cảnh ngộ đã cứu sống Henry.

Cũng không có cách nào chối bỏ câu hỏi về trách nhiệm của những bác sĩ, đặc biệt trách nhiệm của bác sĩ phẫu thuật William Scotville đối với số phận bi đát của Henry. Liệu thủ thuật đã được tiến hành với Henry có thực sự cân thiết? Liệu trước khi đặt mũi khoan vào hộp sọ bệnh nhân, Scotvelle có ý thức được những hậu quả việc làm của mình? Philip Hilts, nhà báo đã viết cuốn sách “Ghost’s Memory” về H.M (Hollywood đã mua bản quyền làm phim), chưa kịp tiến cận với bác sĩ Scotvelle và lắng nghe lý lẽ của ông, bởi bác sĩ này đã đột ngột tử nạn trong vụ va quẹt xe hơi vì chạy quá tốc độ vào năm 1982.

Henry qua đời ngày 2/12/2008. Với sự trợ giúp của thiết bị chiếu chụp hiện đại nhất các nhà khoa học Mỹ còn scan não bộ bệnh nhân suốt cả đêm sau đó. Bác sĩ Corkin quyết định, bộ não Henry sẽ được lấy ra khỏi hộp sọ và bảo quản toàn bộ dành cho những nghiên cứu tiếp theo. Vậy là “kho vàng” Henry không có cơ hội yên thân, thậm chí cả sau khi đã vĩnh viễn ra đi.

(Theo Ngọc Báu – Tri Thức Trẻ/Medic)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng